Từ bài thơ “Cửu Long Giang” đến bài hát “Tiểu đoàn 307”

VOV.VN - Từ “Cửu Long giang” đến “Tiểu đoàn 307” là một khúc tráng ca, một hồi kèn xung trận vẫn ngân lên trên Đài TNVN.

Cuối năm 1961, trong cuộc họp cộng tác viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), nhà thơ Hoàng Tấn (Hồ Tăng Ấn) giới thiệu hai người bạn đặc biệt của ông. Đặc biệt ở chỗ, đấy là lần đầu tiên họ biết mặt nhau, mặc dù từng cùng hoạt động ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp.

Một người có bài thơ “Cửu Long Giang” đã được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành bài hát “Tiểu đoàn 307”, còn một người đã hát ca khúc ấy khi tác phẩm mới ra đời. Đó là nhà thơ Nguyễn Bính và nghệ sĩ Quốc Hương. Ngay trong cuộc họp, nghệ sĩ Quốc Hương hát luôn bài “Tiểu đoàn 307” mà không cần đệm đàn. Sau đó nhà thơ Nguyễn Bính kể chuyện những năm tháng hoạt động ở Nam Bộ…

Với nhà thơ Nguyễn Bính, tôi đã thuộc nhiều bài thơ tình của ông như: “Lỡ bước sang ngang”, “Mười hai bến nước”, “Tâm hồn tôi”, “Mây Tần”… Bấy giờ, tôi mới biết ông đã có cả thơ rất thời sự, chính trị nữa. Đúng là khi “vận nước đã đến” thì văn nghệ sĩ cũng phải đi vào “mũi nhọn cuộc sống”, phải sẵn sàng lao vào “sóng trào nước xoáy”, như Bác Hồ đã viết “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.

Bản nhạc ca khúc "Tiểu đoàn 307"
Bài thơ “Cửu Long Giang” xuất hiện lần đầu năm 1950, đăng gần 2 trang báo “Tổ Quốc” của khu 8. Hồi đó nhà thơ Nguyễn Bính đang là cán bộ tuyên truyền Khu 8. Bài thơ ấy đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các chiến sĩ. Nhất là sau khi nó trở thành bài hát “Tiểu đoàn 307”, thì bộ đội ở đồng bằng sông Cửu Long lấy làm “bài hát ruột” (bài tủ). Ca khúc lan truyền khắp nơi. Bộ đội, dân quân, quần chúng cách mạng đều yêu thích.

Tác giả “Cửu Long Giang” tên khai sinh là Nguyễn Bính Thuyết (1918 – 1966), quê ở Thiện Vinh, Cộng Hòa, Vụ Bản, Nam Định. Ông vào quân đội năm 1945 và hoạt động ở Nam Bộ. Lúc đầu phụ trách Đoàn Văn hóa cứu quốc của tỉnh Rạch Giá, sau chuyển về Ban Tuyên huấn Khu 8.

Còn tác giả phổ nhạc cho bài thơ ấy là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí, tên thật là Nguyễn Văn Bẩy (1917 – 1980), quê ở Điền Hòa, Mỹ Tho, Tiền Giang. Ông nhập ngũ vào tỉnh đội Mỹ Tho tháng 10/1945, ở Ban tuyên huấn khu 8, biết chơi đàn violon và đã từng phổ nhạc bài thơ “Phá đường” của nhà thơ Tố Hữu.

Xuất xứ của ca khúc “Tiểu đoàn 307” là ở vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ngày Tiểu đoàn 307 ra đời đã lập hai chiến công vang dội ở Mộc Hóa, Tân An và ở La Bang, Trà Vinh, làm quân địch khiếp đảm, nhân dân nức lòng. Quân số của tiểu đoàn lúc đông nhất lên tới 1.200 người. Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí rất xúc động khi đọc bài thơ của Nguyễn Bính. Lúc đó, ông đang là tổ phó Tổ quân nhạc Khu 8 (tổ trưởng là nhạc sĩ Huê Nhu). Ông tìm thấy ở đây cảm hứng và ý hay để sáng tác nên ca khúc “Tiểu đoàn 307”, với nhịp 6/8 thể hành khúc, cấu trúc 2 bè.

Ngay sau khi sáng tác, Nguyễn Hữu Trí đưa cho anh em trong Tổ quân nhạc đàn và hát thử. Thật không ngờ, mọi người lại nhiệt liệt hoan nghênh. Được cấp trên động viên, anh em trong tổ tỏa về từng trung đội của Tiểu đoàn 307, tập hát cho các chiến sĩ. Sau đó, Tổ quân nhạc lại có dịp giới thiệu bài hát trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nam Bộ trong tháng 10/1950.

“Tiểu đoàn 307” trở thành ca khúc có sức sống vô cùng mãnh liệt trong kháng chiến ở Nam Bộ. Sau 1954, bài hát phổ biến rộng rãi trong cả nước. Từ bài thơ đến bài hát là một bản hùng ca chiến đấu, mang khí phách dân tộc, mang hồn thiêng sông núi, ngợi ca tinh thần hy sinh cao cả của các chiến sĩ:

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy

Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng:

Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy

Nguyện một lòng gìn giữ non sông.

Họ chiến đấu với những thành tích huy hoàng, chiến công vang dội, lẫy lừng:

Lưỡi gươm vung dưới cánh tay sắt

Nổ súng đồng đồn giặc vỡ tan.

Các chiến sỹ lòng son, dạ sắt, gan vàng tiến lên:

Đánh đâu được đấy

Oai hùng biết mấy

…Tiếng tiểu đoàn

Bao nhiêu quân Pháp run rẩy sợ hãi

Vang lừng danh tiếng

Ba trăm lẻ bảy

Tiểu đoàn 307 vang danh Nam Bộ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong lễ mừng công tổ chức ngày 8/12/2005 tại Dinh Thống Nhất,  thành phố Hồ Chí Minh, bài hát “Tiểu đoàn 307” của Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Bính lại vang lên, làm lay động lòng người…

Từ “Cửu Long giang” đến “Tiểu đoàn 307” là một khúc tráng ca, một hồi kèn xung trận vẫn ngân lên trên Đài TNVN với giọng hát được nhiều thính giả yêu thích: NSND Quốc Hương. Tác phẩm ấy vẫn thôi thúc giục giã quân và dân trong suốt 70 năm xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam giàu đẹp và rạng rỡ truyền thống chống ngoại xâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát “Qua miền Tây Bắc”
Nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát “Qua miền Tây Bắc”

VOV.VN - Mỗi khi nhắc tới chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, nhiều người lại nhớ tới tác phẩm “Qua miền Tây Bắc” của nhạc sĩ Nguyễn Thành.

Nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát “Qua miền Tây Bắc”

Nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát “Qua miền Tây Bắc”

VOV.VN - Mỗi khi nhắc tới chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, nhiều người lại nhớ tới tác phẩm “Qua miền Tây Bắc” của nhạc sĩ Nguyễn Thành.

Nhạc sĩ Trần Kiết Tường và bài ca “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
Nhạc sĩ Trần Kiết Tường và bài ca “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”

VOV.VN - Bài hát ca ngợi Bác cũng chính là lời ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, ca ngợi dân tộc Việt Nam anh hùng.

Nhạc sĩ Trần Kiết Tường và bài ca “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”

Nhạc sĩ Trần Kiết Tường và bài ca “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”

VOV.VN - Bài hát ca ngợi Bác cũng chính là lời ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, ca ngợi dân tộc Việt Nam anh hùng.

Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô

VOV.VN - Lương Ngọc Trác là một nhạc sĩ tài hoa với những sáng tác như “Mơ đời chiến sĩ”, “Thủ đô huyết thệ”, “Trường Chinh ca”…

Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô

Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô

VOV.VN - Lương Ngọc Trác là một nhạc sĩ tài hoa với những sáng tác như “Mơ đời chiến sĩ”, “Thủ đô huyết thệ”, “Trường Chinh ca”…

Như Hoa, Tiến Thành - hai giọng ca còn mãi của VOV
Như Hoa, Tiến Thành - hai giọng ca còn mãi của VOV

VOV.VN - Thấm thoát đã 30 năm, hình ảnh vụ tai nạn và đám tang NSƯT Như Hoa và NSƯT Tiến Thành vẫn còn trong ký ức của nhiều khán thính giả.

Như Hoa, Tiến Thành - hai giọng ca còn mãi của VOV

Như Hoa, Tiến Thành - hai giọng ca còn mãi của VOV

VOV.VN - Thấm thoát đã 30 năm, hình ảnh vụ tai nạn và đám tang NSƯT Như Hoa và NSƯT Tiến Thành vẫn còn trong ký ức của nhiều khán thính giả.

Những bài ca bất hủ về Điện Biên Phủ và Tây Bắc
Những bài ca bất hủ về Điện Biên Phủ và Tây Bắc

VOV.VN - Đó là các sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Nguyễn Thành,...ra đời trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 60 năm.

Những bài ca bất hủ về Điện Biên Phủ và Tây Bắc

Những bài ca bất hủ về Điện Biên Phủ và Tây Bắc

VOV.VN - Đó là các sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Nguyễn Thành,...ra đời trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 60 năm.

Chuyện chưa kể về bài hát “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi
Chuyện chưa kể về bài hát “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi

VOV.VN - Giữa những ngày tháng 9 lịch sử, mỗi khi nghe bài hát “Diệt phát xít” lại càng nhớ một người con của Hà Nội - nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Chuyện chưa kể về bài hát “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi

Chuyện chưa kể về bài hát “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi

VOV.VN - Giữa những ngày tháng 9 lịch sử, mỗi khi nghe bài hát “Diệt phát xít” lại càng nhớ một người con của Hà Nội - nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.