Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy

VOV.VN -Gần 20 năm, nhạc sĩ An Thuyên nhóm lửa rồi cùng tập thể thổi bùng ngọn lửa cho biết bao thế hệ học trò thành những tài năng quân đội và đất nước.

An Thuyên là nhạc sĩ được phong tướng đầu tiên của làng nhạc Việt Nam. Ông đã cống hiến cho xã hội với cái “tài”, “tâm” và cả sự dũng cảm, táo bạo như một vị tướng ngoài chiến trận… Sự táo bạo đó thể hiện qua cách “chiêu hiền đãi sĩ” của ông khi còn công tác ở ngôi trường văn hóa nghệ thuật quân đội.

Ngày hôm nay, đông đảo gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và học trò tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng, bài viết “NS An Thuyên- Bản lĩnh và cái tâm người lính qua cách đào tạo âm nhạc”sau đây như một nén tâm nhang tưởng nhớ người đã khuất.

Nhạc sĩ An Thuyên

Nói về nhạc sĩ An Thuyên, người yêu nhạc Việt Nam không thể quên những tác phẩm đi đầu trong dòng dân gian đương đại, như Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Ca dao em và tôi, Bâng khuâng đêm Hà Tĩnh, Chiều sông Thương, Đôi bờ sông quê, Em chọn lối này, Huế thương, Neo đậu bến quê, Thư tình của núi, Phật bà nghìn mắt nghìn tay… Rồi dòng nhạc trữ tình, nhạc trẻ, ông cũng có rất nhiều ca khúc để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người nghe, như Hồ Gươm chiều thu, Dương cầm thu không em, Về miền Trung, Sa Pa em thổ cẩm, Tình ca mặt trời…

Ngoài gia sản là những ca khúc nổi tiếng, trong đó khá nhiều ca khúc đoạt giải thưởng cấp quốc gia, ông còn viết khí nhạc và nhạc cho phim, múa, tuồng, chèo…Tuy nhiên, công tác “xã hội âm nhạc” của nhạc sĩ An Thuyên cũng là những đóng góp to lớn không kém gì các tác phẩm của ông. Điều này thể hiện rõ nhất qua 20 năm làm Hiệu trưởng trường Văn hóa nghệ thuật quân đội. Như lời nhận xét của nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Lê Doãn Hợp: “Những gì đã thành công ở Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội đã nói lên cái đức trong tập hợp con người, cái tài trong quản lý và dùng binh của Tướng quân- Nhạc sĩ An Thuyên”.

Người nhóm lửa âm nhạc suốt 20 năm…

Nhạc sĩ An Thuyên về trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội làm quản lý từ năm 1991. Khi đó trường chỉ có 7 giáo viên và 11 học viên và đang đứng bên bờ giải thể với nguyên nhân là đào tạo "cái" xã hội không cần. Từ một trường Trung cấp, 2 năm sau, trường vào guồng đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng. Ông lại cùng với Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nhóm lửa một sự nghiệp lớn với chiến lược là "dạy cái xã hội và quân đội cần" và định hướng xây mái trường "Chiến sĩ - Nghệ sĩ". Từ một trường không có phiên hiệu, tên tuổi, năm 1995, trường được lên cao đẳng và đến năm 2006 thì lên đại học, một sự nghiệp đào tạo đầy vinh quang.

Có được thành công đó bởi ngay từ khi về trường, nhạc sĩ An Thuyên quan niệm “đào tạo gắn liền với thực tế”. Những gì đời sống âm nhạc xã hội cần là trường của ông phải có. Nếu trước đó ở Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội có dạy về nhạc nhẹ, nhưng sau đó không thể tiếp tục, thì Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội được xem là nơi đầu tiên trên cả nước có môn nhạc nhẹ. An Thuyên cũng là người có tư tưởng cấp tiến, rất chú ý đến những giáo trình mới mẻ để giảng dạy cho học sinh. Ông tìm những người có tố chất đưa về trường, lúc ở giải Sao Mai, lúc ở các liên hoan, hội thi, hội diễn… đào tạo họ bằng nhiều cách, gắn học với hành. Ông còn giúp cho việc đào tạo của các đoàn ca múa nhạc của các tỉnh thành, và ân cần dặn dò những vị trưởng đoàn tìm đến ông muốn “tầm sư học đạo”: “Làm quản lý đơn vị nghệ thuật ở những tỉnh thành xa, còn nhiều khó khăn thì hãy tạo sức mạnh tại chỗ, chú ý lực lượng sáng tác, hòa âm, phối khí và nhất là biên đạo, tìm một vài giọng ca chủ lực… Nếu làm được điều đó thì nhất định sẽ thành công”.

Gần 20 năm ông nhóm lửa rồi cùng tập thể thổi bùng ngọn lửa cho biết bao thế hệ học trò thành những tài năng quân đội và đất nước, đó chính là vì bản lĩnh và quyết tâm của người lính. Uy tín, tiếng tăm của trường gắn liền tên tuổi và uy tín của ông - nhạc sỹ thiếu tướng An Thuyên. Trong những cuộc thi ca múa nhạc tầm quốc gia, quốc tế, các giải thưởng lớn đều có người của trường. Nhiều thế hệ học sinh lớn lên từ mái trường này trở thành nghệ sĩ được công chúng yêu mến như: Hồ Quỳnh Hương, NSƯT Thanh Thúy, Hồ Ngọc Hà, Lưu Hương Giang, Thái Thùy Linh, Ngọc Khuê, Nguyễn Ngọc Anh, Phương Anh, Kasim Hoàng Vũ, Xuân Hảo…

“Đốt đuốc đi tìm nhân tài!”

Vị nhạc sĩ đầu tiên được phong hàm Thiếu tướng vừa vinh dự được nhận giải Cống hiến cho tuổi trẻ Thủ đô, do Thành Đoàn Hà Nội trao tặng. Chương trình Bài hát Việt tổng kết 10 năm cũng trao giải Cống hiến cho An Thuyên –người đã có công sức gây dựng chương trình ngay từ những ngày đầu. Cả 2 giải thưởng này đều tôn vinh An Thuyên vì cống hiến cho lớp trẻ. Nhưng có lẽ, nó còn quá ít so với những gì ông đã làm cho các thế hệ học sinh lớn lên từ mái trường Nghệ thuật Quân đội.

Tang lễ đẫm nước mắt tiễn đưa nhạc sĩ An Thuyên về cõi vĩnh hằng

Lặn lội lên rừng xuống biển tìm học sinh, bỏ qua những nguyên tắc để tuyển thẳng thí sinh tài năng ở các cuộc thi vào trường học, đó là điều mà không phải vị Hiệu trưởng nào cũng làm được. Hàng ngàn con em các dân tộc ít người được ông tuyển về, được Bộ Quốc phòng chăm lo, tạo điều kiện rèn luyện và học tập trong môi trường quân đội, thành tài năng, ra trường làm người lính trong dân, hoạt động văn hoá nghệ thuật xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tôi có cơ duyên tiếp xúc vài lần với nhạc sĩ An Thuyên trong các chương trình âm nhạc về quân đội, hay qua những chuyến đi tuyển mộ nhân tài của Cao đẳng văn hóa nghệ thuật ngày xưa. Chỉ qua vài lần gặp gỡ ngắn ngủi ấy, tôi đã vô cùng mến mộ đức độ của nhạc sĩ, bởi quan niệm của ông về cách “chiêu hiền đãi sĩ”: “Đốt đuốc cũng phải tìm cho được người tài. Các em học sinh (nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc miền núi) như những viên đá cuội, cứ nhặt chúng về đã, vẻ đẹp của nó sẽ được sáng lên qua đào tạo. Chứ cứ lấp trong cát thì không bao giờ có được vẻ long lanh...”. Ông tự nhận: có được mình ở vai trò Hiệu trưởng một trường văn hóa nghệ thuật, là nhờ có học trò. Học trò càng đông, càng thành danh thì người thầy càng được rạng rỡ. Ấy nhưng ông không bao giờ nghĩ rằng: phải có người thầy chịu cất công tìm kiếm, chịu mài giũa thì “những viên ngọc thô” mới có được như ngày hôm nay. Không quan tâm đến danh vọng, ông lặng lẽ tận tâm dìu dắt, khích lệ, ươm mầm bao lứa chồi non vươn lên.

Có TÌNH là thế nhưng khi cần quyết thì bản lĩnh người lính lại trỗi dậy một cách táo bạo. Ông phá bỏ những luật lệ, giảng viên dù chưa đủ bằng cấp theo quy định nhưng có thực tài vẫn được ông mời về giảng dạy rồi sau đó học bổ sung bằng cấp. Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên táo bạo đặc cách cho rất nhiều thí sinh của các cuộc thi vào học trung cấp hoặc đại học tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội như: Minh Chuyên, Nguyễn Đình Thanh Tâm, Hương Tràm, Ya Suy, Nguyễn Hoàng Nghiệp…

Giữa cung cách đào tạo của giáo dục VN bây giờ, cách nhìn người, lấy người của thiếu tướng- nhạc sĩ An Thuyên thật đáng khâm phục. Cách tuyển sinh đó phá bỏ những quy tắc cứng nhắc, vì người học, vì nhân tài. Không so đo vật chất hay bằng cấp, học trò của ông phải là người thật việc thật, phải thực sự có tài, và ắt hẳn sẽ là người có đạo đức tử tế. Qua nhiều chuyến đi với các bạn tới các điểm đảo xa nhất của Tổ quốc, tôi càng thấy rõ điều này. Ai trong các bạn cũng ít nhất có một phần "An Thuyên" trong đó: kiên cường, bản lĩnh song cũng rất đỗi tình cảm, chân thành.

Vĩ thanh

Lẽ ra nhạc sĩ An Thuyên có thể cống hiến thêm 10 hay 20 năm nữa, lẽ ra những con chim rừng đã có thể cất thêm nhiều tiếng ca... Khắp nơi từ miền núi vùng sâu vùng xa đến hải đảo lẽ ra đã có thể kiếm tìm thêm nhiều gương mặt triển vọng cho âm nhạc Việt Nam, nếu như có ông- người nghệ sĩ tận tâm, người thầy giáo vô cùng trìu mến đối với các thế hệ học trò...

Nhưng, ông đã chọn cách đến và đi cho riêng mình. Đến quyết liệt và đi lặng lẽ…

Ngày hôm nay, trong dòng người đưa tiễn ông, tôi gửi theo vào bầu trời rộng lớn kia một cánh chim, mong ông siêu thoát về với Phật. Và mong cánh chim trong trẻo, trở về nơi ấy mang theo chữ TÌNH và chữ TÂM, như đã từng sống trọn vẹn cho cuộc đời và âm nhạc…/.

Nhạc sĩ An Thuyên là thành viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V (1995-2000), Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI (2000-2005), Phó chủ tịch thường trực, Ủy viên Đảng đoàn Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII (2005-2010). Nhạc sĩ luôn tìm sân chơi mới, khơi gợi sự sáng tạo. Các cuộc thi ca hát đã khẳng định thương hiệu thường có tên ông trong BTC. Ông là người khởi xướng cụm từ “dân gian đương đại” nói về một dòng nhạc mới, đã thịnh hành trong những năm 2000 đến nay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vĩnh biệt nhạc sĩ An Thuyên - người xứ Nghệ
Vĩnh biệt nhạc sĩ An Thuyên - người xứ Nghệ

VOV.VN - An Thuyên - nhạc sĩ đồng hương xứ Nghệ không còn nữa, nhưng các tác phẩm của ông vẫn còn mãi với thời gian và trong lòng thính giả và khán giả cả nước.

Vĩnh biệt nhạc sĩ An Thuyên - người xứ Nghệ

Vĩnh biệt nhạc sĩ An Thuyên - người xứ Nghệ

VOV.VN - An Thuyên - nhạc sĩ đồng hương xứ Nghệ không còn nữa, nhưng các tác phẩm của ông vẫn còn mãi với thời gian và trong lòng thính giả và khán giả cả nước.

Các nghệ sĩ ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ An Thuyên về với đất mẹ
Các nghệ sĩ ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ An Thuyên về với đất mẹ

VOV.VN -Sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ An Thuyên là mất mát quá lớn đối với nền âm nhạc nước nhà, với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè.

Các nghệ sĩ ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ An Thuyên về với đất mẹ

Các nghệ sĩ ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ An Thuyên về với đất mẹ

VOV.VN -Sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ An Thuyên là mất mát quá lớn đối với nền âm nhạc nước nhà, với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè.

Bộ ảnh cuối Nguyễn Á chụp nhạc sĩ An Thuyên
Bộ ảnh cuối Nguyễn Á chụp nhạc sĩ An Thuyên

Nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc khi trầm tư, khi vui tươi của nhạc sĩ "Ca dao em và tôi" trong chuyến đi cuối của ông về một trang trại ở Buôn Mê Thuột

Bộ ảnh cuối Nguyễn Á chụp nhạc sĩ An Thuyên

Bộ ảnh cuối Nguyễn Á chụp nhạc sĩ An Thuyên

Nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc khi trầm tư, khi vui tươi của nhạc sĩ "Ca dao em và tôi" trong chuyến đi cuối của ông về một trang trại ở Buôn Mê Thuột

Hình ảnh: Xúc động lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên
Hình ảnh: Xúc động lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên

VOV.VN -Lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên đã được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - Hà Nội trong sự tiếc thương của gia đình, bạn bè và người hâm mộ.

Hình ảnh: Xúc động lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên

Hình ảnh: Xúc động lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên

VOV.VN -Lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên đã được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - Hà Nội trong sự tiếc thương của gia đình, bạn bè và người hâm mộ.

Video: Những ca khúc hay nhất của nhạc sĩ An Thuyên
Video: Những ca khúc hay nhất của nhạc sĩ An Thuyên

VOV.VN - Dành trọn cả cuộc đời cho âm nhạc, nhạc sĩ An Thuyên đã sáng tác nhiều ca khúc gắn liền với nhiều thế hệ người Việt Nam.

Video: Những ca khúc hay nhất của nhạc sĩ An Thuyên

Video: Những ca khúc hay nhất của nhạc sĩ An Thuyên

VOV.VN - Dành trọn cả cuộc đời cho âm nhạc, nhạc sĩ An Thuyên đã sáng tác nhiều ca khúc gắn liền với nhiều thế hệ người Việt Nam.

Những dòng tin nhắn cuối cùng của con gái gửi nhạc sĩ An Thuyên
Những dòng tin nhắn cuối cùng của con gái gửi nhạc sĩ An Thuyên

Những tin nhắn của chị Bông Mai gửi ba mình là nhạc sĩ An Thuyên cho thấy ông có những vấn đề bất thường về sức khoẻ vào hồi tháng 6/2015.

Những dòng tin nhắn cuối cùng của con gái gửi nhạc sĩ An Thuyên

Những dòng tin nhắn cuối cùng của con gái gửi nhạc sĩ An Thuyên

Những tin nhắn của chị Bông Mai gửi ba mình là nhạc sĩ An Thuyên cho thấy ông có những vấn đề bất thường về sức khoẻ vào hồi tháng 6/2015.

Tang lễ nhạc sĩ An Thuyên: Hãy mang lồng chim phóng sinh đến viếng
Tang lễ nhạc sĩ An Thuyên: Hãy mang lồng chim phóng sinh đến viếng

VOV.VN -Gia đình nhạc sĩ An Thuyên bày tỏ mong muốn bạn bè thân hữu khi đến viếng, hãy mang theo vài con chim nhỏ để cùng gia đình làm lễ phóng sinh tại chỗ.

Tang lễ nhạc sĩ An Thuyên: Hãy mang lồng chim phóng sinh đến viếng

Tang lễ nhạc sĩ An Thuyên: Hãy mang lồng chim phóng sinh đến viếng

VOV.VN -Gia đình nhạc sĩ An Thuyên bày tỏ mong muốn bạn bè thân hữu khi đến viếng, hãy mang theo vài con chim nhỏ để cùng gia đình làm lễ phóng sinh tại chỗ.

Tang lễ của nhạc sĩ An Thuyên được cử hành theo nghi thức quân đội
Tang lễ của nhạc sĩ An Thuyên được cử hành theo nghi thức quân đội

Lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên sẽ diễn ra từ 7h30 – 12h30 ngày 9/7 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).

Tang lễ của nhạc sĩ An Thuyên được cử hành theo nghi thức quân đội

Tang lễ của nhạc sĩ An Thuyên được cử hành theo nghi thức quân đội

Lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên sẽ diễn ra từ 7h30 – 12h30 ngày 9/7 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).

Nghẹn ngào ca khúc tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên
Nghẹn ngào ca khúc tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên

VOV.VN - Ca sĩ Phạm Phương Thảo đã sáng tác ca khúc “Trăng sáng một mình” để tiễn biệt người thầy mà cô vô cùng yêu quý – nhạc sĩ An Thuyên.

Nghẹn ngào ca khúc tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên

Nghẹn ngào ca khúc tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên

VOV.VN - Ca sĩ Phạm Phương Thảo đã sáng tác ca khúc “Trăng sáng một mình” để tiễn biệt người thầy mà cô vô cùng yêu quý – nhạc sĩ An Thuyên.

Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu
Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu

VOV.VN -Với nền nhạc Việt, nhạc sĩ An Thuyên để lại một “khoảng trống” khó bù đắp. Và với riêng mình, vị nhạc sĩ tài hoa vẫn còn nhiều “dang dở”.

Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu

Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu

VOV.VN -Với nền nhạc Việt, nhạc sĩ An Thuyên để lại một “khoảng trống” khó bù đắp. Và với riêng mình, vị nhạc sĩ tài hoa vẫn còn nhiều “dang dở”.