15 năm thực hiện NQ TW 5 Khóa VIII:

Xây dựng gia đình văn hóa còn nhiều thách thức

VOV.VN -15 năm thực hiện Nghị quyết, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã mang lại nhiều hiệu quả tuy nhiên cũng gặp không ít thách thức.

>> Cùng trong loạt bài: 

Một Nghị quyết mang tầm vóc chiến lược về văn hóa

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trải qua 15 năm thực hiện Nghị quyết, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã và đang được mở rộng và đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Song, bên cạnh đó, quá trình triển khai phong trào ở nhiều nơi còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém và đặc biệt phải đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn mới hiện nay.

Khởi nguồn từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên những năm 1960, phong trào này đã lan rộng ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa… Đặc biệt, sau 15 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng, thu hút trên 90% gia đình sinh sống ở nông thôn, hoặc gia đình cư trú trên địa bàn khu dân cư tham gia. Từ hơn 8 triệu gia đình văn hóa được công nhận năm 2000, đến nay cả nước đã có hơn 16 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Ngày càng có nhiều mô hình văn hóa được nhân rộng tại các xã, thôn, làng - Ảnh: KT

Xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự trở thành môi trường giáo dục quan trọng, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần của các thành viên trong gia đình, thực hiện xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Trên 16.000 gia đình văn hóa đã làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mở mang ngành, nghề, thu hút và tạo việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội cho biết: “Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với những mô hình tiêu biểu như: gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố, đơn vị văn hóa. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện và có những mô hình sáng tạo, tạo được chuyển biến tích cực, nhân dân ghi nhận đánh giá cao”.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở nhiều nơi còn bộc lộ những yếu kém: Phong trào phát triển chưa đồng đều giữa các khu vực, vùng miền, việc bình xét công nhận gia đình văn hóa ở một số nơi chưa chặt chẽ, thiếu công khai, dân chủ, chưa bám sát tiêu chuẩn.

Đồng thời, việc tổ chức biểu dương, tôn vinh gia đình văn hóa chưa chu đáo, khen thưởng chưa kịp thời. Việc gắn biển gia đình văn hóa tràn lan, hình thức, gây phản cảm trong dư luận, công nhận gia đình văn hóa còn vượt cấp, không theo quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng.

Bà Ninh Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung tiếp tục củng cố chất lượng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ở địa phương. Đồng thời nâng cao trách nhiệm cơ quan chính quyền địa phương trong việc đưa ra các tiêu chí bình xét các gia đình văn hóa theo đúng tiêu chuẩn của Bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, khảo sát. Nếu như địa phương nào thực sự có hiện trạng này sẽ đưa ra biện pháp khắc phục và thu hồi những danh hiệu đó”.

Bên cạnh những thành tựu đạt được việc bình xét công nhận gia đình văn hóa ở một số nơi chưa chặt chẽ, thiếu công khai, dân chủ... dẫn tới việc việc gắn biển gia đình văn hóa tràn lan. (Ảnh minh họa - HH).

Có thể thấy, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực gia đình trong thời gian qua chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ mạnh để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những tồn tại của gia đình chậm được khắc phục, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử, không đăng ký kết hôn, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, xuất hiện ngày càng nhiều; tình trạng buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp; tình trạng phụ nữ lấy chồng nước ngoài qua môi giới không giảm.

Việc xử lý các vấn đề liên quan đến gia đình chưa nghiêm và thiếu sự thống nhất giữa các địa phương, đơn vị... Bên cạnh đó, nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp.

Bà Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, theo kết quả điều tra, từ đầu năm 2009 đến tháng 6/2012, cả nước có gần 179.000 vụ bạo lực gia đình và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

 “Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa rất nhiều tin liên quan đến bạo lực gia đình. Qua tổng kết điều tra có 14 nguyên nhân, xoay quanh các vấn đề như: nhận thức, kinh tế khó khăn, lạm dụng rượu bia, thiếu kỹ năng ứng xử trong gia đình, sự thiếu quan tâm của chính quyền, đoàn thể khi các vụ việc bạo lực xảy ra…” - bà Trần Tuyết Ánh cho biết.

Một điều dễ dàng nhận thấy, về khách quan, mặt trái của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế đã tác động làm băng hoại, phá vỡ giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có vấn đề gia đình truyền thống. Mặt khác, trong khi tập trung vào nhiệm vụ kinh tế, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, một  bộ phận cán bộ lãnh đạo chính quyền, ngành, đoàn thể về vị trí, vai trò của công tác xây dựng gia đình còn hạn chế; chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác gia đình; chưa gắn công tác xây dựng gia đình với xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Công tác truyền thông và giáo dục về đời sống gia đình chưa thường xuyên, liên tục…

Đồng thời, công tác giáo dục trước và sau hôn nhân, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ, các kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng. Nhiều gia đình do quá tập trung làm kinh tế đã xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các thành viên, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa Hà Nội cho biết: “Gia đình Việt Nam hiện nay đang trong cơn bão kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và đặt ra nhiều vấn đề hạn chế. Nhiệm vụ giải pháp sắp tới làm sao tập trung xây dựng con người và đặc biệt là bảo đảm cho gia đình Việt Nam phát triển tốt đẹp. Đó là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội và văn hóa Việt Nam”.

Cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập thế giới đem đến cơ hội phát triển nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức đối với những giá trị truyền thống. Xây dựng gia đình văn hóa là điều thực sự cần thiết trong bối cảnh mới. Cái nôi văn hóa đầu tiên ấy sẽ đem đến cho mỗi cá nhân một nền tảng truyền thống cốt lõi. Và đó là cách thực sự vững chắc để bảo toàn nét đậm đà bản sắc dân tộc cho một nền văn hóa tiên tiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới
Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

VOV.VN - Trong bối cảnh mới, việc bảo tồn và phát huy bản sắc-hệ giá giá trị văn hóa dân tộc là cần thiết và cấp bách.

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

VOV.VN - Trong bối cảnh mới, việc bảo tồn và phát huy bản sắc-hệ giá giá trị văn hóa dân tộc là cần thiết và cấp bách.

Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người
Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người

VOV.VN - "Giáo dục nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực của con người và mục tiêu cao nhất là xây dựng con người"

Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người

Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người

VOV.VN - "Giáo dục nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực của con người và mục tiêu cao nhất là xây dựng con người"

Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện
Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu trọng tâm là là hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện…

Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện

Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu trọng tâm là là hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện…

Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt
Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt

VOV.VN -Kế thừa tinh hoa trong nhân cách văn hóa Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng nhân cách con người Việt Nam.

Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt

Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt

VOV.VN -Kế thừa tinh hoa trong nhân cách văn hóa Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng nhân cách con người Việt Nam.

Một Nghị quyết mang tầm vóc chiến lược về văn hóa
Một Nghị quyết mang tầm vóc chiến lược về văn hóa

VOV.VN - Nghị quyết TW5 là một thành tựu về lí luận văn hóa cũng như đúc kết thực tiễn của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Một Nghị quyết mang tầm vóc chiến lược về văn hóa

Một Nghị quyết mang tầm vóc chiến lược về văn hóa

VOV.VN - Nghị quyết TW5 là một thành tựu về lí luận văn hóa cũng như đúc kết thực tiễn của Đảng, Nhà nước và nhân dân.