Bảo tồn Lễ cúng Bến nước của đồng bào Ê Đê

Nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị những lễ hội, văn hoá tốt đẹp của đồng bào, góp phần thu hút du khách, phát triển du lịch, chính quyền xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hoà đã vận động đồng bào phục dựng và tổ chức Lễ hội cúng Bến nước. Và đây là lễ hội được đồng bào gìn giữ, tổ chức trong hàng chục năm qua.

Năm nay, Lễ cúng Bến nước được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng, tại bến nước buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hoà.

Ngay từ sáng sớm, tiếng cồng chiêng đã vang vọng khắp không gian, các già làng, em nhỏ và nam thanh nữ tú với trang phục truyền thống nô nức kéo đến nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn để tham gia lễ hội.

Theo nghi thức, trước khi làm lễ cúng, Bến nước sẽ được cả buôn làng vệ sinh sạch sẽ, và tiến hành “Đóng Bến nước”, không ai được sử dụng, lấy nước cho đến khi Lễ cúng Bến nước được thực hiện xong.

Lễ cũng sẽ được bắt đầu từ nhà sinh hoạt cộng đồng - trước đây sẽ là nhà Rông; sau khi xin phép thần linh, trời đất, đoàn rước lễ vật, dẫn đầu là thầy cúng và các già làng, tiến về Bến nước. Tại Bến nước, thầy cúng sẽ sắp xếp mâm lễ với thịt heo, rượu cần, canh bồi… và tiến hành nghi thức cúng. Đây là nghi lễ truyền thống, biểu hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với thần nước - vị thần đã mang đến nguồn nước sạch, mát lành cho dân làng sử dụng quanh năm, mang lại may mắn, sức khoẻ cho đồng bào và mùa màng tốt tươi.

Ông Ycho Mluo, già làng Buôn Đung chia sẻ, Lễ cúng Bến nước là một lễ cúng thiêng liêng của lòng biết ơn và sự kính trọng đối với thiên nhiên, môi trường sống của đồng bào Ê Đê người dân, buôn làng. Lễ hội là dịp tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, cũng như cầu mong sự an lành cho cộng đồng người Ê Đê. Đặc biệt, lễ hội này còn có ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, bảo tồn những nét văn hoá tốt đẹp của đồng bào, góp phần gắn kết cộng đồng trong buôn làng, giúp đồng bào đoàn kết, cùng nhau lao động sản xuất, đấu tranh với cái xấu, bảo vệ buôn làng...

Cô giáo mầm non H- Hằng (sinh năm 1992) xúng xính trong bộ trang phục truyền thống của đồng bào Ê Đê không giấu được niềm tự hào: Lễ cúng Bến nước là một nét văn hoá tốt đẹp của đồng bào, là dịp để các bạn trẻ giao lưu, mặc những bộ trang phục truyền thống, qua đó, bảo tồn những giá trị, văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.

“Để bảo tồn và phát triển văn hóa, sự tham gia của thế hệ trẻ là yếu tố hết sức quan trọng, góp phần duy trì và làm sống dậy các lễ hội truyền thống. Mình sẽ nỗ lực để giáo dục các em nhỏ về vẻ đẹp văn hóa của dân tộc mình, qua đó giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán quý báu, để chúng không chỉ là dấu ấn của quá khứ mà còn là di sản vô giá cho thế hệ tương lai,” cô giáo H. Hằng chia sẻ.

Trong nỗ lực đó, việc giáo dục văn hóa cho các em nhỏ đã được thể hiện qua các hoạt động giáo dục nghệ thuật đặc sắc, các em nhỏ được học múa, đánh cồng chiêng… qua đó, không chỉ truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghệ thuật, những hoạt động này còn góp phần nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc từ khi còn nhỏ.

Theo bà Bùi Thị Song Na - Phó phòng Văn hoá Thông tin thị xã Ninh Hoà,  nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiếu số trên địa bàn, hiện địa phương đang triển khai thực hiện đề án phục dựng lại Lễ cúng Bến nước - một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa và tinh thần cộng đồng, đặc biệt là đối với cộng đồng người Ê Đê tại đây.

Thực tế, lễ hội cúng Bến nước đã tồn tại từ rất lâu đời và là một nét đẹp truyền thống của cộng đồng người Ê Đê. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự thay đổi về lối sống, sự phát triển của xã hội và cả sự thiếu hụt nguồn lực, lễ hội này đã dần bị mai một và không còn được tổ chức quy mô lớn như trước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thị xã Ninh Hòa đã và đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm phục dựng lễ hội cúng Bến nước; đồng thời, đầu tư xây dựng 2 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại 2 xã Ninh Tây và Ninh Tân nhằm giúp đồng bào bảo tồn tốt hơn những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình.

“Hiện nay, địa phương cũng đang tích cực huy động nguồn lực từ xã hội hóa để đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức lễ hội hàng năm. Sự đầu tư này không chỉ giúp phục hồi và duy trì lễ hội mà còn là cách để khích lệ cộng đồng tham gia vào việc gìn giữ và truyền bá giá trị văn hóa truyền thống.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang phối hợp với các bên liên quan, bao gồm cả các chuyên gia văn hóa, những người giàu kinh nghiệm trong cộng đồng người Ê Đê, để xây dựng một đề án toàn diện nhằm phục dựng lễ hội cúng Bến nước một cách chính xác và đầy đủ nhất”, bà Song Na cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Lễ hội Văn Thánh Miếu” và “Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long” của tỉnh Vĩnh Long vừa được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy tính đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã có bốn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Lễ hội Văn Thánh Miếu” và “Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long” của tỉnh Vĩnh Long vừa được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy tính đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã có bốn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trai làng hồ hởi "nổ" pháo đất tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc
Trai làng hồ hởi "nổ" pháo đất tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc

VOV.VN - Là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ XI (năm 2024) thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến cổ vũ.

Trai làng hồ hởi "nổ" pháo đất tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc

Trai làng hồ hởi "nổ" pháo đất tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc

VOV.VN - Là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ XI (năm 2024) thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến cổ vũ.

Kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước
Kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước

VOV.VN - Ngày 25/2, UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) tổ chức lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành), kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước.

Kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước

Kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước

VOV.VN - Ngày 25/2, UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) tổ chức lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành), kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước.

Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

VOV.VN - Ngày 25/2 (tức 16 tháng Giêng), tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, Khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là Bảo vật Quốc gia.

Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

VOV.VN - Ngày 25/2 (tức 16 tháng Giêng), tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, Khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là Bảo vật Quốc gia.