Xẩm tàu điện trở lại với Hà Thành

(VOV) - Sau hơn 20 năm vắng bóng, lần đầu tiên hình thức xẩm này được tái hiện và giới thiệu đến công chúng Thủ đô.

Tối 26/10, tại bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra chương trình “Xẩm tàu điện - nét văn hóa đường phố Hà Thành”.

Xẩm tàu điện là nét đặc trưng của riêng Hà Nội, tồn tại trong khoảng thời gian từ 1900 - 1992. Tên gọi “Xẩm tàu điện” chỉ đơn giản là sự gắn kết song hành với một phương tiện giao thông công cộng xưa, được nhiều tầng lớp thị dân ở Hà Nội ưa chuộng vào thế kỉ trước- tàu điện.

Chương trình “Xẩm tàu điện - nét văn hóa đường phố Hà Thành” đã tái hiện không gian diễn xướng cũng như những bài hát xẩm một thời gắn bó với người dân Hà Nội. Từ tiếng tàu điện, trang phục của người biểu diễn, câu chuyện đời tự kể của những người kiếm cơm với cây đàn hồ, đàn nhị đã được các nghệ sĩ gửi gắm qua các bài hát như: “Anh Khóa”, “Nhị tình”, “Lơ lửng con cá vàng”…

NSƯT Hoàng Anh Tú cho biết, xẩm tàu điện chỉ là cách nói tượng trưng của người xưa thường lên tàu điện hát kiếm ăn. Chương trình muốn quảng bá một hình thức nhạc đường phố - xẩm tàu điện để mọi người nhìn thấy một nét văn hóa của Hà Nội xưa. Cùng với sân xẩm chợ Đồng Xuân, xẩm tàu điện cũng mong muốn tái hiện lại hình thức diễn xướng dân gian đường phố “độc nhất vô nhị” này.

Là người được sinh ra, lớn lên ở Hà Nội và gắn bó với hình ảnh tàu điện, ông Nguyễn Văn Long - một người dân phố cổ cho biết, thuở ấu thơ ông được nghe xẩm nhiều mỗi khi đi tàu điện. Mỗi khi nghe tiếng kêu leng keng, có hai ông cháu xẩm cõng nhau đi, một mõ một nhị hát, những bài hát ca thán về đời mình, ca ngợi vẻ đẹp quê hương. Dần dần khi lớn lên, đất nước trải qua chiến tranh, xẩm đã bị mai một, nay được phục hồi thật đáng quý.

Ông Long cũng mong muốn, các nghệ sĩ phải tìm về gốc cổ và đồng thời phải truyền bá đến thế hệ trẻ không quên cội nguồn, đồng thời khích lệ, phát triển nhạc dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm
Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm

Buổi lễ do nhạc sỹ Thao Giang chỉ đạo, kịch bản của nhạc sĩ Quang Long diễn ra sáng 18/3 (ngày 22/2, Kỷ Sửu) theo nghi lễ truyền thống tại đình Hào Nam (Hà Nội).  

Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm

Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm

Buổi lễ do nhạc sỹ Thao Giang chỉ đạo, kịch bản của nhạc sĩ Quang Long diễn ra sáng 18/3 (ngày 22/2, Kỷ Sửu) theo nghi lễ truyền thống tại đình Hào Nam (Hà Nội).  

Hát xẩm và hát dạo
Hát xẩm và hát dạo

Có những lúc, người hát xẩm và người nghe đã quên đi sự vất vả mưu sinh để cùng đồng cảm, thương cảm cho một kiếp người, một thân phận...

Hát xẩm và hát dạo

Hát xẩm và hát dạo

Có những lúc, người hát xẩm và người nghe đã quên đi sự vất vả mưu sinh để cùng đồng cảm, thương cảm cho một kiếp người, một thân phận...

Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội
Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội

Ngày 27/9, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã công bố chương trình "Nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội" giới thiệu những bài hát mang chủ đề về Thăng Long - Hà Nội  

Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội

Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội

Ngày 27/9, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã công bố chương trình "Nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội" giới thiệu những bài hát mang chủ đề về Thăng Long - Hà Nội