Đặc sắc lễ hội cúng lúa mới của người Thái ở Đăk Lăk

VOV.VN - Dù đã rời vùng đất Tương Dương (tỉnh Nghệ An) đến lập nghiệp trên cao nguyên Đắk Lắk gần 30 năm, bà con dân tộc Thái vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp, trong đó có lễ hội cúng lúa mới - là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Thái.

“Chúng tôi trông đợi lâu lắm rồi, đúng ra 3 năm một lần làm lễ hội này để người già chúng tôi có cơ hội một ngày vui, ôn lại các món ẩm thực của ngày xưa… Thật sự hôm nay chúng tôi thấy rất vui, phấn khởi”. Đó là lời bà Xên Thị Lan, ở buôn Thái, xã Ea Kuếh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trong ngày hội cúng lúa mới vừa tổ chức sau 2 năm phải tạm dừng bởi dịch bệnh covid-19. 

Lễ hội cúng lúa mới hay còn gọi là Tết cơm mới (theo tiếng Thái là: kín khầu mơ) là một trong những lễ hội quan trọng nhất của dân tộc Thái. Lễ hội diễn ra vào khoảng tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch xong, bà con tổ chức lễ cúng để cảm ơn trời đất cho mùa màng tốt tươi.

Ông Vọng Văn Đồng, Bí thư Chi bộ buôn Thái, xã Ea Kuếh, cho biết, để chuẩn bị cho ngày lễ, trước đó một tháng, người dân trong buôn đã họp lại, phân công nhiệm vụ cho từng nhà, từng người trong việc làm những món ăn truyền thống, và cùng tập luyện ôn lại những động tác xòe, sạp,… các bài hát dân ca.

“Hương ước quy định 3 năm tổ chức 1 lần, vừa rồi thì do Covid-19 nên năm 2022 mới tổ chức được. Tổ chức lễ hội này rất công phu, để đồng loạt biểu diễn thành công thế này rất tốn nhiều công sức của chị em và các đoàn thể. Ban ngày, các gia đình, các chị em vẫn đi tăng gia lao động sản xuất, tối đến thời tiết không mưa thì tập trung tại sân vận động này cùng nhau tập múa hát” - Ông Vọng Văn Đồng chia sẻ.

Lễ hội mừng lúa mới của người Thái gồm phần lễ và phần hội. Chuẩn bị cho phần lễ, bà con dựng một cây nêu ở giữa sân nhà sinh hoạt cộng đồng, phía dưới cây nêu là một căn chòi nhỏ, nơi bày biện các sản vật do người dân làm ra. Khi lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng bắt đầu nghi thức cúng bằng những lời cảm tạ trời đất, mời tổ tiên, ông bà và các vị thần về dự lễ hội. Tiếp đến, thầy cúng cẩn cáo công việc làm ăn và khấn cầu thần linh tiếp tục phù hộ người dân một năm tiếp theo thuận lợi, được mùa, buôn làng yên vui. Cuối nghi thức lễ, thầy cúng gieo quẻ âm dương và cắm ống rượu cần mời các bậc trưởng lão, khách quý rồi lần lượt đến người dân cùng khai hội, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, xôi cốm, thịt xông khói, cá xông khói…

Sau phần lễ, mọi người náo nức vào hội với các tiết mục như múa sạp, múa xòe, biểu diễn cồng chiêng, ném còn… Những phụ nữ Thái thể hiện sự khéo léo trong các trò chơi chọi đá, đánh nẻ… Còn các chàng trai thì trổ tài thiện nghệ với trò bắn nỏ.

Bên cạnh những tiết mục văn nghệ của người Thái, các dân tộc anh em như Ê đê, Xê Đăng cùng sinh sống trên địa bàn xã Ea Kuếh cũng chung vui với lễ hội cúng lúa mới bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân tộc mình. Chị H’Đim Niê, người Êđê ở buôn Ayun, xã Ea Kuếh, chia sẻ: “Hôm nay là cơ hội để chúng em giao lưu thế này, chúng em sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, về buôn mình trau dồi cách giữ gìn văn hóa, và để người Ê Đê mình có thể hiểu biết thêm về các dân tộc khác”.

Tham dự ngày hội, ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ea Kuếh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, bày tỏ, lễ hội cúng lúa mới đã góp phần làm đẹp và phong phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương, thắt chặt tình đoàn kết các cộng đồng dân cư.

“Trong những năm qua xã rất quan tâm đến việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt như lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê, lễ mừng lúa mới của người Thái… trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để thắt chặt tình đoàn kết giữa cộng đồng dân cư trong buôn và giữa các buôn làng, phát huy tinh thần năng động sáng tạo của bà con trong lao động sản xuất. Trên cơ sở đó sau này xã có thể thu hút đầu tư về du lịch cộng đồng, làm homestay…"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế
Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1. Dự án có tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, triển khai trong 3 năm.

Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế

Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1. Dự án có tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, triển khai trong 3 năm.

Hội thảo khoa học về văn hóa truyền thống Việt Nam tại Nga 
Hội thảo khoa học về văn hóa truyền thống Việt Nam tại Nga 

VOV.VN - Ngày 26/10, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga) đã tổ chức hội thảo khoa học về văn hóa truyền thống Việt Nam.

Hội thảo khoa học về văn hóa truyền thống Việt Nam tại Nga 

Hội thảo khoa học về văn hóa truyền thống Việt Nam tại Nga 

VOV.VN - Ngày 26/10, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga) đã tổ chức hội thảo khoa học về văn hóa truyền thống Việt Nam.

Bình Thuận khai hội Katê
Bình Thuận khai hội Katê

VOV.VN - Sáng 25/10, hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn có mặt tại tháp Pô Sah Inư ở phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận để đón Lễ hội Katê và nhận quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bình Thuận khai hội Katê

Bình Thuận khai hội Katê

VOV.VN - Sáng 25/10, hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn có mặt tại tháp Pô Sah Inư ở phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận để đón Lễ hội Katê và nhận quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.