Vướng lùm xùm, tranh Bùi Xuân Phái vẫn đấu giá được 12.500 USD

VOV.VN - Bức tranh "Phố cũ" dù gặp nghi vấn tranh giả nhưng vẫn đấu được mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Tối 30/7, trong phiên đấu giá tại Hà Nội, bức tranh “Phố cũ” được cho là của Bùi Xuân Phái đã thuộc về một nhà sưu tập trẻ với giá 12.000 USD.

Tuy nhiên, ông Trần Quốc Hùng, đại diện Nhà đấu giá nghệ thuật Chọn (Đơn vị tổ chức buổi đấu giá) vẫn chưa thực sự hài lòng về mức giá này. Nếu ở nước ngoài, giá của bức tranh “Phố cũ” sẽ còn cao hơn nhiều.

Bức tranh "Phố cũ".

“Ở Việt Nam, chúng ta vẫn chưa coi trọng giá trị của một bức tranh nghệ thuật thực sự. Bức “Phố cũ” từng được đấu giá trước đây và chỉ dừng lại ở các mức giá là khoảng 9000 USD và 11000 USD. Lần này, chúng tôi đạt được tới mức giá là 12.500 USD, cao hơn những lần trước. Nhưng thực sự chúng tôi vẫn chưa bằng lòng với con số này”, ông Hùng nói.

Liên quan đến những ý kiến cho rằng bức “Phố cũ” được mang ra đấu giá là tranh giả, ông Trần Quốc Hùng chia sẻ: “Nhà đấu giá nghệ thuật Chọn tự tin khẳng định đây là tranh thật. Chúng tôi tin tưởng vào chuyên gia thẩm định của bên mình”.

Hình ảnh tại buổi đấu giá.

“Tuy nhiên, chúng tôi buộc phải giấu tên chuyên gia vì tôn trọng quan điểm không muốn xuất lộ của họ. Ở Việt Nam, các chuyên gia thẩm định tranh phải chịu một áp lực rất lớn. Trong khi họ không đáng phải như vậy. Ở nước ngoài, việc các chuyên gia thẩm định tranh công khai là chuyện bình thường và họ cũng không chịu một áp lực nào từ phía dư luận. Việc thẩm định một bức tranh nghệ thuật thật hay giả là trách nhiệm từ nhiều người, nhiều đơn vị liên quan chứ không thể “đổ” hết lên cho một người”.

Bức "Tình yêu đầu tiên" của họa sĩ Trần Văn Cẩn.

Ngoài bức tranh “Phố cũ”, tác phẩm được trả giá cao nhất là “Tình yêu đầu tiên”, chất liệu bột màu của danh hoạ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1973 thuộc về một nhà sưu tập trẻ Hà Huy Thanh với giá 41.000 USD. Trong đó ký hoạ “Chân dung” của Bùi Xuân Phái với mức giá khởi điểm là 250 USD, giá cuối 400 USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tục xin triển lãm đơn giản, công chúng dễ bị xem tranh giả?
Thủ tục xin triển lãm đơn giản, công chúng dễ bị xem tranh giả?

VOV.VN - Trong khi Việt Nam chưa có trang thiết bị để phân biệt các tác phẩm mỹ thuật thật- giả, thì ngành chức năng nên có một hội đồng thẩm định chuyên môn. 

Thủ tục xin triển lãm đơn giản, công chúng dễ bị xem tranh giả?

Thủ tục xin triển lãm đơn giản, công chúng dễ bị xem tranh giả?

VOV.VN - Trong khi Việt Nam chưa có trang thiết bị để phân biệt các tác phẩm mỹ thuật thật- giả, thì ngành chức năng nên có một hội đồng thẩm định chuyên môn. 

Thành Chương gửi đơn kiện, vấn nạn tranh giả có bị “xử” tận gốc?
Thành Chương gửi đơn kiện, vấn nạn tranh giả có bị “xử” tận gốc?

Họa sĩ Thành Chương chính thức gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ việc bức tranh của ông bị mạo danh thành bức "Trừu tượng" của Tạ Tỵ.

Thành Chương gửi đơn kiện, vấn nạn tranh giả có bị “xử” tận gốc?

Thành Chương gửi đơn kiện, vấn nạn tranh giả có bị “xử” tận gốc?

Họa sĩ Thành Chương chính thức gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ việc bức tranh của ông bị mạo danh thành bức "Trừu tượng" của Tạ Tỵ.

Thấy gì sau triển lãm tranh giả?
Thấy gì sau triển lãm tranh giả?

VOV.VN -Suốt hơn tuần lễ vừa rồi báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực vào một triển lãm được tổ chức ở Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

Thấy gì sau triển lãm tranh giả?

Thấy gì sau triển lãm tranh giả?

VOV.VN -Suốt hơn tuần lễ vừa rồi báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực vào một triển lãm được tổ chức ở Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.