Giữ lửa hát chèo vùng đất mỏ Quảng Ninh

VOV.VN - Việc bảo tồn, duy trì, phát triển nền nghệ thuật chèo vừa có ý nghĩa phát triển văn hóa mà còn góp phần thúc đẩy du lịch đang đi lên của Quảng Ninh.

Từ lâu, hát chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa của người dân đất mỏ Quảng Ninh. Thế nhưng, trong khoảng vài năm trở lại đây, nghệ thuật chèo đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một, thất truyền. Giữ lửa hát chèo vùng đất mỏ Quảng Ninh - Câu hỏi cũng là niềm trăn trở của bao người. Việc bảo tồn, duy trì và phát triển nền nghệ thuật chèo không chỉ có ý nghĩa phát triển văn hóa mà còn góp phần thúc đẩy du lịch đang đi lên của tỉnh Quảng Ninh.

Nghệ thuật hát chèo phát triển mạnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, là loại hình sân khấu của hội hè với những câu hát mang đặc trưng riêng giàu tính dân tộc. Hát chèo ở Quảng Ninh chủ yếu tập trung ở một số nơi : Đông Triều, Quảng Yên,…Chúng tôi về thị xã Đông Triều, nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật hát chèo Quảng Ninh. Hát chèo ở đây đã có từ lâu đời, phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX với những phường chèo, đội chèo hoạt động khá bài bản. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, hát chèo ở Đông Triều đã có những lúc gần như thất truyền, phường chèo gần như đã không còn, số lượng người tham gia hát chèo chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Dù năm nay đã bước sang tuổi 70, nghệ nhân Nguyễn Thị Kim Môn, thôn Đình Lục Thượng, xã Hồng Phong, thị xã Đông Triều vẫn say sưa với những làn điệu chèo. Dù không được học hát chèo bài bản nhưng cho đến nay bà cũng đã hát được trên 50 điệu chèo với những làn điệu chèo cổ tiêu biểu như: Đường trường thu không, Đường trường trong rừng, Quân tử vu dịch... Đã hơn nửa cuộc đời là diễn viên, bà Môn còn tham gia sáng tác các bài ca, tiểu phẩm chèo, dạy hát chèo cho con em trong làng, ngoài xã. Tuy nhiên, theo bà Môn tâm sự, trong khoảng 6, 7 năm trở lại đây, hát chèo ở Đông Triều đã dần mai một, không còn được quan tâm, chú trọng nhiều như trước. 

Trải lòng về niềm đam mê hát chèo và tâm huyết truyền lửa cho thế hệ sau, bà Nguyễn Thị Kim Môn, tâm sự: “Nhiều lúc nghĩ vốn hát chèo quý như thế mà mình để mai một đi thì tiếc lắm, tôi cũng chỉ là người về hưu chứ không có chức sách gì nhưng lòng vẫn mong muốn huyện quan tâm mở lớp hát chèo đào tạo được thế hệ trẻ về sau này giữ gìn nghệ thuật chèo”.

Câu lạc bộ hát chèo xã Yên Đức , thị xã Đông Triều tập trung để tập luyện hát và biểu diễn chèo.

Câu lạc bộ chèo xã Yên Đức cũng là một trong những câu lạc bộ chèo có nhiều hoạt động sôi nổi của thị xã Đông Triều. Đến với câu lạc bộ, ngồi nghe hát chèo, tâm sự với các thành viên, chúng tôi cảm nhận được tình yêu đối với hát chèo cũng như trải lòng của câu lạc bộ với mong muốn được địa phương, các đơn vị quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, đào tạo để tiếp tục duy trì và phát triển.

Ngân nga theo những điệu chèo vừa được nghe từ câu lạc bộ chèo xã Yên Đức, xe chúng tôi chuyển bánh về xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên tìm gặp một trong những câu lạc bộ chèo của thị xã. Trò chuyện cùng câu lạc bộ, được biết trải qua 20 năm thành lập câu lạc bộ vẫn thường xuyên tập luyện và tham gia hát chèo vào các dịp lễ, tết của thị xã, các địa phương lân cận. Tuy nhiên, vì lo toan cuộc sống mưu sinh, công việc cá nhân mà thành viên của câu lạc bộ đã giảm đi nhiều. Mặc dù chỉ còn 16 thành viên nhưng câu lạc bộ vẫn được duy trì hoạt động đều đặn. Mong muốn các thành viên là sớm nhận được sự quan tâm của Đoàn nghệ thuật chèo tỉnh Quảng Ninh tới mở các lớp học, khóa học đào tạo, bổ trợ kiến thức về hát chèo, luyện thanh, luyện phách, nhịp trống chèo để mở rộng, nâng cao chất lượng hát chèo. 

Ông Hoàng Văn Cho, Chủ nhiệm câu lạc bộ chèo xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên, chia sẻ: "Tôi mong muốn dù như thế nào thì xã Liên Hòa vẫn giữ bằng được câu lạc bộ này. Tôi cũng đặt vấn đề với các lãnh đạo thị xã lấy Liên Hòa làm chuẩn để nhân rộng sang các câu lạc bộ khác. Các xã đều có câu lạc bộ hết nhưng không có thầy hướng dẫn bài bản, muốn mời đoàn chèo Quảng Ninh về, thông qua đó để hướng dẫn".

Buổi tập của câu lạc bộ hát chèo xã Liên Hòa - Quảng Yên.

Việc duy trì và bảo tồn văn hóa hát chèo Quảng Ninh hiện chủ yếu dựa vào các câu lạc bộ ở các địa phương trên địa bàn tỉnh thông qua việc mở các lớp dạy hát chèo. Nhưng hiện nay các lớp học này đang ít dần đi, thậm chí một số nơi còn ngừng hẳn. Theo tìm hiểu, tại các câu lạc bộ nhiều thành viên có chất giọng tốt, phù hợp với hát chèo nhưng bận bịu với cuộc sống mưu sinh, không có điều kiện để được hướng dẫn bài bản về hát chèo. Mặt khác, các câu lạc bộ phải tự lo kinh phí hoạt động: từ trang phục biểu diễn đến nhạc cụ, băng đĩa đều cũng do các thành viên thiết kế, chế tạo để gom góp cho câu lạc bộ, nên khó mở rộng để giao lưu, chia sẻ với các đơn vị khác.

Hoạt động của các câu lạc bộ hát chèo tại địa phương đang dần thưa thớt, giảm sút đi rất nhiều. Ngay cả Đoàn Nghệ thuật Chèo Quảng Ninh, một đoàn chèo chuyên nghiệp của tỉnh cũng đang đứng trước hàng loạt khó khăn, thử thách. Thành lập từ năm 1963, đoàn chèo luôn phải tìm tòi những hướng đi sao cho vừa phù hợp với hơi thở, nhịp sống của thời đại, vừa bảo tồn và phát huy vốn cổ của dân tộc. Ngoài việc phải lo cho sự tồn tại và phát triển của mình, đoàn chèo còn xây dựng và giúp đỡ về chuyên môn cho các đội chèo trên toàn tỉnh Quảng Ninh, nhưng do thiếu nguồn kinh phí nên các hoạt động trên chỉ là cầm chừng. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của các loại hình nghệ thuật dân gian khác, đoàn chèo Quảng Ninh đang cố gắng tìm ra những giải pháp không những tạo chỗ đứng cho riêng mình mà còn là một sản phẩm thúc đẩy du lịch phát triển. 

Ông Hoàng Văn Diễn, Trưởng Đoàn chèo tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Để bảo tồn và phát triển nền nghệ thuật chèo phải hoàn thiện mọi mặt, để nâng tầm con người, nâng tầm chất lượng  nghệ thuật phục vụ khán giả, đáp ứng yêu cầu mới, đặc biệt là đưa các sản phẩm văn hóa đưa vào du lịch, làm sao để phục vụ khách quốc tế khi thăm quan vịnh Hạ Long, cũng như Quảng Ninh, hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng”. 

Đoàn chèo Quảng Ninh với tiết mục hòa tấu hòa tấu dàn nhạc dân tộc bài 
"Mưa hạ".

Việc đưa các sản phẩm du lịch, trong đó có nghệ thuật chèo để phục vụ du khách trong nước và quốc tế cũng là một trong những giải pháp đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm nhằm phát huy hơn nữa giá trị nghệ thuật chèo của tỉnh. Ông Nguyễn Mạnh Hà, phó giám đốc sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết: Để phát huy giá trị của nghệ thuật chèo tại Quảng Ninh  thì sở văn hóa,thể thao và du lịch đề xuất với tỉnh để đưa các sản phẩm trong đó có nghệ thuật chèo  vào  phục vụ cho  khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Đoàn nghệ thuật chèo cũng đã cử  các diễn viên, các biên đạo, đạo diễn xuống cơ sở  để hướng dẫn cho các câu lạc bộ chèo, các nhà văn hóa dân cư để dàn dựng tập luyện và biểu diễn các tiết mục  đáp ứng cái nguyện vọng được sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đời sống văn hóa của các khu dân cư.

Còn đó những khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của các cấp ngành, sự nhiệt huyết của các nghệ nhân, hát chèo sẽ được bảo tồn và phát triển, giúp cho những làn điệu chèo mang tâm hồn Việt còn ngân vang mãi trên quê hương đất Mỏ"./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu vở chèo về Đức Phật Thích Ca
Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu vở chèo về Đức Phật Thích Ca

VOV.VN - Tối qua (12/8) Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu với công chúng thủ đô vở chèo "Nam mô Thích ca Mâu Ni Phật".

Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu vở chèo về Đức Phật Thích Ca

Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu vở chèo về Đức Phật Thích Ca

VOV.VN - Tối qua (12/8) Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu với công chúng thủ đô vở chèo "Nam mô Thích ca Mâu Ni Phật".

Tour diễn “Tiếng trống chèo” ra mắt khán giả Thủ đô
Tour diễn “Tiếng trống chèo” ra mắt khán giả Thủ đô

VOV.VN - Tháng 9 tới đây, công chúng yêu nghệ thuật chèo sẽ có dịp sống lại không khí “ra đình xem hội” với “Tiếng trống chèo 2015”.

Tour diễn “Tiếng trống chèo” ra mắt khán giả Thủ đô

Tour diễn “Tiếng trống chèo” ra mắt khán giả Thủ đô

VOV.VN - Tháng 9 tới đây, công chúng yêu nghệ thuật chèo sẽ có dịp sống lại không khí “ra đình xem hội” với “Tiếng trống chèo 2015”.

"Tố nữ dân ca" - khoảnh khắc chèo trên sân khấu hiện đại
"Tố nữ dân ca" - khoảnh khắc chèo trên sân khấu hiện đại

VOV.VN -“Tố nữ dân ca” sẽ giới thiệu tới người nghe những trích đoạn chèo như “Xúy Vân giả dại”, “Chinh phụ”, “Vỉa hát sắp cổ phong”, “Con nhện giăng mùng”...

"Tố nữ dân ca" - khoảnh khắc chèo trên sân khấu hiện đại

"Tố nữ dân ca" - khoảnh khắc chèo trên sân khấu hiện đại

VOV.VN -“Tố nữ dân ca” sẽ giới thiệu tới người nghe những trích đoạn chèo như “Xúy Vân giả dại”, “Chinh phụ”, “Vỉa hát sắp cổ phong”, “Con nhện giăng mùng”...

Đêm diễn tôn vinh nghệ thuật hát Chèo
Đêm diễn tôn vinh nghệ thuật hát Chèo

VOV.VN -Đêm chèo cổ “Tố nữ dân ca” có sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi trong làng chèo Việt Nam.

Đêm diễn tôn vinh nghệ thuật hát Chèo

Đêm diễn tôn vinh nghệ thuật hát Chèo

VOV.VN -Đêm chèo cổ “Tố nữ dân ca” có sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi trong làng chèo Việt Nam.

Chèo Việt Nam tự tin khi trình diễn tại đại học Harvard
Chèo Việt Nam tự tin khi trình diễn tại đại học Harvard

Đây là khẳng định của NSƯT Thanh Ngoan sau chuyến lưu diễn tại Mỹ nửa tháng, đến những nơi danh giá như ĐH Harvard, MIT (Mỹ).

Chèo Việt Nam tự tin khi trình diễn tại đại học Harvard

Chèo Việt Nam tự tin khi trình diễn tại đại học Harvard

Đây là khẳng định của NSƯT Thanh Ngoan sau chuyến lưu diễn tại Mỹ nửa tháng, đến những nơi danh giá như ĐH Harvard, MIT (Mỹ).

Chữ duyên với “chiếu chèo Đài TNVN”
Chữ duyên với “chiếu chèo Đài TNVN”

VOV.VN - Gần 30 năm miệt mài lao động nghệ thuật, NSƯT Văn Chương đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong “chiếu chèo Đài TNVN”.

Chữ duyên với “chiếu chèo Đài TNVN”

Chữ duyên với “chiếu chèo Đài TNVN”

VOV.VN - Gần 30 năm miệt mài lao động nghệ thuật, NSƯT Văn Chương đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong “chiếu chèo Đài TNVN”.