Xem nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm dép lốp cao su Bác Hồ

VOV.VN -Chỉ trong vòng 30 phút, người xem đã được chứng kiến nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm hoàn chỉnh đôi dép lốp cao su Bác Hồ.

Sáng 30/8 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, Hà Nội), nghệ nhân Phạm Quang Xuân đã có màn trình diễn làm dép lốp ca su Bác Hồ trước sự chứng kiến của đông đảo du khách tham quan. Chương trình do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với gia đình nghệ nhân Phạm Quang Xuân tổ chức nhằm mang đến cho người xem những trải nghiệm thú vị về quá trình làm nên đôi dép cao su đã từng gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như bộ đội ta trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Đôi dép Bác Hồ nguyên là một đôi dép lốp cũ được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong hơn 20 năm, từ năm 1947 đến khi qua đời. Những đôi dép lốp kiểu sandal tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, bảo vệ bàn chân trong hầu hết trường hợp dẫm lên cả mẻ chai, thép gai, lửa đỏ. Tại Việt Nam và ở một số quốc gia thân hữu, đôi dép này được xem như là một trong những biểu tượng về cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh.

 

Nghệ nhân Phạm Quang Xuân là người được chọn làm đôi dép cao su Bác Hồ lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trong suốt mấy chục năm qua. Mặc dù đã ở độ tuổi ngoài 70, nhưng đôi mắt của ông vẫn còn tinh tường, đôi tay của ông cứ thoăn thoắt xén những viền, rãnh trên chiếc đế dép cao su.

Ông cho biết, mình làm nghề đã được trên 50 năm. Mặc dù đây là một công việc khá vất vả, nhưng vì đam mê, vì muốn giữ gìn nghề làm dép truyền thống của gia đình, hàng ngày, ông vẫn cặm cụi bỏ công sức để nghiên cứu làm một đôi dép đẹp. Với hơn 70 dụng cụ tự chế, những đôi dép cao su được nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm thủ công, từ phá lốp, cho đến cắt gọt, làm đế, đóng quai… Những đôi dép được làm hoàn chỉnh do làm thủ công nên bề mặt không đều, có đường viền khắc chìm xung quanh, dưới đế có các ô để dán quai thừa, có rãnh thoát nước, đầu dép được làm cong, quai dép to và dầy.

Bà Phạm Thu Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: “Từ rất lâu rồi, trong mỗi cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, những đôi dép cao su đã là vật hết sức quen thuộc đối với bộ đội Việt Nam, người dân. Đặc biệt, đôi dép cao su là một trong những biểu tượng về cuộc đời Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được gọi với tên gọi thân thương là Đôi dép Bác Hồ. Chúng tôi cho rằng, chương trình sẽ giúp khách tham quan nhận thức, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của đôi dép cao su, về quy trình thực hiện, thông tin lịch sử quanh đôi dép cao su đã gắn với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Mặc dù dép lốp ngày này không còn phổ biến tại Việt Nam như một biểu tượng của gian khổ, nhưng vẫn được bán rất nhiều như một vật lưu niệm của khách du lịch hoặc những nhà sưu tập. Thậm chí, đôi khi được xem như một xu hướng thời trang của giới trẻ./. 

Vật liệu làm dép cao su Bác Hồ là lốp xe, những thứ tưởng chừng như bỏ đi
Những món dụng cụ tự chế của nghệ nhân Phạm Quang Xuân để làm nên một đôi dép Bác Hồ
Nghệ nhân Phạm Quang Xuân thực hiện công đoạn đầu tiên là phá lốp

Tiếp đến, ông đo kích thước để làm một đôi dép cao su size 39
Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn giữ được sự tinh tường, khéo léo mỗi khi chế tạo ra những đôi dép 
Một chiếc đế dép sắp thành hình
 
Công đoạn khắc đế dép tỉ mẩn

Đục lỗ để nhét quai dép
 
 
 Nét mặt chăm chú của người nghệ nhân

Chỉ sau 30 phút, đôi dép cao su - đôi dép Bác Hồ được nghệ nhân Phạm Quang Xuân chế tác hoàn chỉnh
 
 Đôi dép được bán đấu giá ngay sau chương trình với số tiền là 5 triệu đồng ủng hộ cho ngư dân bám biển tại Hoàng Sa, Trường Sa
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?
Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

(VOV) - Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

(VOV) - Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thể
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thể

VOV.VN -Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thể

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thể

VOV.VN -Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Bức chân dung đặc biệt của Bác Hồ ở Pháp
Bức chân dung đặc biệt của Bác Hồ ở Pháp

VOV.VN -Bức chân dung Bác là một di tích gắn bó với quá trình chiến đấu của Việt kiều đối với cuộc đấu tranh ở trong nước.

Bức chân dung đặc biệt của Bác Hồ ở Pháp

Bức chân dung đặc biệt của Bác Hồ ở Pháp

VOV.VN -Bức chân dung Bác là một di tích gắn bó với quá trình chiến đấu của Việt kiều đối với cuộc đấu tranh ở trong nước.

Ra Nghị định xét tặng để... "đánh đố" các nghệ nhân?
Ra Nghị định xét tặng để... "đánh đố" các nghệ nhân?

VOV.VN -Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, với thực tiễn hoạt động của nghệ nhân các loại hình di sản, sự phân cấp danh hiệu này là điều không cần thiết.

Ra Nghị định xét tặng để... "đánh đố" các nghệ nhân?

Ra Nghị định xét tặng để... "đánh đố" các nghệ nhân?

VOV.VN -Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, với thực tiễn hoạt động của nghệ nhân các loại hình di sản, sự phân cấp danh hiệu này là điều không cần thiết.

Phong tặng danh hiệu nghệ nhân không thể “xong rồi để đấy”
Phong tặng danh hiệu nghệ nhân không thể “xong rồi để đấy”

VOV.VN - Mặc dù ra đời sau 12 năm chuẩn bị nhưng nhiều nội dung của Nghị định vẫn được cho là chưa sát thực tiễn, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

Phong tặng danh hiệu nghệ nhân không thể “xong rồi để đấy”

Phong tặng danh hiệu nghệ nhân không thể “xong rồi để đấy”

VOV.VN - Mặc dù ra đời sau 12 năm chuẩn bị nhưng nhiều nội dung của Nghị định vẫn được cho là chưa sát thực tiễn, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.