Nhạc sĩ Huy Thục: Yêu nước là nguồn cảm hứng vô tận

(VOV) - Nhạc sĩ Huy Thục đã biến lời kêu gọi của Bác Hồ thành lời ca trong Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Tiến lên chiến sĩ đồng bào…

Cùng với toàn quân, toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới văn nghệ sĩ có cách hưởng ứng phong trào thi đua ái quốc một cách rất riêng. Tình yêu nước thương nòi đã trở thành mạch văn và nguồn cảm hứng sáng tạo vô biên đối với nhiều văn nghệ sĩ tài hoa, trong đó có nhạc sĩ Huy Thục.

Ông đã biến lời kêu gọi của Bác Hồ thành hình tượng âm nhạc trong lời ca, trong khúc hát, có sức cổ vũ, khích lệ tinh thần nhân dân thi đua yêu nước như các bài “Tiếng hát trên đường quê hương”, “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”, “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”…

Phóng viên VOV có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Huy Thục:

Nhạc sỹ Huy Thục với cây đàn đã từng theo ông đi khắp các chiến trường để phục vụ các chiến sỹ trong những năm chống Mỹ (Ảnh: K.T)

PV:
Thưa nhạc sĩ Huy Thục! Cách đây tròn 65 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” và nhận được sự hưởng ứng của toàn quân toàn dân ta. Với giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là các nhạc sĩ đã hưởng ứng lời kêu gọi đó như thế nào?

Nhạc sĩ Huy Thục: Các nhạc sĩ chúng tôi đã biến “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Bác Hồ thành hình tượng âm nhạc trong lời ca, làm sao có sức cổ vũ, khích lệ tinh thần mà Bác đã kêu gọi. Nhạc sĩ Lê Lôi có bài “Đóng nhanh lúa tốt”, Nguyễn Xuân Khoát thì “Đánh giặc thì mới về làng thì há ới a sao hả ghê”, Nguyễn Văn Tý thì có “tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”…Trong kháng chiến chống Pháp, các nhạc sĩ cũng sáng tác nêu gương Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Nguyễn Thị Chiên… Tinh thần thi đua ái quốc là động lực thúc đẩy cảm xúc của chúng tôi.

PV: Vậy với riêng nhạc sĩ Huy Thục, nguồn cảm hứng đã giúp ông sáng tác như thế nào?

Nhạc sĩ Huy Thục: Khi tôi vào mặt trận viết được bài “Tiếng hát trên đường quê hương”, đến cuộc chiến tranh phá hoại tôi viết “Tiếng kèn xuất trận”. Như lời kêu gọi của Bác “hễ đất nước còn tên xâm lược nào ta quét sạch nó đi”, tôi viết “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” vì khát khao độc lập tự do của cả dân tộc, khát khao Bắc Nam sum họp.

Quyết tâm của tuổi trẻ lúc đó lớn lắm. Họ rời trường, rời làng xóm ra đi để giành lấy độc lập tự do. Có những chiến sĩ ngồi trong hầm nghe thấy lời chúc Tết của Bác đêm 30, nghe các bài hát của các nhạc sĩ động viên đánh giặc, giành dộc lập tự do, họ đã khóc trong niềm tin tưởng để giành lấy ngày mai.

"Bác đang cùng chúng cháu hành quân" - Tốp ca nam

PV: Lời thơ chúc Tết năm 1968 của Bác như một lời hịch tướng sĩ, là bản hùng ca thôi thúc quân và dân cả nước xông lên đánh cho “Mỹ cút Ngụy nhào”. Là người phổ nhạc cho bài thơ chúc Tết ấy của Bác Hồ, nhạc sĩ Huy Thục có thể kể lại hoàn cảnh sáng tác bài hát này?

Nhạc sĩ Huy Thục: Năm 1948, Bác Hồ kêu gọi “Người người thi đua, ngành ngành thi đua/Ta nhất định thắng, địch nhất định thi đua”. Năm 1968, chúng ta tổng tiến công Mậu Thân. Mặc dù năm 1967 địch ra sức tàn phá Bắc Nam, nhưng Bác Hồ vẫn khẳng định năm 1968 là năm thắng lợi, cho nên Bác mới nhắc lại là: “Xuân này hơn hẳn những xuân qua/Thắng trận tin vui khắp nước nhà/Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/Tiến lên toàn thắng ắt về ta”.

Lúc đó, tôi nhận nhiệm vụ phải phổ nhạc ngay bài thơ của Bác để đầu Xuân 1968, Đài Tiếng nói Việt Nam kịp phát sóng. Tôi phổ xong thì đưa ra Hà Nội, cho thu âm ngay.

PV: Để kịp thời động viên các chiến sỹ giải phóng đang xả thân nơi chiến trường ác liệt, ông cũng đã phổ nhạc cho bài thơ chúc Tết 1969 của Bác Hồ và đặt tên ca khúc là “Tiến lên chiến sỹ đồng bào”. Làm sao nhạc sĩ truyền tải tinh thần của Bác vào trong bài hát?

Nhạc sĩ Huy Thục: Nếu ai tinh ý thì sẽ nhận thấy, trong thơ của Bác gần như lại nhắc lại lời tuyên ngôn độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Bác khẳng định: “Năm qua thắng lợi vẻ vang/Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/Vì độc lập vì tự do/Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”. Bác động viên: “Tiến lên chiến sĩ đồng bào/Bắc Nam xum họp xuân nào vui”.

Khẩu hiệu thi đua ái quốc rõ như thế trong thơ của Bác. Chính vì thế, ca khúc tôi viết với không khí rộn ràng, hình dung khi đất nước được thống nhất. Phần mở đầu giống như 1 ngày hội với tiếng trống thúc giục. Đúng sáng 1 tháng Giêng năm 1969, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát ca khúc này.


"Tiến lên chiến sĩ đồng bào" - Tốp ca nữ

PV: Theo nhạc sĩ, tinh thần thi đua ái quốc trong các tác phẩm của văn nghệ sĩ ở giai đoạn đổi mới hiện nay như thế nào?

Nhạc sĩ Huy Thục: Đến hôm nay, sau 25 năm cuộc sống đổi mới, những gì chúng ta viết chưa được bao nhiêu với lòng mong muốn của những người đã mất, hàng triệu triệu chiến sĩ đồng bào hy sinh cho hạnh phúc ngày nay. 

Theo lời kêu gọi của Bác Hồ, chúng ta nên viết nhiều tác phẩm về gương điển hình của cuộc thi ái quốc. Những nhạc sĩ già và trẻ hôm nay phải có trách nhiệm với sự đổi mới, bám vào lịch sử và cuộc sống để phản ánh cuộc sống, thì hy vọng chúng ta sẽ có những tác phẩm hay.

PV: Theo ông, nguyên nhân nào khiến cho 25 năm đổi mới chúng ta chưa thực sự có những tác phẩm hay về thi đua ái quốc?

Nhạc sĩ Huy Thục: Nghị quyết TW6 khóa 8 nhấn mạnh “nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc” nhưng chúng ta mới chỉ hướng vào cái tiên tiến, học khoa học kỹ thuật của thế giới mà bỏ mất cái đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta chỉ khoe những kỹ thuật, phối khí ầm ĩ để đạt được những gì hoa mỹ nhất nhưng cuối cùng, nhạc sĩ viết cho ai, đối tượng nào? Tất cả sự sáng tạo để phục vụ Tổ quốc, nhân dân, đời sống... Chúng ta không nhận thức ra được thì cái đậm đà bản sắc dân tộc sẽ mất đi.

PV: Cảm ơn nhạc sĩ Huy Thục./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghe “Đôi dép Bác Hồ” nhớ Văn An
Nghe “Đôi dép Bác Hồ” nhớ Văn An

Những ngày tháng 9 này, nghe bài hát “Đôi dép Bác Hồ”, lại nhớ đến Văn An - nhạc sĩ, chiến sĩ vừa ngừng nhịp tim ở tuổi 83

Nghe “Đôi dép Bác Hồ” nhớ Văn An

Nghe “Đôi dép Bác Hồ” nhớ Văn An

Những ngày tháng 9 này, nghe bài hát “Đôi dép Bác Hồ”, lại nhớ đến Văn An - nhạc sĩ, chiến sĩ vừa ngừng nhịp tim ở tuổi 83

VOV giới thiệu 2 ca khúc về Bác Hồ của nhạc sĩ Venezuela
VOV giới thiệu 2 ca khúc về Bác Hồ của nhạc sĩ Venezuela

(VOV) - Hai ca khúc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được dịch sang tiếng Việt và thu thanh phát sóng trên Đài TNVN.

VOV giới thiệu 2 ca khúc về Bác Hồ của nhạc sĩ Venezuela

VOV giới thiệu 2 ca khúc về Bác Hồ của nhạc sĩ Venezuela

(VOV) - Hai ca khúc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được dịch sang tiếng Việt và thu thanh phát sóng trên Đài TNVN.

Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"
Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"

(VOV) - Các tiết mục hướng đến ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng và là niềm tin của ý chí, sức mạnh của dân tộc.

Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"

Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"

(VOV) - Các tiết mục hướng đến ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng và là niềm tin của ý chí, sức mạnh của dân tộc.

Bài hát hay nhất về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ
Bài hát hay nhất về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ

(VOV) - “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” là một trong những bài hát thiếu nhi hay nhất viết về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ.

Bài hát hay nhất về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ

Bài hát hay nhất về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ

(VOV) - “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” là một trong những bài hát thiếu nhi hay nhất viết về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ.