Nửa thế kỷ Ca nhạc theo yêu cầu thính giả

VOV.VN - Dù đã trôi qua nửa thế kỷ, với rất nhiều thay đổi nhưng chương trình “Ca
nhạc theo yêu cầu thính giả” của Đài TNVN vẫn thu hút
nhiều thính giả.

Trong ký ức thơ dại của tôi (tác giả bài viết), dường như còn nguyên những bồi hồi thuở ấy, ngồi bên chiếc loa Galen, chờ nghe chương trình “Ca nhạc theo yêu cầu thính giả” của Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng vào 7h30 sáng Chủ nhật hàng tuần. Vậy mà nửa thế kỷ đã trôi qua.

Không chỉ là ký ức ngày thơ dại, mà còn là ký ức của những năm tháng sinh viên. Khi đó, các trường đại học sơ tán về nông thôn. Mỗi lớp chúng tôi, may lắm thì có một cán bộ đi học có riêng chiếc đài bán dẫn. Nhiệm vụ của mấy thằng sinh viên nghèo yêu ca hát như chúng tôi là mỗi đứa cố làm thân với một “Sếp” để lỡ sớm chủ nhật “Sếp” này đi vắng hay ngủ muộn, thì đã có  “Sếp” kia thay thế cho cái khoản “nghe nhờ” chương trình trên.

Vài lần đầu thì nghe “miễn phí”. Sau nhạy cảm với thái độ của “Sếp”, mấy thằng mở “hầu bao lép kẹp sinh viên”, góp mỗi đứa một chút, để giờ đấy thì tự nguyện mang đến,vừa cùng “Sếp” ăn sáng vừa nghe chương trình.

Sau thời sinh viên với tôi là thời lính chiến trường. Sung sướng biết bao một sớm Chủ nhật giữa Trường Sơn đại ngàn tạm im tiếng bom, tiếng súng, mấy thằng lính quây quần quanh chiếc đài bán dẫn lúc thì là “Xiêng mao Trung Quốc”, lúc thì là “ Li đô Hung-ga-ri”… để nghe Tường Vi véo von “Cô gái vót chông” hay Phan Huấn lạ lẫm một cách hát “Núi ơ núi - Thuyền ơ thuyền”… Tất cả đã xa lắc, đã lùi lại phía sau, chỉ có chương trình vẫn song hành cùng ta, cùng già đi theo tuổi tác.

Có điều lạ là, ngày xưa chỉ có làn sóng phát thanh độc diễn, thì chương trình “Ca nhạc theo yêu cầu thính giả” trở thành đặc sản là đúng. Bây giờ ngoài làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, còn những làn sóng phát thanh của các tỉnh khác. Mới hơn nữa là truyền hình với ty tỷ kênh phát hình và bội thực âm nhạc thời thượng trong nước cũng như quốc tế. Vậy mà chương trình “Ca nhạc theo yêu cầu thính giả” vẫn đắt thính giả. Hóa ra sức hút của một chương trình còn lớn hơn cả hình thức thể hiện của nó.

BTV âm nhạc Đài TNVN

Đó là sức hút của tình yêu. Không phải chỉ ở những nơi khó khăn không có tiền mua tivi, nên đành phải nghe Đài. Các vị lãnh đạo, các đại gia, những khách đi taxi, mỗi khi ngồi lên ô tô đều muốn nghe tin tức, ca nhạc qua đài trên xe. Và nếu cuộc lên “lên đường” rơi vào hồi 7h30 sáng Chủ nhật thì tội gì mà không thưởng thức “Ca nhạc theo yêu cầu thính giả”. Cũng như thế với những con tàu lênh đênh biển biếc, cũng như thế với những hải đảo xa xăm và biên cương heo hút - nơi con người càng khát khao chia sẻ. Bởi thế, không lạ gì mà Ban Âm nhạc - Đài Tiếng nói Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua đã đầu tư cho chương trình này không ít tài năng và chất xám.

Từ những bậc cựu trào nay đã đời đời yên nghỉ như nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Thường, Vũ Thanh… hay đã tuổi tác như Thế Song, Văn Dung, Lương Nguyên… cả đến người “giữ cửa đương thời” là nhạc sĩ Ánh Quyên thì cũng đã quá tuổi “tứ tuần”. Xã hội phát triển thì chương trình cũng phải phát triển theo.

Năm 1990, theo sáng kiến của nhạc sĩ Vũ Thanh, “Ca nhạc theo yêu cầu thính giả” có thêm chuyên mục “Lá thư thính giả” vào cuối tháng . Năm 1993 mở thêm chuyên mục “Giới thiệu ca khúc được nhiều người yêu thích”. Năm 1997, mở thêm chuyên mục “Thính giả viết về bài hát mà mình yêu thích” mà sau nhạc sĩ Lương Nguyên đổi tên thành mục “Bạn yêu nhạc bình nhạc”. Năm 1998, chương trình tham gia “Liên hoan phát thanh toàn quốc” và đạt giải vàng. Năm 2001, mở thêm mục “Bài hát có thể bạn chưa biết”, năm 2003 mở thêm mục “Bài hát mới của bạn”. Năm 2005, mở thêm mục “Cửa sổ âm nhạc”. Năm 2007 chuẩn bị cho kỷ niệm nửa thế kỷ, chương trình mở thêm mục “Nghĩ về yêu cầu thính giả”.

Đã có biết bao lá thư thính giả gửi về chương trình với những ngợi khen, góp ý. Nhưng độc đáo nhất có lẽ là lá thư của cựu chiến binh Hải Quân Nguyễn Thiện Phùng - tàu T-173 khi xưa. Lá thư kể về một cuộc chiến đấu ác liệt giữa Hải quân ta và máy bay Mỹ vào một sáng Chủ nhật tháng 4/1965 tại Sông Gianh, Quảng Bình. Pháo thủ Lê Khắc Côn 18 tuổi, mặc dù bị thương rất nặng, trước giây phút ra đi vẫn nhắc đến giờ phát sóng chương trình sáng Chủ nhật ấy có phát bài “Bế Văn Đàn sống mãi” (nhạc Huy Du, thơ Trinh Đường). Và người lính trẻ đã thanh thản ra đi trong giai điệu ngợi ca Bế Văn Đàn, ra đi như Bế Văn Đàn, ra đi trong tiếng nhạc của chương trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”
Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”

VOV.VN - Nhỏ nhẹ, dịu dàng và đa cảm, cây đàn gió Cầm Phong lướt nhẹ những giai điệu trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”

Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”

VOV.VN - Nhỏ nhẹ, dịu dàng và đa cảm, cây đàn gió Cầm Phong lướt nhẹ những giai điệu trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Thuận Yến, người có nhiều bài hát hay về Bác Hồ
Nhạc sĩ Thuận Yến, người có nhiều bài hát hay về Bác Hồ

VOV.VN - Vậy là người nhạc sĩ có nhiều bài hát hay về Bác Hồ đã trở về với thế giới người hiền trong sự tiếc thương của đồng nghiệp.

Nhạc sĩ Thuận Yến, người có nhiều bài hát hay về Bác Hồ

Nhạc sĩ Thuận Yến, người có nhiều bài hát hay về Bác Hồ

VOV.VN - Vậy là người nhạc sĩ có nhiều bài hát hay về Bác Hồ đã trở về với thế giới người hiền trong sự tiếc thương của đồng nghiệp.

Nhớ nhạc sĩ Phan Nhân
Nhớ nhạc sĩ Phan Nhân

VOV.VN - Trước khi về cõi vĩnh hằng, anh Phan Nhân hãy ghé thăm Hà Nội một lần nữa, như bài hát năm xưa anh viết “Về lại Thủ đô, đông đang qua mùa xuân đang tới…”.

Nhớ nhạc sĩ Phan Nhân

Nhớ nhạc sĩ Phan Nhân

VOV.VN - Trước khi về cõi vĩnh hằng, anh Phan Nhân hãy ghé thăm Hà Nội một lần nữa, như bài hát năm xưa anh viết “Về lại Thủ đô, đông đang qua mùa xuân đang tới…”.

Nhớ chị Châu Loan
Nhớ chị Châu Loan

VOV.VN - Với nghệ sĩ nhân dân Châu Loan, tôi chỉ như một người đàn em, một người “ăn theo”.

Nhớ chị Châu Loan

Nhớ chị Châu Loan

VOV.VN - Với nghệ sĩ nhân dân Châu Loan, tôi chỉ như một người đàn em, một người “ăn theo”.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện

VOV.VN -Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã tạo ra một bước phát triển của  Âm nhạc trên sóng Phát thanh, nâng tầm cho truyền thông âm nhạc riêng biệt.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện

VOV.VN -Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã tạo ra một bước phát triển của  Âm nhạc trên sóng Phát thanh, nâng tầm cho truyền thông âm nhạc riêng biệt.

Trần Thụ người sáng tác và hát trên làn sóng điện
Trần Thụ người sáng tác và hát trên làn sóng điện

VOV.VN -Trần Thụ là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho âm nhạc trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trần Thụ người sáng tác và hát trên làn sóng điện

Trần Thụ người sáng tác và hát trên làn sóng điện

VOV.VN -Trần Thụ là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho âm nhạc trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.