Để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

VOV.VN - Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra một số định hướng và giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thời gian tới.

Sáng 24/11/2021, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội, Hà Nội), Bộ Chính trị - Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu T.Ư (tại Nhà Quốc hội) đến 63 tỉnh, thành và mở rộng đến các xã, phường, thị trấn.

Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng Võ Văn Thưởng; cùng 600 đại biểu gồm lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Bí thư T.Ư Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, lãnh đạo các Ban Đảng T.Ư, các bộ, ngành; văn nghệ sĩ và đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội...

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng

Tại Hội nghị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa đã trình bày báo cáo tóm tắt về việc “Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; Các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Báo cáo nêu rõ, văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc; hình thành nên những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp, bền vững: yêu nước, đoàn kết, cần cù, dũng cảm, tài trí, lạc quan, hiếu học, nghĩa tình, hòa hiếu, khoan dung…

Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam (bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật) do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới; khẳng định ba nguyên tắc vận động quần chúng xây dựng văn hóa là “Dân tộc hóa”; “Đại chúng hóa”; “Khoa học hóa”. Tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam được xác định là “dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung”.

Các quan điểm chỉ đạo này liên tục và xuyên suốt và cuối nhiệm kỳ khóa XII, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4-6-2020 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của BCH T.Ư khóa XI, nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Sau 35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đạt được những kết quả quan trọng. Sau 35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đạt được những kết quả quan trọng. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hóa tiếp tục được đổi mới, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa từng bước được nâng cao; Xây dựng môi trường văn hóa đạt được một số kết quả tích cực; Việc xây dựng văn hóa trong chính trị được triển khai gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Xây dựng văn hóa trong kinh tế bước đầu có chuyển biến về nhận thức và hành động; Bản sắc, giá trị văn hóa, con người Việt Nam tiếp tục được kế thừa, phát huy cao độ khi đất nước gặp khó khăn, thử thách do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay; Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Mặc dù vậy, qua 35 đổi mới, lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa, con người vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Đó là Việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc thể chế hóa đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người chưa theo kịp yêu cầu. Môi trường văn hóa gia đình - nhà trường - xã hội có lúc, có nơi chưa lành mạnh, có mặt xuống cấp. Việc xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế tuy đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể triển khai, nhưng kết quả còn chưa tương xứng. Nhận thức, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế chưa được cấp ủy, chính quyền nhiều nơi quan tâm đúng mức.

Xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội

Báo cáo đã đưa ra một số định hướng và giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thời gian tới, với mục tiêu chung là xây dựng văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn; Xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Những định hướng bao gồm: Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa.

Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; xác định tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Nhận rõ những tác động từ mặt trái, những thách thức của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thực hiện cơ chế thị trường đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng con người. Đề cao bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc; tích cực, chủ động hội nhập văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu có văn hóa Việt Nam.

Một số giải pháp trọng tâm được đưa ra đó là tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người trong đổi mới và phát triển bền vững; Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; Hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa;

Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, văn nghệ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý; cho các lĩnh vực then chốt, đặc thù; Xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, đặc biệt là văn hóa trong Đảng trở thành tấm gương đạo đức cho xã hội; văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế- xã hội; Phát triển thị trường văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ của người tiêu dùng và thị trường ngoài nước;

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; Phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị; Tập trung nguồn lực từ Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người; Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

VOV.VN - Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

VOV.VN - Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc
Khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc

VOV.VN - Hội nghị dự kiến có sự tham dự của 550 đại biểu với hơn 150 tham luận, được kết nối trực tuyến tại các điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc

Khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc

VOV.VN - Hội nghị dự kiến có sự tham dự của 550 đại biểu với hơn 150 tham luận, được kết nối trực tuyến tại các điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Ba hội nghị văn hóa toàn quốc có ý nghĩa lịch sử quan trọng
Ba hội nghị văn hóa toàn quốc có ý nghĩa lịch sử quan trọng

VOV.VN - Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra vào ngày 24/11/2021.

Ba hội nghị văn hóa toàn quốc có ý nghĩa lịch sử quan trọng

Ba hội nghị văn hóa toàn quốc có ý nghĩa lịch sử quan trọng

VOV.VN - Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra vào ngày 24/11/2021.

"Giữ gìn bản sắc văn hóa là giữ gìn đất nước"
"Giữ gìn bản sắc văn hóa là giữ gìn đất nước"

VOV.VN - Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, câu chuyện giữ gìn bản sắc mang tính căn cốt cho mỗi quốc gia để giữ gìn đất nước. Giữ gìn văn hóa là giữ gìn đất nước. Chủ quyền văn hóa là chủ quyền quốc gia.

"Giữ gìn bản sắc văn hóa là giữ gìn đất nước"

"Giữ gìn bản sắc văn hóa là giữ gìn đất nước"

VOV.VN - Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, câu chuyện giữ gìn bản sắc mang tính căn cốt cho mỗi quốc gia để giữ gìn đất nước. Giữ gìn văn hóa là giữ gìn đất nước. Chủ quyền văn hóa là chủ quyền quốc gia.