Giới trẻ đang là nạn nhân của nhạc thị trường!

(VOV) - Những ca khúc thị trường tràn lan đã dần bó hẹp âm nhạc chính thống và ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm nhạc của giới trẻ.

Nhạc trẻ là một trong những loại hình âm nhạc đang rất phổ biến hiện nay ở nước ta. Nhạc trẻ hấp dẫn người nghe bởi tính sôi động, phù hợp với xã hội hiện đại và phát triển ở nhiều thể loại như Pop, Ballad, R&B, Hiphop… Tuy nhiên, vì mải chạy theo “thị trường” mà nhiều ca khúc mất đi tính nghệ thuật và gây ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm nhạc của một bộ phận giới trẻ ngày nay.

Khi âm nhạc thành thương phẩm

Âm nhạc là sản phẩm được làm ra bởi mồ hôi, công sức của rất nhiều những nhạc sĩ, ca sĩ, người phối khí, người thu âm, nhà sản xuất… Để sáng tạo ra một tác phẩm phải trải qua rất nhiều khâu, nhiều công đoạn trăn trở. Thế nhưng, hiện nay, người ta thường chỉ nhìn vào các ca khúc sản xuất một cách chóng vánh với ca từ đơn giản, sáo rỗng… hàng loạt các ca sĩ nổi lên một thời gian rồi biến mất mà quay lưng lại với âm nhạc Việt Nam chính thống, nghiêm túc.

Trong nền kinh tế thị trường, âm nhạc trở thành thương phẩm kinh doanh nên các chương trình showbiz bao trùm lên mọi sinh hoạt âm nhạc. Truyền hình cũng cần kinh doanh nên ngày càng có nhiều hơn các cuộc thi tìm kiếm tài năng ca nhạc. Các chương trình này được tài trợ nên chất lượng phải chiều theo thị hiếu bình dân của doanh nghiệp tài trợ.

Ca sĩ nổi lên nhờ sự quảng bá của chương trình và chiêu trò nhiều hơn là vì tài năng thực sự. Tình trạng bát nháo trong thị trường âm nhạc tác động đến tất cả đối tượng, từ nhạc sĩ, ca sĩ đến công chúng và dần làm thẩm  mỹ âm nhạc của giới trẻ trở nên lệch chuẩn.

Bài hát Việt - sân chơi âm nhạc chính thống hiếm hoi 

Giới nhạc sĩ có riêng một sân chơi là Bài hát Việt để thỏa sức sáng tác nhưng chương trình mang tính định hướng lại không hấp dẫn được khán giả và rơi vào lối mòn tổ chức. Sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ thông tin đã dẫn đến việc những người không được đào tạo âm nhạc bài bản nhưng vẫn tập tành sáng tác, thu âm và đăng tải ca khúc đó lên mạng. Tốc độ phát tán của những ca khúc viết tốc hành, cấu trúc lủng củng, giai điệu nghèo nàn, gượng ép, ca từ trống rỗng, không nói lên được những hoài bão của tuổi trẻ... rất nhanh xuất hiện trên các trang mạng.

Có những ca khúc nhạc teen được gọi là “thảm họa” nhưng vẫn có hàng trăm, hàng nghìn lượt truy cập, có thể kể đến như: “Da nâu”, “Bà xã tôi number one”, “Thà rằng anh không nhìn thấy”… Nhờ những ca khúc như thế này, các ca sĩ, nhạc sĩ “tự phong” vừa nổi tiếng mà lại vừa kiếm được tiền từ các trang mạng đăng tải ca khúc của họ mà không quan tâm đến công chúng hay khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm.

Thiếu sự quản lý của các tổ chức quản lý âm nhạc chuyên nghiệp, nhạc teen bị thả nổi hoàn toàn. Bên cạnh đó, các chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc, các sân chơi âm nhạc lại mang đến những món ăn thập cẩm, không có tính định hướng hay thậm chí là đầu độc thẩm mỹ âm nhạc cảu giới trẻ.

Trong hội thảo “Âm nhạc với tuổi trẻ - thực tế và phương hướng” do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức vào sáng ngày 14/12, nhạc sĩ Doãn Nho đã nêu ý kiến trong bài tham luận của mình về một chương trình “hoành tráng, thời thượng” nhất hiện nay The Voice – Giọng hát Việt: “Chương trình đáng lý phải theo hướng Việt hóa những tinh hoa của nền văn hóa âm nhạc nước ngoài thì ngược lại, hình như chương trình muốn chúng ta "hóa thân" theo thẩm mỹ nước ngoài. Chúng ta có một kho tàng đồ sộ những bài hát hay thuộc hầu hết các dòng trang nhạc nhẹ - nhạc trẻ, vậy tại sao lại không sử dụng? Chương trình mang tên Giọng hát Việt nhưng sao chẳng thấy hồn Việt đâu cả!”.

Giọng hát Việt - một chương trình dành cho giới trẻ Việt nhưng chủ yếu sử dụng những ca khúc nước ngoài. (Ảnh: Lý Võ Phú Hưng)

Nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu lại trăn trở về việc trẻ em bị lợi dụng trong các chương trình giải trí: “Trong các chương trình, bé được ăn mặc, trang điểm, đánh hông, liếc mắt chẳng khác gì ca sĩ thị trường. Trên sân khấu, trên mạng không thiếu những cậu bé cô bé hát lời yêu đương. Bé sớm chia tay với vẻ hồn nhiên trẻ thơ và bị biến thành con rối trong cuộc chạy đua của phụ huynh ở các cuộc thi tìm kiếm tài năng”.

Mặc dù không thể phủ nhận sự thành công của một số những chương trình nghệ thuật chính thống được tổ chức trong thời gian qua như hòa nhạc ngoài trời mang giao hưởng đến gần hơn với công chúng Luala concert, công diễn vở nhạc kịch Cô Sao, các đêm nhạc Trịnh Công Sơn – Văn Cao, chuỗi chương trình In the Spotlight, chương trình riêng của Tùng Dương, Anh Thơ, Việt Hoàn… nhưng, các nhạc sĩ thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng thừa nhận, ngoài những chương trình mang tính đại chúng hơn một chút thì các chương trình nghệ thuật còn lại đều chọn lọc đối tượng nghe và thường không thích hợp với tuổi teen.

Giới trẻ đang...mù nhạc

Một nền âm nhạc không thể có tương lai tươi sáng nếu như không bồi dưỡng những tài năng âm nhạc trẻ. Chúng ta đã mất đi đồng dao, lãng quên những bài lý, điệu hò gắn liền với tuổi thơ của những người thế hệ trước. Chúng ta đã tước đi sự cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên một cách đơn thuần thông qua các làn điệu dân ca của trẻ em mà thay vào đó là một nền âm nhạc lộn xộn với đủ mọi thể loại.

Lứa tuổi mẫu giáo hát những bài hát thiếu nhi, lứa tuổi nhi đồng hát bài hát thanh niên, lứa tuổi thiếu niên hát những ca khúc của người lớn. Bên cạnh những sáng tác dành cho thiếu nhi của Phạm Tuyên, Hoàng Vân, Hoàng Long - Hoàng Lân,… chúng ta không có những ca khúc mới cho giới trẻ khiến các em buộc phải làm quen với âm nhạc thị trường. Ở mẫu giáo, tiểu học, các em được làm quen với nốt nhạc nhưng chỉ theo lối học vẹt mà không nhớ nổi mặt nốt nhạc để tự xướng âm. Thế nên, đại bộ phận giới trẻ hiện nay đều là những người mù nhạc và thưởng thức âm nhạc một cách cảm tính.

Lê Cẩm Nhung, SV trường Học viện Âm nhạc Quốc gia cho biết: “Trên thực tế, giới trẻ không dễ dãi trong việc thưởng thức âm nhạc nhưng nếu giới trẻ có được sự hiểu biết rộng hơn về âm nhạc thì họ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về nó”.

Trang bị tri thức cho lớp trẻ từ khi còn nhỏ, xây dựng hệ thống lý luận mang tính phổ thông, phổ cập là một việc mà các cơ quan quản lý, các nhà tổ chức, định hướng thẩm mỹ âm nhạc cần phải làm. Sự kiểm duyệt có định hướng của các cơ quan văn hóa với những ca khúc thị trường cũng cần được siết chặt. Bên cạnh đó, cần tôn vinh các ca khúc có giá trị nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc và đưa âm nhạc bác học đến gần hơn với công chúng để cải thện và nâng cao thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ ngày nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồ Ngọc Hà mang “Blow up” tới “Bước nhảy”
Hồ Ngọc Hà mang “Blow up” tới “Bước nhảy”

(VOV) - Hồ Ngọc Hà sẽ mang sản phẩm vừa ra mắt mang tên “Bay lên tình yêu” (Blow Up) đến đêm gala trao giả "Bước nhảy" vào tối 15/12/2012.

Hồ Ngọc Hà mang “Blow up” tới “Bước nhảy”

Hồ Ngọc Hà mang “Blow up” tới “Bước nhảy”

(VOV) - Hồ Ngọc Hà sẽ mang sản phẩm vừa ra mắt mang tên “Bay lên tình yêu” (Blow Up) đến đêm gala trao giả "Bước nhảy" vào tối 15/12/2012.

Ngô Thanh Vân mạnh mẽ giữa đồi cát mênh mông
Ngô Thanh Vân mạnh mẽ giữa đồi cát mênh mông

(VOV) - Năm 2012 là một năm khá thành công của Ngô Thanh Vân, chị thử sức với vai trò Giám đốc sáng tạo trong MV của nhóm 365.

Ngô Thanh Vân mạnh mẽ giữa đồi cát mênh mông

Ngô Thanh Vân mạnh mẽ giữa đồi cát mênh mông

(VOV) - Năm 2012 là một năm khá thành công của Ngô Thanh Vân, chị thử sức với vai trò Giám đốc sáng tạo trong MV của nhóm 365.

“Snow & Light Festival” lần đầu tiên xem tuyết rơi ở Hà Nội
“Snow & Light Festival” lần đầu tiên xem tuyết rơi ở Hà Nội

(VOV) - “Snow & Light Festival” diễn ra trong khuôn viên ngoài trời, tầng 1, tòa nhà Keangnam Landmark72 từ nay đến ngày 17/3/2012.

“Snow & Light Festival” lần đầu tiên xem tuyết rơi ở Hà Nội

“Snow & Light Festival” lần đầu tiên xem tuyết rơi ở Hà Nội

(VOV) - “Snow & Light Festival” diễn ra trong khuôn viên ngoài trời, tầng 1, tòa nhà Keangnam Landmark72 từ nay đến ngày 17/3/2012.

Hoa hậu Dương Thùy Linh sợ hãi sự “vô cảm thời @”
Hoa hậu Dương Thùy Linh sợ hãi sự “vô cảm thời @”

(VOV) - Hoa hậu Dương Thùy Linh, nhà thơ Hồng Thanh Quang, NSND Thanh Hoa cùng chia sẻ về sự vô cảm trong xã hội hiện nay.

Hoa hậu Dương Thùy Linh sợ hãi sự “vô cảm thời @”

Hoa hậu Dương Thùy Linh sợ hãi sự “vô cảm thời @”

(VOV) - Hoa hậu Dương Thùy Linh, nhà thơ Hồng Thanh Quang, NSND Thanh Hoa cùng chia sẻ về sự vô cảm trong xã hội hiện nay.