Đắk Lắk khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu

VOV.VN - Tối nay (22/7), tại Không gian nghệ thuật Ban Mê, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu với nhiều tác phẩm hội họa độc đáo, đậm màu sắc văn hóa Tây Nguyên.

Diễn ra từ nay đến hết ngày 20/8 tới, Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu trưng bày 50 tác phẩm hội họa của 24 tác giả là họa sĩ, hội viên, cộng tác viên của Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk. Mỗi tác phẩm mang một màu sắc riêng , sử dụng nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài, màu nước… Các tác phẩm phác họa hình ảnh đời sống buôn làng, những vật dụng quen thuộc trong đời sống các dân tộc tại chỗ, những rừng cây, đồng hoa dã quỳ vàng… tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc, đậm chất Tây Nguyên.

Bà Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk cho biết, cùng với  những mảng màu quen thuộc của các họa sĩ có tên tuổi, triển lãm còn có sự góp mặt của những mảng màu mang tính dấn thân của các tác giả trẻ. Mỗi tác giả đều mang đến những dấu ấn riêng biệt, tạo nên nhịp điệu đầy màu sắc, lan tỏa như âm thanh tiếng chiêng vang vọng.

“Lần đầu tiên sau rất nhiều năm thì Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức một cuộc triển lãm với rất nhiều đối tượng tham dự. Chúng tôi rất mong muốn đây như một cuộc gặp gỡ để khởi đầu cho những cuộc triển lãm tiếp theo. Hiện nay tại Đắk Lắk đã có một không gian nghệ thuật Ban Mê thì đây là một trong những bước tiền đề để hội họa của Đắk Lắk nói riêng và hội họa ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên sẽ có thêm sân chơi để anh em có thể công bố, giới thiệu tác phẩm và tác giả”, bà Mai nói.

Trong chương trình, Chi hội Mỹ thuật Đắk Lắk cũng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Mĩ thuật Đắk Lắk những câu chuyện…” nhằm giúp công chúng yêu mỹ thuật được trực tiếp lắng nghe các họa sĩ trao đổi về quá trình sáng tác tác phẩm và đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng
Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng

VOV.VN - Với sự kiên trì, tận tình truyền dạy của già làng K’Tiếu, đến nay, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã có hơn 200 người biết đánh thành thạo cồng chiêng, trong đó có hơn 30 người là thanh viên của Câu lạc bộ cồng chiêng tại địa phương.

Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng

Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng

VOV.VN - Với sự kiên trì, tận tình truyền dạy của già làng K’Tiếu, đến nay, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã có hơn 200 người biết đánh thành thạo cồng chiêng, trong đó có hơn 30 người là thanh viên của Câu lạc bộ cồng chiêng tại địa phương.

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng
Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum với nhiều hình thức và giải pháp, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng đang được thực hiện một cách tích cực ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum với nhiều hình thức và giải pháp, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng đang được thực hiện một cách tích cực ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học
Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.