Đêm Hạ Huyền II và sự không tên

VOV.VN - CD Hạ Huyền II là album thứ 3 của ca sĩ Giang Trang hát nhạc Trịnh Công Sơn.

Ba đêm nhạc Hạ Huyền II của Giang Trang vừa diễn ra trung tuần tháng 3 tại Hà Nội.

 
Những âm thanh sắc thái cá biệt cùng cất giọng hòa quyện với nhau, tôn thêm giọng ca trong veo, gần gũi nhẹ nhàng , rất tinh tế trong cách nhả lời thả từ. Bốn nhạc cụ vừa dân tộc và phương tây: đàn tranh, sáo, piano và ghi ta, tất cả cùng được cất lên như những góc khác biệt, lạ lùng. Soạn thảo phối khí công phu, chiếu vào một vùng âm nhạc Trịnh, vào những bài hát đã quen thuộc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm nên dư âm của hai đêm Hạ Huyền II, đã chinh phục nhiều khán giả khó tính từ đầu tới cuối, để nhận lại những tràng vỗ tay kéo dài...

Nối tiếp Hạ Huyền I, CD Hạ Huyền II vẫn là những bài ca rất khó thể hiện trên sân khấu, nó như sự thách thức của chính sự chọn lựa từ Giang Trang, linh hồn chính của buổi biểu diễn và cũng là sự thống nhất chung của một mạch khai thác âm nhạc Trịnh Công Sơn từ Hạ Huyền I kéo dài.

Ba đêm diễn của Giang Trang lần này với nhóm nhạc, những nghệ sĩ trẻ rất có danh tiếng trong giới âm nhạc ở Hà Nội cùng với giọng ca Giang Trang, đã được thể hiện 12 bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thật giầu truyền cảm. Hơn 60 phút biểu diễn, khán phòng Trung tâm văn hóa Pháp rung lên những thanh âm vô cùng đẹp, làm vừa lòng thính giả. Nhiều khi Giang Trang không còn là hát. Cô cũng là một thứ đàn rung lên những âm thanh rất kĩ, rất điêu luyện, đầy chủ tâm trong từng thanh âm, ca từ. Điều này chứng tỏ ca sĩ Giang Trang nghiên cứu rất kĩ, suy nghĩ khá thấu đáo từng bài hát, hiểu được tinh thần và tư tưởng của nhạc Trịnh trong từng nhóm ca từ và âm nhạc Trịnh ở trong từng bài hát khác nhau.

 

Đêm Hạ Huyền II thành công ngoài sức tưởng tượng. Nó, CD Hạ Huyền II rất nhuyễn, trước là nhờ thêm một lần sự phối khí rất tuyệt của nhạc sỹ phối khí và guitar Thanh Phương; bớt chút ám ảnh so với CD Hạ Huyền I, Thanh Phương làm cho phần âm nhạc giầu chất thơ mộng, nhẹ nhàng hơn, giúp cho giọng Giang Trang phát huy sự trong, sang, lại vẫn rất gần gũi với đời sống con người Hà Nội cổ kính mà vẫn giữ tính hiện đại. Sự giao đãi âm thanh bao phủ toàn tuyến ở 12 bài hát khá điêu luyện, chuyên nghiệp tôn vinh “nhạc cụ“ Giang Trang khi cô gái trẻ cất tiếng trong đêm Hạ Huyền II.

 
Bắt đầu từ CD Lênh đênh nhớ phố, Giang Trang bước lên sân khấu thanh nhạc chuyên nghiệp. Ba năm qua, đi từng bước cao dần lên CD Hạ Huyền I rồi đến CD Hạ Huyền II lần này, là một con đường nhất quán và xuyên suốt trong việc khai thác âm nhạc ở các nhạc phẩm Trịnh, mở thêm những nét mới cho công chúng với cách thức trình bầy những ca khúc này hoàn toàn không giống những người đi trước, những ca sĩ đã rất thành danh trước cô trí thức trẻ Giang Trang, nguyên làm việc ở ngành tài chính tiền tệ, một ngân hàng nước ngoài đặt ở Việt Nam.

 

 

 Trong tình yêu âm nhạc từ nhỏ, lại rất yêu nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, Giang Trang hồn nhiên ấp ủ trong sự tự nhiên sống của cô là sự chia sẻ với bè bạn và thính giả “Một tinh thần hòa ái và xây dựng – vì con người hiện đại hôm nay cần hơn khi nào hết sự yêu thương xây đắp và chân thành“ ( Giang Trang).

Tâm sự với tôi, cô cho rằng, đã nhiều nghệ sĩ thành danh ở khai thác ca khúc Trịnh, điển hình và đặc biệt là giọng ca Khánh Ly như một bóng lớn trước cô. Nhưng không nản chí, Giang Trang vẫn muốn nhìn một chân dung Trịnh Công Sơn ở một giác độ khác. Tận dụng những ưu điểm của mình, ở giọng ca mộc, trong sáng, Giang Trang đã từng bước thực hiện ước mơ của cô, khai thác Cái đẹp chất dầy trong âm nhạc Trịnh khi mà “ Người ta không muốn (và không nên) tàn phá một điều gì cả - khi cái đẹp vốn dĩ đã quá mong manh trong đời sống hôm nay“.
Để như thế ngay từ Lênh đênh nhớ phố tới hai CD tiếp theo, sự diễn tả và biểu cảm của các nhạc công phải rất ăn ý trong thể hiện ý đồ của Giang Trang, khi cô gái Hà Nội này khai thác những triết lý, tư tưởng, lòng bác ái vô lượng, không tên trong âm nhạc Trịnh.

Nghe ca khúc Rồi như đá ngây ngô
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Ca sĩ: Giang Trang

Ở CD thứ ba này, sự thành công không chỉ ở các nhạc công ăn ý mà còn có cả sự biểu diễn thành công của ca sĩ hát bè. Nữ ca sĩ Diệu Hương khá “ăn giơ“ nền nã với giọng hát chính của Giang Trang, trong sự làm hay thêm từng ca từ, từng thanh âm, tạo nên tầng đa âm ngọt ngào, giầu sức liên tưởng, khi Giang Trang xử lí âm nhạc trong từng ca từ, theo cách của cô, mà vẫn tôn trọng tinh thần của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cũng chính sự luyến láy, xử lí cao độ và trường độ khác biệt, rất tinh tế trong từng ca khúc mà cô chọn, ở cả những khoảng lặng tạo ra, phát huy hết ưu điểm ở chất giọng trong sáng, mộc mạc mà vẫn sang trọng, tròn lời rõ chữ, Giang Trang đã làm các ca khúc có sự truyền cảm rất mạnh.

Phải một lần nữa nhắc lại rằng, cũng là những khúc thức ấy, ca khúc ấy, song ở giọng hát Giang Trang và với tâm hồn tinh tế nhạy cảm, Giang Trang đã không chỉ gửi cho thính giả tinh thần Trịnh Công Sơn rõ ra, mà còn đẹp hơn khi Giang Trang vô tình thổi vào từng ca khúc Trinh Công Sơn một tâm hồn Hà Nội, thanh mỹ và cao trọng. Sự thành công là thái độ ứng xử với nhạc Trịnh, như sự muốn yêu phải hiểu. Giang Trang đã thực hiện ít nhiều được điều này sau vô tình có cơ duyên với nhạc Trịnh để bẩy năm qua thực hiện ba CD nói trên.

Với tư cách một người mến yêu nhạc Trịnh và giọng ca này, tôi như được cạn một li rượu “một đêm Hạ Huyền II“. Nghe cô gái Hà Nội mảnh mai Giang Trang hát, cùng sự tôn trọng bằng sự im lặng gần như tuyệt đối của thính giả nghe đêm Hạ Huyền lần thứ Hai trong Nhà văn hóa Pháp. Vâng, không phải là cô hát, đấy là một giấc mơ Trịnh vừa bay qua, từ con người mong manh có tên là trần gian là Giang Trang, cô và các nhạc công như dẫn người ta vào cõi mơ.

Mười hai nhạc phẩm ở CD Hạ Huyền II lần này, với đêm nhạc thêm ca khúc thứ 13 cô hát tặng thính giả sau những tràng vỗ tay liên miên không dừng, nếu cô và nhóm nhạc chưa xuất hiện trở lại, để lại một ấn tượng rất tốt cho thính giả. Có lẽ chính từ sự nõ lực và tài năng của Giang Trang và nhóm nghệ sĩ, để tôi nhiều khi nhắm mắt lại nghe...cho nhớ thương anh Sơn nhiều hơn. Sao con người ta cô đơn tới thế, mà lại cô đơn ở chính một tấm lòng rất rộng với con người, với dân tộc. Tôi và nhiều khán giả để nước mắt có khi ứa ra (trong những dòng chia sẻ tâm sự trên FB); những thanh âm từ Giang Trang, nhẩn nháy và luyến; tắt dần đi trong từng nốt nhạc, để đọng lại từng giọt âm thanh. Tất cả, cả khi từng sự chơi của Giang Trang và nhóm bay ra, chỉ một chùm âm thanh cảm như chạm vào sự bác ái, tha thiết bác ái tới khôn cùng.

Nghe ca khúc Góp lá mùa xuân
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Ca sĩ: Giang Trang
Từ Lênh đênh nhớ phố đến Hạ Huyền I rồi và Hạ Huyền II, quả là bước tiến khá dài. Rất dài và xa. Như không tên, chưa chuyên nghiệp đến Chuyên nghiệp, có đẳng cấp; lại khai thác ở điều chưa ai nghĩ tới, Giang Trang bấm từng bước chân ca sĩ ở mảnh đất đầy yêu thương Hà Nội và âm nhạc Trịnh, tới CD Hạ Huyền II, càng chứng minh sự hiểu mình hơn, hiểu đời trầm lắng tự tại hơn và quan trọng nữa là khá chín trong thẩm mỹ, khi cô khai thác sâu phần âm nhạc Trịnh. Hiếm hoi khó ai so bì.

Có nhạc sĩ nói nhạc Trịnh không có gì. Đấy là một điều thiếu công bằng. Thêm một lần ở đây, giữa trung tâm Hà Nội, Giang Trang và nhóm Hạ Huyền II, với sự cố gắng của toàn bộ nhóm nhạc đã làm ra Hạ Huyền II dung dị, mộc mạc song đầy bản sắc Hà Nội; Hạ Huyền II lại một lần mở thêm cánh cửa ở cõi âm nhạc mênh mang, mà đơn giản, gần gũi đời sống, tha thiết với con người.

Hạ Huyền II tạo ra một đêm âm thanh đầy sang trọng trong sự nâng niu nhạc Trịnh Công Sơn. Tựa như sự bất ngờ và lớn lao ở trên đời này lại vụt hiện, vút lên trong sáng tạo gốc ở một tâm hồn nghệ thuật của Giang Trang, một con đường khai phá, tạo vệt âm thanh dài, trở thành vẻ đẹp lung linh thêm ở âm nhạc Trịnh, như những sự tưởng như từ không tên mà sẽ nối dài mãi thành một điều bất tử, bắt đầu xuất phát từ Khánh Ly. Nó cũng chứng minh rằng, với nghệ thuật, không chỉ âm nhạc, muốn đi tới thành công, khắc ấn thành dấu vết cho cuộc sống, người nghệ sĩ, kẻ làm công tác sáng tạo, kể cả viết và vẽ, quay và dựng v.v... phải lao tâm khổ tứ, yêu tới hết lòng mình, để dâng hiến cạn cả sức lực và tâm trí...

Giang Trang sinh năm 1981 tại Hà Nội.
Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương.
CD Hạ Huyền II gồm các ca khúc: Gọi tên bón mùa/Gosplas mùa xuân/Ru em từng ngón xuân nồng/Tôi ơi đừng tuyệt vọng/Nhìn những mùa thu đi/Rồi như đá ngây ngô/Rừng khuya đã khép/Bên đời hưu quạnh/Trong nỗi đau tình cờ/Ngẫu nhiên/ Người mẹ Ô Lý/ Chờ nhìn quê hương sáng chói.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đêm giao lưu âm nhạc tri ân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Đêm giao lưu âm nhạc tri ân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

VOV.VN -Nhân kỷ niệm 14 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Câu lạc bộ Văn hóa nghệ thuật Thăng Long tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc.

Đêm giao lưu âm nhạc tri ân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Đêm giao lưu âm nhạc tri ân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

VOV.VN -Nhân kỷ niệm 14 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Câu lạc bộ Văn hóa nghệ thuật Thăng Long tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc.

Cẩm Vân- Đức Tuấn tưởng nhớ Trịnh Công Sơn
Cẩm Vân- Đức Tuấn tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

VOV.VN -Trong đêm nhạc, "14 năm nhớ Trịnh Công Sơn" những tình khúc bất hủ của Trịnh một lần nữa sẽ được ngân vang qua giọng ca nồng ấm của Cẩm Vân, Đức Tuấn.

Cẩm Vân- Đức Tuấn tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Cẩm Vân- Đức Tuấn tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

VOV.VN -Trong đêm nhạc, "14 năm nhớ Trịnh Công Sơn" những tình khúc bất hủ của Trịnh một lần nữa sẽ được ngân vang qua giọng ca nồng ấm của Cẩm Vân, Đức Tuấn.

Tranh cãi nổi lên sau khi Khánh Ly công bố bút tích Trịnh Công Sơn
Tranh cãi nổi lên sau khi Khánh Ly công bố bút tích Trịnh Công Sơn

Tranh cãi về bản quyền hai đêm nhạc Khánh Ly tiếp tục “nổ” ra khi nữ danh ca Khánh Ly công bố tài liệu được cho là bút tích của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tranh cãi nổi lên sau khi Khánh Ly công bố bút tích Trịnh Công Sơn

Tranh cãi nổi lên sau khi Khánh Ly công bố bút tích Trịnh Công Sơn

Tranh cãi về bản quyền hai đêm nhạc Khánh Ly tiếp tục “nổ” ra khi nữ danh ca Khánh Ly công bố tài liệu được cho là bút tích của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Giọng hát Việt nhí: Cô bé mồ côi không sợ nhàm khi lại hát nhạc Trịnh
Giọng hát Việt nhí: Cô bé mồ côi không sợ nhàm khi lại hát nhạc Trịnh

VOV.VN - Vẫn trung thành với âm nhạc Trịnh Công Sơn, Huyền Trân không sợ sẽ làm khán giả nhàm chán với lựa chọn riêng của mình.

Giọng hát Việt nhí: Cô bé mồ côi không sợ nhàm khi lại hát nhạc Trịnh

Giọng hát Việt nhí: Cô bé mồ côi không sợ nhàm khi lại hát nhạc Trịnh

VOV.VN - Vẫn trung thành với âm nhạc Trịnh Công Sơn, Huyền Trân không sợ sẽ làm khán giả nhàm chán với lựa chọn riêng của mình.