NS Đặng Hoành Loan: Chúng ta bảo vệ ca trù quá chậm trễ

VOV.VN - "Chúng ta phải làm gì để bảo vệ ca trù?" - Theo NS Đặng Hoành Loan, có 3 việc cần làm, trong đó có việc mở các lớp đào tạo.

Cần phải làm gì để nhanh chóng “cứu” ca trù trước nguy cơ bị rút danh hiệu, trong khi thời gian cho những công việc này chỉ còn 1 năm.

Phóng viên VOV phỏng vấn Nhà nghiên cứu âm nhạc, Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan - người có nhiều năm nghiên cứu về ca trù.

PV: Thưa Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, 4 năm sau khi được thế giới công nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp”, ông đánh giá như thế nào về việc bảo vệ Di sản Văn hóa này, nhất và việc hỗ trợ cộng đồng từ phía các nhà quản lý văn hóa?

Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Việc hỗ trợ cộng đồng (một trong những danh từ dùng trong hồ sơ quốc gia) chúng ta làm còn yếu. Yếu ở nhiều mặt như: ca trù đang nằm trong tình trạng không có tỉnh nào bỏ tiền ra để đầu tư. Ngay như Hà Nội - Trung tâm ca trù lớn hơn 1.000 năm nay nhưng dường như ca trù cũng bị bỏ lửng. Các nhà văn hóa ở Hà Nội hầu như không quan tâm.


NS Đặng Hoành Loan (ảnh:TT&VH)
Chúng ta coi Hà Nội là cái nôi của ca trù, bởi vì Hà Nội là Thăng Long. Ca trù sinh ra từ Thăng Long, lớn lên từ Thăng Long, có tên ca trù cũng có từ Thăng Long, di tích còn lại vẫn còn đây là đình Đông Ngạc. Tóm lại, Thăng Long là cái nôi của ca trù, nhưng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội không quan tâm.

Các địa phương hầu như không có động thái và chương trình hành động nào để quán xuyến. Khi có vụ việc ca trù mới ngó ngàng 1 chút, cho nên việc phát triển ca trù do tổ chức của Nhà nước, chính quyền ở địa phương hầu như không được quan tâm.

Hiện nay, có một thực tế đáng buồn là họ không quan tâm nên không hiểu về ca trù. Khi người ta xin thành lập CLB, xin chi phí hoạt động lại có cái nhìn lệch lạc.

Nó không đúng với bản thân nghệ thuật ấy và cũng không đúng với hành động quốc gia, trong hồ sơ chúng ta trình UNESCO. Điều này rất quan trọng vì như vậy chúng ta chưa thực hiện hành động đúng, đủ để nghệ thuật ấy phát triển trong cộng đồng.

PV: Được biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có Chương trình hành động quốc gia bảo vệ ca trù, nhưng tại sao theo ông, Di sản này vẫn rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” như vậy? 

Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Tôi phải nói rằng, để thực hiện chương trình hành động quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có các hoạt động cụ thể và thiết thực như: tổ chức liên hoan ca trù, mở lớp đào tạo về ca trù trong năm 2011 -2012… Những hoạt động này chưa đủ để kích thích một môn nghệ thuật đã xa rời với đời sống khá lâu. Bên cạnh đó, cũng chưa có chính sách hay cách ứng xử thỏa đáng đối với bản chất của môn nghệ thuật này. Cho nên, nó chưa được cộng đồng đánh giá cao hành động của nhà nước.

Tôi đã làm việc với một số vị lãnh đạo ở Sở Văn hóa các tỉnh, họ muốn chi phí để hoạt động nhưng họ không dám làm vì không có cơ sở để chi. Vì nếu họ chi tiền của nhà nước phải chi theo ngành, ngạch, quyết định, thông tư thật cụ thể. Ví dụ như ở TP HCM muốn tổ chức liên hoan hay hoạt động nào đó thì không có kinh phí để thực hiện... Do vậy, Bộ VHTT&DL phải ban hành các văn bản thật cụ thể, chi tiết để các tỉnh noi theo.

PV: Theo ông, việc kiểm kê ca trù có vai trò như thế nào và độ tin cậy của các kiểm kê này như thế nào?

Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Việc kiểm kê là một trong những công tác hàng năm, năm nào cũng phải làm, ca trù cũng thế.

Kiểm kê là việc quan trọng để báo cáo với UNESCO để có cơ sở so sánh, mức độ phát triển hay không, nghệ nhân nào mới ra đi, lớp mới ra như thế nào…Thông qua kiểm kê, thế giới có thể đánh giá mức độ của nghệ thuật ấy như thế nào trong đời sống hôm nay.

Hiện nay, các tỉnh đã tham gia nhiều lớp kiểm kê. Việc kiểm kê hàng năm do Bộ VHTT&DL, Viện Âm nhạc kết hợp với các địa phương tiến hành để có báo cáo chính xác.

Liên hoan ca trù Hà Nội 2012 (ảnh: VOV Giao thông)

Tôi nghĩ không đáng lo về việc kiểm kê, các tỉnh làm được. Đương nhiên họ không phải là các nhà nghiên cứu để đánh giá theo con mắt của những nhà nghiên cứu. Tôi nghĩ, việc kiểm kê ấy đáng tin cậy chứ không phải không biết làm. Lúc mới làm họ còn bỡ ngỡ nhưng làm nhiều thành quen, làm tốt và thấu hiểu nhất là các cán bộ trẻ. Cho nên chúng ta không có gì phải lo lắng

PV: Một việc đã nói đến rất nhiều lần rồi nhưng vẫn chưa thực hiện được là phong tặng danh hiệu nghệ nhân và chính sách dành cho họ. Nhạc sĩ có ý kiến gì về vấn đề này?

Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Hội Văn nghệ Dân gian đã làm rất tốt và ông nhìn thấy sự cần thiết trong việc động viên các nghệ nhân.

Dù chỉ là bằng do Hội Văn nghệ Dân gian phong tặng nhưng nó vô cùng quý giá đối với nghệ sĩ và nghệ nhân biết nhường nào. Tôi nghĩ rằng, Bộ VHTT&DL quá chậm chạp và quá cồng kềnh.

Khi nộp hồ sơ, chúng ta có 22 nghệ nhân nhưng đến bây giờ, 3/4 trong số ấy đã ra đi. Cho nên, số người còn lại để phong tặng quá ít mà cũng không làm được. Quá chậm chạp, thật đáng trách! Có lẽ đối với ca trù, việc phong tặng đến tận tháng 9/2014 mới xong thì các nghệ nhân đã đi hết rồi.

Tôi nghĩ chúng ta phải có cách làm nhanh hơn để cho các nghệ sĩ còn sống còn nhận được danh hiệu. Nếu họ ra đi thì danh hiệu đối với họ chẳng còn ý nghĩa nữa.

Nhưng danh hiệu ấy vẫn chưa quan trọng bằng việc tổ chức các lớp học để họ truyền dạy kinh nghiệm cho lớp trẻ. Hiện nay, việc Bộ VHTT&DL đang làm giống như “gió thoảng qua đỉnh núi” không có tác động bao nhiêu. Cho nên, điều cấp thiết ngay bây giờ là phải tổ chức ngay các lớp đào tạo để các nghệ nhân truyền dạy cho con cháu hơn là cầm một tờ giấy đi về cõi.

PV: Chỉ còn 1 năm nữa là Việt Nam phải báo cáo tình hình với UNESCO. Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để ca trù không bị tước danh hiệu?

Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Theo tôi cần 3 giải pháp vô cùng quan trọng. Đó là ra những chính sách để các tỉnh dựa vào đó để thực hiện và phục hồi, bảo vệ ca trù. Thứ hai, chúng ta tổ chức nhiều hoạt động, liên hoan để cọ xát, trao đổi kinh nghiệm, giúp các nghệ nhân được trình diễn trước công chúng. Vì ca trù là nghệ thuật trình diễn, và trình diễn thì phải có người nghe, người thưởng thức. Cuối cùng, tổ chức các lớp truyền dạy, đào tạo về ca trù. Đó là 3 việc cần làm ngay từ bây giờ.

PV: Cảm ơn Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xê dịch với “Ca trù - Vang bóng một thời”
Xê dịch với “Ca trù - Vang bóng một thời”

(VOV) - Chương trình được thực hiện với mong muốn khuyến khích người trẻ tìm hiểu, yêu thích loại hình nghệ thuật này.

Xê dịch với “Ca trù - Vang bóng một thời”

Xê dịch với “Ca trù - Vang bóng một thời”

(VOV) - Chương trình được thực hiện với mong muốn khuyến khích người trẻ tìm hiểu, yêu thích loại hình nghệ thuật này.

Khai mạc Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 2
Khai mạc Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 2

(VOV) -Liên hoan là dịp để các CLB ca trù có điều kiện thể hiện nhằm mục đích bảo tồn di sản phi vật thể của nhân loại

Khai mạc Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 2

Khai mạc Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 2

(VOV) -Liên hoan là dịp để các CLB ca trù có điều kiện thể hiện nhằm mục đích bảo tồn di sản phi vật thể của nhân loại

Bảo tồn Ca trù: Đừng vinh danh rồi bỏ quên!
Bảo tồn Ca trù: Đừng vinh danh rồi bỏ quên!

(VOV) - “Nếu không quan tâm đến các nghệ nhân còn lại của Ca trù thì khi các cụ ra đi, ca trù sẽ mất”.

Bảo tồn Ca trù: Đừng vinh danh rồi bỏ quên!

Bảo tồn Ca trù: Đừng vinh danh rồi bỏ quên!

(VOV) - “Nếu không quan tâm đến các nghệ nhân còn lại của Ca trù thì khi các cụ ra đi, ca trù sẽ mất”.

Gần 65 tỷ đồng bảo tồn quan họ Bắc Ninh và ca trù
Gần 65 tỷ đồng bảo tồn quan họ Bắc Ninh và ca trù

UBND Bắc Ninh phê duyệt đề án Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh và ca trù giai đoạn 2013-2020

Gần 65 tỷ đồng bảo tồn quan họ Bắc Ninh và ca trù

Gần 65 tỷ đồng bảo tồn quan họ Bắc Ninh và ca trù

UBND Bắc Ninh phê duyệt đề án Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh và ca trù giai đoạn 2013-2020

Liên hoan Ca trù Hà Nội sẽ diễn ra 2 năm/lần
Liên hoan Ca trù Hà Nội sẽ diễn ra 2 năm/lần

(VOV)-Liên hoan là dịp để các câu lạc bộ thể hiện tâm huyết của mình qua các làn điệu ca trù, nhằm mục đích bảo tồn các làn điệu cổ.

Liên hoan Ca trù Hà Nội sẽ diễn ra 2 năm/lần

Liên hoan Ca trù Hà Nội sẽ diễn ra 2 năm/lần

(VOV)-Liên hoan là dịp để các câu lạc bộ thể hiện tâm huyết của mình qua các làn điệu ca trù, nhằm mục đích bảo tồn các làn điệu cổ.

Ca trù đang sống hay chết?
Ca trù đang sống hay chết?

VOV.VN - Còn quá nhiều việc phải làm để “cứu” ca trù nếu không muốn UNESCO rút lại danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể dành cho ca trù.

Ca trù đang sống hay chết?

Ca trù đang sống hay chết?

VOV.VN - Còn quá nhiều việc phải làm để “cứu” ca trù nếu không muốn UNESCO rút lại danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể dành cho ca trù.