Thế Hoàn-Nghệ sĩ trẻ đam mê bất tận với môn nghệ thuật dân gian

VOV.VN - Sinh ra trong gia đình không ai làm nghệ thuật, Thế Hoàn đến với Hát văn vì cái “cơ duyên”.

Hát “Văn” hay còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Có thể nói, nghệ thuật này mang một phong cách âm nhạc độc đáo có một không hai của nhân loại.

Cho tới gần đây, chầu văn đã được nhìn nhận đúng giá trị, là một tín ngưỡng đặc sắc của văn hóa bản địa, “Tín ngưỡng thờ mẫu” trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ sĩ trẻ Thế Hoàn.

Sinh ra trong gia đình không ai làm nghệ thuật, Thế Hoàn đến với Hát văn vì cái “cơ duyên”. Từ một nghệ sĩ chơi sáo trúc và guitar phím lõm trong dàn nhạc hát văn, xong vì đam mê anh đã rẽ sang một con đường hoàn toàn mới đầy khó khăn đó là Hát văn Chầu ( Hát Văn ). Trong một thời gian ngắn, Thế Hoàn đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng riêng và được đông đảo các bạn nghề biết tới.  

Bài Hát văn “Cô Vy” chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với làng Chầu văn nói chung và giới truyền thông nói riêng. Bằng sự thông minh sáng tạo Thế Hoàn đã mượn những làn điệu trong hát văn để ca ngợi các Bộ, Ban, Ngành trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Bài hát nhanh chóng thu hút mọi lứa tuổi, Thế Hoàn nói : “Trong quãng thời gian tôi chỉ đi ra ngoài rồi đi về mà không làm gì cả, tôi suy nghĩ rất nhiều đến cuộc sống này. Khoảng thời điểm đó, đại dịch đem lại cho chúng ta những nguồn năng lượng tiêu cực, chúng ta quanh đi quẩn lại với hai từ Covid-19 và chúng ta đang quên đi những động lực, sức mạnh, quên đi những cái gì mà chúng ta phải đoàn kết để vượt qua thời gian này.”

 “Tôi nghĩ rằng mình nên làm một cái gì đấy đặc biệt và để cho lòng mình thoải mái hơn, mặc dù mình không thể thay đổi được điều gì, không thể giúp bác sĩ làm được chuyện nọ chuyện kia, mình không thể thay đổi được toàn cục, nên mình muốn góp phần nhỏ bé gì đó để thay đổi suy nghĩ và tư tưởng của mọi người, để cho mọi người có gì đó giải trí, để quên đi những điều tiêu cực và hướng đến những điều tích cực hơn”.

 

Thế Hoàn đã cho chúng ta thấy, Nghệ thuật dân gian không dừng lại ở độ tuổi, ước mơ và khao khát của người nghệ sĩ trẻ chỉ cần có đam mê là có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Giới trẻ bây giờ ít người quan tâm, theo đuổi và đam mê nghệ thuật truyền thống. Thế nhưng Thế Hoàn quan niệm rằng: Nghệ thuật truyền thống chính là tâm hồn của dân tộc, hiểu về nghệ thuật truyền thống cũng là hiểu về dân tộc mình. Anh vẫn đang tiếp tục tìm tòi, trau dồi và giữ vững những lối cổ và không ngừng học hỏi những lối hát mới để phát huy truyền thống dân tộc.

 “Điều hạnh phúc nhất với tôi ở nghề đó chính là sự cảm nhận được tâm linh ở đền. Những giá hầu ở đền cho tôi cảm giác được an lành và tâm tính thiện”, Thế Hoàn chia sẻ. Hát văn thu hút anh bởi anh cảm được nét văn học cao quý ẩn chứa trong từng câu chữ. Với anh, văn học trong chầu văn tả cảnh rất đẹp, vừa nôm vừa tự, vừa trừu tượng lại vừa thực tế. Nếu những câu hát chầu văn của miền Nam ngắn gọn tả thực thì của miền Bắc rất sâu sắc, hay những điệu múa uyển chuyển luôn là điều hấp dẫn anh.

Thế Hoàn chia sẻ :“"Hãy tin vào mình và những gì mình làm, bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Hãy theo đuổi những ước mơ của bạn đến cùng, bạn sẽ biến nó thành hiện thực"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên