Về Hội An dựng nêu đón Tết

VOV.VN - Dựng cây nêu ngày Tết là tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng vào dịp Tết nguyên đán.

Bắt đầu từ Tết Nhâm Thìn - 2012, lần đầu tiên thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thi dựng cây nêu ngày Tết. Kể từ đó, cứ đến ngày 25 tháng Chạp, hơn 50 đình chùa, nhà thờ, miếu mạo và cả những nhà hàng phục vụ cho người nước ngoài trong phố cổ đồng loạt dựng nêu đón Tết.

Từ xa xưa, cây nêu được xem là biểu tượng thiêng liêng tránh những xui xẻo, đem lại may mắn cho mọi người trong năm mới. Việc duy trì hoạt động này tại Hội An đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc.

Cây nêu được dựng tại đình làng ở Hội An ngày Tết.

Ông Trần Di Năm, Trưởng Ban Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đình làng Sơn Phong, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An cho biết, cây tre được chọn làm cây nêu là loại tre già, thẳng, lóng tre đều và không cụt ngọn. Trên ngọn để nguyên chùm lá tươi. Để giữ cho cây nêu thẳng đứng người ta thường dùng 3 dây giằng được làm bằng dây thừng buộc vào cọc tre hoặc cọc sắt.

Lá phướn ngày xưa làm bằng giấy. Ngày nay, lá phướn có thể được thay thế bằng vải màu đỏ, bên trên viết các câu chữ mang ý nghĩa tốt đẹp nhằm chúc mừng năm mới như: Tân niên kính chúc quốc thái dân an phong điều vũ thuận hoặc chúc mừng năm mới an khang thịnh vượng... Lá phướn được treo cùng vị trí với cờ hội buông xuống bên dưới.

Ông Trần Di Năm cho biết, ngày xưa trên cây nêu thường treo chuông đất, khánh sành nhưng nay đã thay thế bằng chuông gió. Dụng cụ tạo âm treo phía dưới chùm lá tre bằng một vòng tre tròn. Vật mang ý nghĩa tín ngưỡng theo truyền thống của địa phương có thể là một nhánh lá đa, lá dứa hay nhánh xương rồng, hoặc một giỏ nhỏ được đan bằng tre, bên trong bỏ đồ cúng và một tấm vỉ hình ô vuông được đan bằng nan tre.

"Cây nêu là loại tre từ trên xuống dưới không có mắt kiến. Mục đích là để cho dân làng được hoàn mãn trong 1 năm. Hồi xưa dây néo là loại dây dừa, nhưng bây giờ người ta làm mấy cái tua để cho đẹp mắt. Trên giỏ nêu có 1 lá bùa, 1 xấp áo giấy cúng cô bác, 1 ổ bánh tổ, 1 chai rượu, gạo, muối…" - ông Trần Di Năm cho biết.

Ông Trần Di Năm cho biết, cây tre chọn làm cây nêu phải thẳng, không cụt ngọn.

Bà Trần Thị Hậu, sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hội An kể rằng, khi cây nêu dựng lên tại tư gia, nếu gia chủ còn nợ tiền của ai đó trong làng thì không được đến đòi. Chỉ khi nào cây nêu hạ xuống thì mới được tới nhà đòi nợ (tức là sau ngày Mồng 7 Tết): "Tới Mồng 8 Tết mới được đòi nợ. Kiện thưa cũng không được. Nếu vi phạm thì làng bắt vạ".

Ngày nay, để tạo cảnh quan xung quanh khu vực dựng nêu, có người còn trang trí lồng đèn hoặc các hình thức trang trí khác phù hợp như cây cảnh, panô, đồ án mô hình về ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, con giáp của năm, hình ảnh mang ý nghĩa ca ngợi quê hương đất nước. Cũng có người trang trí cờ ngũ hành (cờ xéo lớn) nhưng màu ở giữa lòng và viền ngoài không là màu đen, tím sậm hoặc màu trắng.

Lễ vật cúng dựng nêu gồm con gà trống tơ, hương đèn, hoa quả, kim ngân, trầu cau, gạo muối. Lễ cúng hạ nêu cũng tương tự như vậy. Ông Trần Văn An, Phó Giám đốc Trung Tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, theo truyền thống, cây nêu được dựng trong đình làng, đình miếu những ngày Tết. Nhưng từ năm 2012 đến nay, thành phố Hội An phát động lễ phục dựng cây nêu nhằm góp phần phục hồi và tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống trong tục dựng cây nêu của dân tộc ta nói chung, ở địa phương Hội An nói riêng nhân dịp Tết Nguyên đán.

 

Lễ dựng cây nêu ngày tết cũng trở thành nét văn hóa trong những ngày Tết tại các khách sạn, khu resort nghỉ dưỡng ở Hội An. Cây nêu không chỉ là biểu tượng truyền thống của ngày Tết, mà trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Ông Trần Văn An cho biết: "Ngày xưa cứ đến ngày 23 tháng Chạp là dựng nêu, địa phương miền Trung là ngày 30 nhà nào cũng dựng nêu để ăn Tết. Nhưng sau đó “biến mất” khỏi cuộc sống rất là lạ. Không hiểu vì lý do gì? Có thể do đô thị hóa hay biến đổi về đất đai. Đến 1 lúc Hội An mới nảy sinh ra ý tưởng phục hồi cây nêu. Lý do thứ nhất là dựa vào truyền thống lâu đời của cây nêu. Thứ 2 là Hội An có điều kiện, có nhiều di tích, tín ngưỡng vẫn còn. Và nhất là truyền thống văn hóa của người Hội An hay bảo tồn cái cổ".

Theo một số tư liệu xưa, xứ Đàng Trong cũng như ở Hội An, cư dân thường dựng cây nêu vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, tại Hội An qua tư liệu dân gian cho biết một số làng xã có tục dựng nêu sớm hơn như Sơn Phong, Tân Hiệp…

Tục ngữ có câu: “Cu kêu ba tiếng cu kêu/ Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè”. Trong ngày Tết cổ truyền của người Việt xưa, cây nêu được coi là biểu tượng văn hóa rất thiêng liêng. Ngày nay, tục dựng nêu cũng như các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang dần được chính quyền và người dân thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phục hồi. Điều đó thể hiện những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam mãi mãi không bao giờ mất./.   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Miễn phí vé tham quan phố cổ Hội An trong ngày 4/12
Miễn phí vé tham quan phố cổ Hội An trong ngày 4/12

Việc miễn phí vé tham quan được thực hiện nhân kỷ niệm 19 năm ngày đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (4/12.1999-4/12/2018)

Miễn phí vé tham quan phố cổ Hội An trong ngày 4/12

Miễn phí vé tham quan phố cổ Hội An trong ngày 4/12

Việc miễn phí vé tham quan được thực hiện nhân kỷ niệm 19 năm ngày đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (4/12.1999-4/12/2018)

Minh Tú giới thiệu hình ảnh Hội An đến Miss Supranational 2018
Minh Tú giới thiệu hình ảnh Hội An đến Miss Supranational 2018

VOV.VN - Minh Tú và ekip tiếp tục hé lộ hình ảnh bộ áo dài mang thông điệp về một Việt Nam xinh đẹp, hiền hòa giới thiệu đến bạn bè năm châu.

Minh Tú giới thiệu hình ảnh Hội An đến Miss Supranational 2018

Minh Tú giới thiệu hình ảnh Hội An đến Miss Supranational 2018

VOV.VN - Minh Tú và ekip tiếp tục hé lộ hình ảnh bộ áo dài mang thông điệp về một Việt Nam xinh đẹp, hiền hòa giới thiệu đến bạn bè năm châu.

Hoa hậu Tiểu Vy đẹp hút mắt, mang hình ảnh Hội An đến Miss World 2018
Hoa hậu Tiểu Vy đẹp hút mắt, mang hình ảnh Hội An đến Miss World 2018

VOV.VN -Hoa hậu Tiểu Vy đã khéo léo giới thiệu văn hóa, con người Quảng Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua đoạn clip tự giới thiệu.

Hoa hậu Tiểu Vy đẹp hút mắt, mang hình ảnh Hội An đến Miss World 2018

Hoa hậu Tiểu Vy đẹp hút mắt, mang hình ảnh Hội An đến Miss World 2018

VOV.VN -Hoa hậu Tiểu Vy đã khéo léo giới thiệu văn hóa, con người Quảng Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua đoạn clip tự giới thiệu.

Công bố đề án xây dựng "Hội An nhân tình thuần hậu"
Công bố đề án xây dựng "Hội An nhân tình thuần hậu"

VOV.VN - Đề án “Hội An - nhân tình thuần hậu” được công bố nhân dịp kỷ niệm 19 năm đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhân Di sản văn hóa thế giới.

Công bố đề án xây dựng "Hội An nhân tình thuần hậu"

Công bố đề án xây dựng "Hội An nhân tình thuần hậu"

VOV.VN - Đề án “Hội An - nhân tình thuần hậu” được công bố nhân dịp kỷ niệm 19 năm đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhân Di sản văn hóa thế giới.

Hoa hậu Ngọc Hân duyên dáng với áo dài dạo phố cổ Hội An
Hoa hậu Ngọc Hân duyên dáng với áo dài dạo phố cổ Hội An

VOV.VN - Ngọc Hân vừa tung bộ ảnh giới thiệu bộ sưu tập áo dài mới mang tên "Ý xuân", sẽ được cô giới thiệu trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam 2019".

Hoa hậu Ngọc Hân duyên dáng với áo dài dạo phố cổ Hội An

Hoa hậu Ngọc Hân duyên dáng với áo dài dạo phố cổ Hội An

VOV.VN - Ngọc Hân vừa tung bộ ảnh giới thiệu bộ sưu tập áo dài mới mang tên "Ý xuân", sẽ được cô giới thiệu trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam 2019".