Dân ca Nam bộ - “món ăn tinh thần” yêu thích của nghệ sĩ và người dân

VOV.VN - Diễn ra từ ngày 1 - 4/11 tại công viên bến Ninh Kiều, Liên hoan Dân ca Nam bộ thành phố Cần Thơ năm 2022 đã thu hút đông lượng nghệ sĩ không chuyên và người dân đến thưởng thức. Có thể khẳng định, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca Nam bộ vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt

Liên hoan Dân ca Nam bộ thành phố Cần Thơ năm 2022 với sự tham gia của 40 nhạc công và l60 diễn viên đến từ Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh của 9 quận/huyện trên địa bàn thành phố. Các tiết mục xoay quanh những chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu lứa đôi; những thành tựu xây dựng quê hương đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới; nêu gương người tốt, việc tốt trong lao động sản xuất; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và văn hóa nông thôn mới; xây dựng và phát triển người Cần Thơ đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có mặt tại sân khấu từ sớm, bà Lê Thị Oanh, ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ chia sẻ, mỗi năm bà cùng gia đình các thế hệ con cháu đều đến Liên hoan xem các đơn vị thi diễn. Đây là loại hình bà yêu thích từ thuở bé, mỗi làn điệu dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật của bà, giúp bà thư giãn sau những lo toan cuộc sống.

Tham gia Liên hoan năm nay có 47 tiết mục dự thi ở các thể loại đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca và 11 tiết mục Hòa tấu nhạc cụ. Chất lượng các tiết mục biểu diễn tại Liên hoan sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý đánh giá đúng thực chất về phong trào văn hóa nghệ thuật tại thành phố.

Có thể thấy, những năm gần đây, ngoài nghệ sĩ có thâm niên, lực lượng nghệ sĩ trẻ tham dự Liên hoan ngày càng nhiều, đáp ứng được một trong những tiêu chí bảo tồn, phát huy dân ca Nam bộ ở thành phố Cần Thơ là khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đối với di sản quý giá của quê hương cho thế hệ trẻ. Bạn Nguyễn Quốc Khánh (19 tuổi), đơn vị Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện Phong Điền bày tỏ bản thân cùng các bạn đã tập luyện chương trình dự thi trong 3 tháng. Thông qua chủ đề quê hương với những điệu hò, vè, mong muốn truyền đến mọi người nét đẹp về cảnh vật cũng như con người Nam bộ chân chất, chịu thương, chịu khó.

Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ: "Tôi tập thể loại này từ năm 16 tuổi. Loại hình này vẫn đang tiếp tục truyền lại vì thế hệ trẻ cần lưu giữ bản sắc văn hóa của Việt Nam. Bản thân tôi cũng muốn phát triển hơn trên con đường nghệ thuật sắp tới cũng như tiếp tục theo đuổi bộ môn đờn ca tài tử".

Không chỉ đơn vị huyện Phong Điền chuẩn bị chu đáo cho phần thi diễn, các đơn vị còn lại cũng tập luyện ráo riết nhiều tháng để mang đến cho người mộ điệu những tiết mục xuất sắc nhất. Ngoài lựa chọn chủ đề thì trang phục, đạo cụ cũng được các đơn vị đầu tư chỉnh chu. Trong đó nổi bật là những bộ áo bà ba xưa, áo dài khăn đống, áo dài ngũ thân…

Ông Đặng Ngọc Sơn, đến từ Hà Nội chia sẻ cảm xúc khi xem các nghệ sĩ không chuyên biểu diễn tại Liên hoan: "Tôi rất vui vì bỗng dưng đến và cũng được ngồi dự xem chương trình này và chỉ ở đây mới có đờn ca tài tử này thôi. Liên hoan rất thú vị, có đặc trưng rất khác mà đi từ Hà Nội vào đến đây mới được thưởng thức".

Dân ca Nam Bộ là loại hình âm nhạc do chính người dân lao động sáng tác, vì thế nó luôn mang theo những phong tục, tập quán, thể hiện lối sống và cảm xúc của người dân vùng đất Nam Bộ. Mỗi loại hình như: hò, lý, hát đưa em, hát huê tình, hát đối đáp, nói thơ, nói vè... đều có hình thức cùng giá trị nghệ thuật độc đáo và có những thủ tục, lề lối diễn xướng riêng. Đặc biệt, nghệ thuật Đờn ca tài tử là một trong những thể loại phổ biến nhất của Dân ca Nam Bộ, với những giá trị văn hóa dân tộc mà nó mang lại, Đờn ca tài tử đã được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, Liên hoan nhằm giới thiệu, quảng bá những giá trị tinh hoa của các loại hình văn hóa nghệ thuật qua những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc truyền thống của vùng đất Nam Bộ gắn với đời sống xã hội.

"Liên hoan cũng là một hoạt động thiết thực nhằm phổ biến, lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam Bộ đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là định hướng thị hiếu thẩm mỹ của thế hệ trẻ trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay; đồng thời thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị âm nhạc, làn điệu dân ca truyền thống của Nam Bộ", ông Tuấn nói.

Thành phố Cần Thơ hiện có 04 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, gồm: Văn hóa chợ nổi Cái Răng, Lễ hội kỳ yên Thượng điền Đình Bình Thủy, Hò Cần Thơ, Hát ru của người Việt tại Cần Thơ; với 14 di tích cấp Quốc gia, 24 di tích cấp thành phố và nhiều loại hình di sản văn hóa khác. Liên hoan Dân ca Nam bộ thành phố Cần Thơ là dịp để các nghệ nhân, diễn viên không chuyên có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Thông qua đó, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng những hạt nhân đàn, hát dân ca, phát triển phong trào văn hóa – văn nghệ quần chúng ở địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức
Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức

VOV.VN - Từ năm 2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được thế giới vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo thống kê năm 2020, TP.HCM có 292 câu lạc bộ, đội nhóm đờn ca tài tử với 3.017 thành viên, khá đông so với các tỉnh thành Nam bộ khác.

Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức

Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức

VOV.VN - Từ năm 2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được thế giới vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo thống kê năm 2020, TP.HCM có 292 câu lạc bộ, đội nhóm đờn ca tài tử với 3.017 thành viên, khá đông so với các tỉnh thành Nam bộ khác.

Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử cấp quốc gia và Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2022
Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử cấp quốc gia và Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2022

VOV.VN - Liên hoan Đờn ca tài tử cấp quốc gia và Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2022 thu hút khoảng 950.000 lượt khách tham quan, với tổng doanh thu ước đạt 380 tỷ đồng.

Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử cấp quốc gia và Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2022

Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử cấp quốc gia và Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2022

VOV.VN - Liên hoan Đờn ca tài tử cấp quốc gia và Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2022 thu hút khoảng 950.000 lượt khách tham quan, với tổng doanh thu ước đạt 380 tỷ đồng.

Khai mạc Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử và Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ
Khai mạc Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử và Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ

VOV.VN - Chiều 6/4, tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ diễn ra Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) và Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ, do Bộ VH-TT-DL phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức.

Khai mạc Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử và Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ

Khai mạc Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử và Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ

VOV.VN - Chiều 6/4, tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ diễn ra Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) và Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ, do Bộ VH-TT-DL phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức.