13 tỉnh sẽ tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc tại Lai Châu

VOV.VN - Từ ngày 24 đến 26/12, tại tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III năm 2021, với sự tham gia của 13 tỉnh, hơn 1.200 vận động viên, nghệ nhân.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III năm 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức. Ngày hội có sự tham gia của 13 tỉnh, gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk - là các địa phương có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, ngày hội sẽ diễn ra với 2 nội dung chính là phần lễ và phần hội. Ngoài các môn thi thể thao truyền thống như: tù lu, bắn nỏ, kéo co và đẩy gậy, các hoạt động văn hóa sẽ diễn ra với nhiều nội như thi giã bánh giầy; trưng bày, giới thiệu không gian văn hóa; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mông; liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông...

Chương trình ngày hội cũng diễn ra với nhiều hoạt động du lịch, như tổ chức đoàn Famtrip khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Lai Châu; tọa đàm "Đánh giá các sản phẩm du lịch của tỉnh Lai Châu”. Ngoài ra, du khách sẽ được trải nghiệm các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái tại huyện Phong Thổ, Tam Đường và thưởng ngoạn Festival dù lượn tại huyện Tam Đường.

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu cho biết: Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III là một sự kiện lớn, thể hiện sự tôn vinh văn hóa một dân tộc giàu truyền thống trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đây là hoạt động để các tỉnh tham gia có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc ý thức, trách nhiệm hơn trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.

"Công tác chuẩn bị cũng đã được các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu tham mưu cho Bộ và UBND tỉnh Lai Châu chuẩn bị kỹ. Với trách nhiệm là tỉnh đăng cai, tỉnh Lai Châu đã rất là chủ động xây dựng các kế hoạch chi tiết, triển khai các nhiệm vụ, nội dung theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương cũng như của tỉnh. Đến thời điểm này thì các điều kiện, nhất là các nội dung của ngày hội cũng đã được sẵn sàng cho khai mạc ngày hội.", ông Trần Mạnh Hùng nói.

Ông Trần Mạnh Hùng cho biết thêm, đến nay, tỉnh Lai Châu cũng đã thống nhất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thông báo triệu tập các đoàn tham dự ngày hội, với số lượng khách mời, vận động viên, diễn viên, nghệ nhân là hơn 1.200 người. Trên cơ sở tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ về quy định thích ứng an toàn, linh hoạt trong tình hình mới, tỉnh Lai Châu cũng đã có phương án chi tiết để đảm bảo điều kiện tốt nhất và an ninh và phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, các thành viên các đoàn tham gia ngày hội tại Lai Châu phải đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vaccine, có phiếu xét nghiệm PCR thời hạn 72 giờ và khi vào tỉnh sẽ được xét nghiệm test nhanh và quản lý phòng, chống dịch theo quy định.

Theo kế hoạch, khai mạc ngày hội diễn ra vào 20 giờ, ngày 24/12 và được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La
Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao. Chính vì thế, từ xa xưa, bà con đã biết tận dụng các loại tre, nứa, trúc để làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, chiếc gùi (lù cở) là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống.

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao. Chính vì thế, từ xa xưa, bà con đã biết tận dụng các loại tre, nứa, trúc để làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, chiếc gùi (lù cở) là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống.

Độc đáo lễ cúng ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải
Độc đáo lễ cúng ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải

VOV.VN - “Chư là” - tức Lễ cúng ruộng là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào dân tộc Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Độc đáo lễ cúng ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải

Độc đáo lễ cúng ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải

VOV.VN - “Chư là” - tức Lễ cúng ruộng là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào dân tộc Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Chàng trai người Mông gìn giữ nghề đan lát truyền thống
Chàng trai người Mông gìn giữ nghề đan lát truyền thống

VOV.VN - Mỗi ngày Giàng A Hành lại chăm chút, cải tiến sản phẩm với ước mong khi du khách đến với miền đất "thiên đường của ruộng bậc thang" sẽ có thêm những trải nghiệm về nghề truyền thống của dân tộc địa phương.

Chàng trai người Mông gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Chàng trai người Mông gìn giữ nghề đan lát truyền thống

VOV.VN - Mỗi ngày Giàng A Hành lại chăm chút, cải tiến sản phẩm với ước mong khi du khách đến với miền đất "thiên đường của ruộng bậc thang" sẽ có thêm những trải nghiệm về nghề truyền thống của dân tộc địa phương.