Đậm đà bản sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

VOV.VN - Gần 800 nghệ nhân dân gian từ các làng Jrai, Bahnar ở Gia Lai đã tạo nên một không gian lễ hội độc đáo, thông qua việc phục dựng nguyên bản các nghi lễ và sinh hoạt văn hóa.

Phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai những ngày giữa tháng tư trở nên sôi động, rộn ràng với Lễ hội văn hóa đa sắc màu. Gần 800 Nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần III, năm 2024 với những màn trình diễn ấn tượng, tôn vinh di sản văn hóa, để lại trong lòng công chúng và du khách những ấn tượng sâu đậm.

Gần 800 Nghệ nhân dân gian từ các làng Jrai, Bahnar ở Gia Lai đã tạo nên một không gian lễ hội độc đáo, thông qua việc phục dựng nguyên bản các nghi lễ và sinh hoạt văn hóa, như Lễ bỏ mả, Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng nước giọt, Lễ mừng nhà rông… Tại Quảng trường Đại Đoàn kết, khi thì vang tiếng cồng chiêng, lúc mượt mà lời dân ca, réo rắt các loại nhạc cụ truyền thống. Văn hóa cổ truyền của các cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai, như nảy mầm giữa lòng thành phố hiện đại.

Nghệ nhân Pui Dup, đoàn nghệ nhân huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai cho biết, ông rất hạnh phúc trong những ngày hội chan chứa tình thân. “Đoàn bên huyện Đức Cơ diễn nhưng đoàn bên chúng tôi cũng múa. Khi đoàn huyện Ia Grai diễn và đánh cồng chiêng, bên đoàn của Đức Cơ cũng múa theo khiến lễ hội rất vui”, Nghệ nhân Pui Dup bày tỏ.

Trong tiếng cồng tiếng chiêng tưng bừng náo nức, bàn tay của Nghệ nhân Kpăh Uyên, huyện Phú Thiện dường như nhanh nhẹn và uyển chuyển hơn. Bà Kpăh Uyên khéo léo dệt những sợi thổ cẩm bằng tay thành 1 tấm vải thổ cẩm Jrai nhiều màu sắc, đang nhanh chóng thành hình trong hạnh phúc dâng trào.

“Tôi rất vinh dự vì được huyện chọn là nghệ nhân lên dệt thổ cẩm. Tôi muốn truyền lại cho các cháu về truyền thống của nghề dệt thổ cẩm Jrai. Tôi rất thích đội cồng chiêng với dệt thổ cẩm. Nhiều khi thấy các con, các cháu hát hay, hát đúng tôi xúc động muốn rơi nước mắt”, Nghệ nhân Kpăh Uyên nói.

Trong Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai năm nay, bên cạnh sắc màu văn hóa của 2 dân tộc Bahnar và Jrai, còn có sắc màu văn hóa của dân tộc Tày từ phía Bắc vào xây dựng quê mới. Khách tham quan và các nghệ nhân đã  hòa vào tiếng đàn tính và tham gia nhảy sạp, nối gần thêm tình cảm của các cộng đồng vốn cách xa nhau cả ngàn cây số.

Nghệ nhân Hoàng Thị Liễu, đoàn nghệ nhân huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai trải lòng: “Hôm nay mới là lần đầu tiên tôi đến với hội, cảm thấy rất hãnh diện được hòa nhập với cộng đồng Bahnar và Jrai ở đây rất là vui”.

Ông Nguyễn Ngọc Nhung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai  cho biết, ngày hội năm nay rất thành công, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm. Quan trọng nhất vẫn là niềm vui và sự phấn khởi, tự hào của các nghệ nhân tham gia ngày hội. Từ đây, việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa sẽ có nhiều chuyển biến.

“Năm nay Sở tổ chức có nhiều khác biệt hơn so với những năm trước, đó là có thêm các hoạt động như trình diễn thời trang của đồng bào, chỉnh chiêng, đi cà kheo, hát đàn tính,... Hy vọng rằng, đây sẽ là bước đầu để khôi phục lại các giá trị về văn hóa của từng cộng đồng dân tộc”, ông Nhung cho biết.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai chủ đề “Sức sống cội nguồn”
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai chủ đề “Sức sống cội nguồn”

VOV.VN - Tối 13/4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình Đêm hội giao lưu “Sức sống cội nguồn” trong khuôn khổ Ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2024.

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai chủ đề “Sức sống cội nguồn”

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai chủ đề “Sức sống cội nguồn”

VOV.VN - Tối 13/4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình Đêm hội giao lưu “Sức sống cội nguồn” trong khuôn khổ Ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2024.

Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na
Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na

VOV.VN - UBND huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với UBND xã Kdang tổ chức phục dựng Lễ cầu mưa của dân tộc Ba Na tại làng Hnap. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống đặc trưng của các làng dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai, thuộc Di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na

Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na

VOV.VN - UBND huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với UBND xã Kdang tổ chức phục dựng Lễ cầu mưa của dân tộc Ba Na tại làng Hnap. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống đặc trưng của các làng dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai, thuộc Di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Gia Lai bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng
Gia Lai bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng

VOV.VN - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời, gắn bó với đời sống văn hoá của người Jrai và Bahnar ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai đang có nhiều cách làm sáng tạo để bảo tồn và lan tỏa giá trị đặc sắc của thổ cẩm, tạo ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế gắn với du lịch.

Gia Lai bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng

Gia Lai bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng

VOV.VN - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời, gắn bó với đời sống văn hoá của người Jrai và Bahnar ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai đang có nhiều cách làm sáng tạo để bảo tồn và lan tỏa giá trị đặc sắc của thổ cẩm, tạo ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế gắn với du lịch.