Biên kịch “Về nhà đi con”: “Không phải cứ kết hôn là có hạnh phúc”

VOV.VN -Tôi cho rằng không phải cứ kết hôn là mới có hạnh phuc. Tuy rằng có những thiếu hụt nhưng bù lại mình lại có những niềm vui khác và có nhiều thời gian dành cho sở thích cá nhân.

Năm 2020, biên kịch Nguyễn Thu Thủy giành giải ở hạng mục “Phim truyền hình ấn tượng” tại VTV Awards 2020 với phim “Hoa hồng trên ngực trái”. Trước đó, “Về nhà đi con” cũng giành giải “Cánh diều vàng” cho hạng mục “Phim truyền hình hay nhất” năm 2019. Phóng viên VOV.VN có cuộc trò chuyện với biên kịch Thu Thủy về chuyện nghề và chuyện đời.

Phim là đời, không xa rời thực tế

PV: Kịch bản đầu tiên nào của Thủy được dựng thành phim?

Biên kịch Thu Thủy: Trong lúc học cao học, còn nhiều thời gian rảnh nên tôi có đăng ký một khóa đạo tạo của quỹ Ford. Học ở đó 1 năm tập trung. Trong lớp có khoảng 10 người. Chúng tôi được thầy kéo vào dự án của thầy nên vừa học vừa làm. Kịch bản đầu tiên là một bài tập và cũng giống như một phép thử mà thầy giáo đưa ra cho tôi cùng các học viên. Mỗi người viết một đoạn mà lớp có hơn 10 người và kịch bản chỉ có 90 phút.

Khi bài tập hoàn thành thầy bán cho một nhà sản xuất. Phim đó được sản xuất vào đúng Tết năm 2007 và được giải Bạc LHP truyền hình ở thể loại ngắn tập. Với tôi lần đầu tiên làm và có tiền và được dựng thành phim, tôi hình dung ra được từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng như nào. Đó là trải nghiệm đầu tiên bỡ ngỡ những rất vui.

PV: Thủy gom chất liệu cuộc sống như nào để đưa vào mỗi kịch bản?

Biên kịch Thu Thủy: Thực ra mỗi một người sống trong môi trường nào sẽ tự khắc có cảm nhận và sẽ thấy được sự phản chiếu của chính mình trong đó. Tôi là người thích đọc truyện, xem phim từ nhỏ và là người thích ghi chép. Nhiều khi thấy một câu nói hay, hay một câu thoại với nhau thú vị, hoặc một cảnh ngộ đặc biệt thì tôi sẽ luôn lưu lại. Tôi nghĩ rằng với một thứ đặc biệt như vậy thì mình có thể phát triển cho nó trở thành một câu chuyện nào đó hay không?

Khi có suy nghĩ đó thì bản thân không ngừng suy nghĩ về điều đó. Những cảm xúc, tình huống khi được trải nghiệm trong cuộc sống thì tôi không để nó trôi qua một cách dễ dàng. Tôi luôn nghĩ rằng khi phát triển câu chuyện, tôi thấy sự tương thích với nhau thì tôi có thể sử dụng chất liệu đó.

PV: Vậy có những biến cố gì, hay bước ngoặc gì trong cuộc đời Thủy để triển khai nó thành câu chuyện lớn hơn?

Biên kịch Thu Thủy: Có một tình huống như này; ngày mà làm kịch bản cho bộ phim “Lập trình cho trái tim”, tôi và một chị trong nhóm đã có một cuộc tranh cãi với nhau rất lớn. Hơn 10 năm trôi qua tôi không còn nhớ cụ thể nhưng chỉ biết rằng khi đó tôi rất là buồn và đau khổ vì việc xung đột ấy. Nhưng tôi vẫn làm, vẫn triển khai công việc đó nhưng rồi tôi phát hiện ra rằng với người kia thì họ cũng không thoải mái gì và họ cũng đau khổ. Và lần đầu tiên tôi nhận ra rằng khi mà mình đúng, chưa chắc người khác thấy người ta sai. Lúc đó thì nó là biến cố lớn luôn luôn nhắc tôi mọi thứ đa chiều nếu chỉ nhìn bằng cảm xúc của mình thì sẽ không nhìn ra cảm xúc của người khác.

Nghề này giúp mình đứng ở nhiều góc độ khác nhau, sống trong nhiều nhân vật khác nhau. Khi ta đứng trong tâm thế của kẻ ác, nhân vật phản diện, thậm chí cái ác, phản diện của người ta cực kỳ tự nhiên, có lý. Nhân vật phản diện sẽ làm những việc mà họ cho là đúng, đó là góc nhìn thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan của họ.

Nghề nghiệp này cho tôi nhìn cuộc sống đa chiều hơn. Khi mình trải nghiệm ở những góc nhìn khác nhau thì mình thì chính mình sẽ hoàn thiện mình hơn theo góc nhìn của mình để nhìn mọi thứ khách quan và ít phiến diện nhất có thể.

PV: Từ truyện cho đến phim Thủy viết đều hướng tới sự dung dị đời thường. Cái dung dị đó ai cũng nhìn thấy mình trong đó nhưng để làm được điều đó chắc không dễ dàng gì?

Biên kịch Thu Thủy: Bản thân tôi là một người, theo góc nhìn của bạn bè là một người quá “lìu tìu”, đơn giản. Thả mình vào 1000 người thì mình là người thứ 1001, không bao giờ nổi bật, dễ hòa đồng. Bản chất mình là người khá gần gũi. Trong cảm xúc của tôi khi nhìn nhận mọi thứ hay trong tác phẩm của mình, tôi không bao giờ cố lên gân hay quan trọng hóa một vấn đề nào cả. Tôi nghĩ từ những chuyện nhỏ nhất, mình kể câu chuyện đừng xa rời thực tế quá. Sở thích của mình là mong muốn được kể những câu chuyện gần gũi, dung dị và tạo được sự đổng cảm. Nó xuất phát đầu tiên từ chính bản thân tôi.

PV: Trong truyện và phim của Thủy không hề lên gân. Vậy dựa vào đâu để mình có kinh nghiệm và hướng đi rất giản dị và rất đời như vậy?

Biên kịch Thu Thủy: Tôi là người thuận theo tự nhiên và tôn trọng cảm xúc của chính mình. Tôi không bao giờ cố phức tạp hóa một vấn đề gì cả.   

Không phải lúc nào mình cũng đột ngột có những ý tưởng mang tính đột biến và nó khiến mình hăng hái theo đuổi. Mọi thứ của tôi, mọi câu chuyện của tôi đều bắt nguồn từ một hiện tượng, câu chuyện có thật trong đời sống. Chính vì mình tôn trọng sự phát triển tất yếu của câu chuyện ví như mình nhìn thấy cảnh ngộ này tôi sẽ bám theo câu chuyện đó. Khi mình kể chuyện kể bằng đôi mắt trung dung nhất. Trong cách mình xây dựng câu chuyện nên khách quan và bám vào sự đơn giản, mạch lạc. Vì làm phim truyền hình trên sóng Quốc gia thì có lượng khán giả vô cùng đa dạng, từ trẻ em đến người già, từ tri thức …Chính sự đa dạng đó khiến mình phải chọn một cách thức đơn giản, mộc mạc sao càng nhiều người hiểu và tiếp cận được câu chuyện của mình càng tốt.

Chính vì thế truyện hay phim tôi viết cốt lõi nhất để tiếp cận chính là sự tự nhiên, chân thành và mộc mạc, gần gũi. Khi tôi viết sẽ nương theo cảm xúc của mình. Nếu phát triển câu chuyện theo lý trí, kỹ năng thì câu chuyện sẽ khô cứng. Mình bồi đắp cho nhân vật, khi nhân vật đủ sức sống thì chính nhân vật sẽ tạo ra đời sống và kéo theo người sáng tác đi theo.

PV: Với đề tài gia đình, chị đi nhiều, trải nghiệm nhiều thì cần những kinh nghiệm gì?

Biên kịch Thu Thủy: Ngày trước thời mới viết kịch bản, một trong những nỗi băn khoăn của nhà sản xuất thì cần người viết phải có sự trải nghiệm. Giờ nhìn lại mới thấy góc nhìn của thời 27 tuổi và 38 tuổi rất khác rồi.

Tôi vẫn nhớ là trước đó, nhiều người nghĩ trẻ như thế này lấy đâu kinh nghiệm để viết. Lúc đó rất buồn và luôn muốn khẳng định mình.

Nhưng giờ nhìn lại, cách ta nhìn cuộc sống và phản ánh cuộc sống đó cũng là sự thay đổi. Và không thể nói cái nào hay cái nào dở trong sự nông nổi của tuổi trẻ thì nó có sự thơ ngây. Thời kỳ đầu làm về tuổi trẻ, tình yêu và khi về VFC thì mọi người vẫn đóng đinh cho tôi chỉ viết về tuổi trẻ, tình yêu. Những phim tôi từng làm như Tuổi thanh xuân; Zippo, mù tạt và em; Chạy trốn thanh xuân. Khi làm về phim gia đình đầu tiên là Ngược chiều nước mắt. Đó là phim được kỳ vọng nhưng hiệu ứng không được như mong muốn nên mọi người lại nghĩ là tôi chỉ mạnh ở mảng tuổi trẻ.

Vì vậy, khi tôi làm “Về nhà đi con” và “Hoa hồng trên ngực trái” thì những băn khoăn đó vẫn còn trong suy nghĩ của đồng nghiệp và ngay chính tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng cái hay là ở chỗ nghề này cho mình nhiều cơ hội. Mỗi một dự án lại cho mình một sự trải nghiệm khác nhau.

Làm biên kịch là được sống nhiều cuộc đời

PV: Có ý kiến khán giả nào dành cho mình mà Thủy nhớ nhất?

Biên kịch Thu Thủy: Tôi rất thích 1 bình luận của khán giả “Phim gì mà vô lý y như ngoài đời vậy. Đấy là bình luận mà tôi rất là thích. Có một bài báo viết về phim “Hoa hồng trên ngực trái” là tạo ra một ảo mộng cho phụ nữ đã ly hôn. Nhưng ngoài đời, ngay trong nhóm biên kịch với tôi có 1 nhà văn đã ly hôn vì người chồng ngoại tình. Khi làm bộ phim đó thì vẫn là bà mẹ đơn thân nuôi con gát rất vất vả. Trong hành trình xây dựng câu chuyện bạn đã gặp 1 người đàn ông hơn cả “soái ca” người nước ngoài, chuyên gia ẩm thực. Trong quá trình làm phim bạn đã sinh 2 người con cùng “soái ca” đó và hạnh phúc với mái ấm của mình.

Phim ảnh là chúng tôi lấy 1 hiện tượng kể về một câu chuyện chứ không phải cuộc sống là tất cả như thế. Mà đó là câu chuyện để truyền cảm hứng.

Mà hàng ngày chúng ta đọc báo vẫn có vô vàn những câu chuyện khó tin nhưng đó là sự thật. Bởi đời sống đa dạng, thú vị vậy mà chúng ta cứ đóng khung và kể về những thứ ai cũng nhìn thấy thì kể làm gì. Nếu tôi không kể được hay, thú vị thì tại sao không lấy 1 hoàn cảnh, trường hợp khá là đặc thù nhưng có tâm lý phổ biến. Tôi rất thích trong sáng tạo phải tạo ra sự tranh cãi. Tôi không mong sản phẩm mình làm ra tất cả đều khen ngợi. 1 bộ phim tạo ra tranh luận là tạo ra sự đa chiều, có khen, có chê để tiếp nhận những điều đó.

Một bộ phim đáng sợ nhất là không đi vào đời sống và chả tạo ra được hiệu ứng.

PV: Với Thủy, cảm giác thích nhất của nghề biên kịch là gì?

Biên kịch Thu Thủy: Được sống nhiều cuộc đời và sống nhiều cảm xúc và những cảm xúc không giống nhau. Làm lâu một công việc sẽ thấy nhàm chán nhưng ở tôi lại thấy lo sợ. Lo sợ sự lặp lại chính mình. Nếu tỉnh táo mà nói thì đây là công việc thú vị đối với tôi. Một công việc luôn thách thức và cần mình chinh phục, có thử thách giới hạn về bản thân.

PV: Kịch bản nào mà Thủy thấy ưng ý nhất?

Biên kịch Thu Thủy: Khi tôi làm bộ phim nào thì sẽ dành hết tình cảm cho bộ phim đó. Vì nếu không yêu sẽ không làm được. Những bộ phim tôi vừa biên kịch vừa biên tập thì cảm xúc đổ vào đó rất lớn. Nếu phim chỉ biên tập thì sẽ có cái nhìn khách quan hơn.

Nếu mình không yêu thì làm sao khiến người khác yêu được. Làm một bộ phim hay thì khó nhưng phải là bộ phim đem đến cảm xúc. Nếu mình chưa có cảm xúc thì làm sao mình chuyển tải được. Khi bắt tay làm thì sự suy nghĩ, nhập cuộc sẽ tạo ra cảm xúc.

PV: Có khi nào Thủy đưa chất liệu cuộc đời của chính mình vào kịch bản?

Biên kịch Thu Thủy: Có chứ. Không phải là những tình huống, sự kiện lớn mà là những chi tiết bình thường. Có nhiều chi tiết mình đã được trải nghiệm ngoài đời và mình thấy hợp lý nên sẽ đưa vào trong phim.

Tôi luôn mong muốn làm được những bộ phim không hối tiếc và được thử thách ở nhiều thể loại.

Không phải cứ kết hôn mới là hạnh phúc

PV: Vậy cứ gần Tết, Thủy có bị khủng khoảng về việc cá nhân?

Biên kịch Thu Thủy: Khủng khoảng cá nhân của tôi kéo dài một thời gian rất là lâu rồi. Giờ tôi 38 tuổi mọi người cũng chán giục rồi. Đương nhiên vẫn bị giục nhưng mà quen rồi. Biên kịch “Về nhà đi con”: “Không phải cứ kết hôn là có hạnh”

Tuy nhiên, vẫn nghĩ nếu có cơ hội “bắt sống” được chàng nào thì tốt quá nhưng không được cũng không sao.

PV: Liệu mình có khó tính trong chuyện chọn lựa đối tác?

Biên kịch Thu Thủy: Cái này thực sự không biết luôn. Chắc do tại mình chủ quan chứ không phải do mình khó tính.

 PV: Thời gian bận thế thời gian Thủy dành cho mình như thế nào?

Biên kịch Thu Thủy: Thời gian vừa rồi các dự án nối tiếp nhau nên cuốn mình đi. Nhưng thực sự bản thân tôi là người biết tận hưởng, miễn là việc trôi và hiệu quả nên cứ có thời gian rảnh là đi, gặp gỡ bạn bè chủ yếu là để cân bằng cuộc sống.

Tôi luôn ý thức có thời gian nghỉ là nghỉ ngay. Khi đi chơi sẽ bỏ hết và tách rời công việc. Khi đi chơi rất thả lỏng, tái tạo cảm xúc năng lượng, thư giãn.

PV: Tết được nghỉ, kế hoạch của Thủy như nào?

Biên kịch Thu Thủy: Tết là thời gian tôi ở nhà cùng bố mẹ và gia đình. Riêng Tết là dịp bất di bất dịch không hẹn với bất cứ một ai. Bao nhiêu năm nay đều như thế.

Tết là kỷ nghỉ của mình vì tôi đi chơi quanh năm rồi.

PV: Cảm ơn Thủy về cuộc trò chuyện./.

Nguyễn Thu Thủy sinh năm 1983 ở thôn An Rặc, xã Hồng Thái (nay là xã Hồng Dụ, Ninh Giang, Hải Dương).

Năm 8 tuổi, Thủy theo gia đình lên TP Hải Dương sinh sống. Học cấp 3 tại trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (TP Hải Dương), nhờ đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, Thủy được tuyển thẳng vào đại học. Chị chọn học Khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Sau khi ra trường, Thủy có thời gian làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Cũng thời gian này, chị đã rẽ hướng sang học cao học rồi tham gia các khóa học biên kịch điện ảnh, viết kịch bản và sản xuất phim.

Hiện Nguyễn Thu Thủy đang công tác tại Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC), Đài Truyền hình Việt Nam. Chị là biên kịch, đồng biên tập của các phim: Ngày ấy mình đã yêu; Về nhà đi con; Sống chung với mẹ chồng; Hoa hồng trên ngực trái; Quỳnh búp bê; Chạy trốn thanh xuân; Zippo, mù tạt và em; Mùa xuân ở lại; Âm tính; Hướng dương ngược nắng… và Yêu hơn cả bầu trời sẽ chiếu trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Soi" hình ảnh đời thường của sao nữ thủ vai Thúy Kiều
"Soi" hình ảnh đời thường của sao nữ thủ vai Thúy Kiều

VOV.VN - Trình Mỹ Duyên - nữ diễn viên đóng vai Thúy Kiều trong phim lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du đang dành được nhiều sự quan tâm từ công chúng.

"Soi" hình ảnh đời thường của sao nữ thủ vai Thúy Kiều

"Soi" hình ảnh đời thường của sao nữ thủ vai Thúy Kiều

VOV.VN - Trình Mỹ Duyên - nữ diễn viên đóng vai Thúy Kiều trong phim lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du đang dành được nhiều sự quan tâm từ công chúng.

Ca sĩ Thu Thủy tố ekip phim 'Hạnh phúc của mẹ' dùng chùa nhạc
Ca sĩ Thu Thủy tố ekip phim 'Hạnh phúc của mẹ' dùng chùa nhạc

Thu Thủy cho biết đoàn phim "Hạnh phúc của mẹ" sử dụng ca khúc "Mẹ con ta là của nhau" do cô thể hiện mà chưa có sự xin phép.

Ca sĩ Thu Thủy tố ekip phim 'Hạnh phúc của mẹ' dùng chùa nhạc

Ca sĩ Thu Thủy tố ekip phim 'Hạnh phúc của mẹ' dùng chùa nhạc

Thu Thủy cho biết đoàn phim "Hạnh phúc của mẹ" sử dụng ca khúc "Mẹ con ta là của nhau" do cô thể hiện mà chưa có sự xin phép.

Thu Thủy giả trai diễn cùng học trò trong tập 4 Gương mặt thân quen nhí
Thu Thủy giả trai diễn cùng học trò trong tập 4 Gương mặt thân quen nhí

VOV.VN - Trong tập 4 chương trình Gương mặt thân quen nhí, Thu Thủy chật vật giả trai cùng Isaac phiên bản Thiên Phúc.

Thu Thủy giả trai diễn cùng học trò trong tập 4 Gương mặt thân quen nhí

Thu Thủy giả trai diễn cùng học trò trong tập 4 Gương mặt thân quen nhí

VOV.VN - Trong tập 4 chương trình Gương mặt thân quen nhí, Thu Thủy chật vật giả trai cùng Isaac phiên bản Thiên Phúc.