Bình Dương tìm mọi cách bảo tồn làng nghề sơn mài hơn 100 năm tuổi

VOV.VN - Đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi vừa có buổi khảo sát thực tế tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một). Người đứng đầu tỉnh Bình Dương chỉ đạo các ngành tạo mọi điều kiện để làng nghề sơn mài phát triển.

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là một "đặc sản" của Bình Dương. Với hơn 100 năm giữ gìn và phát huy, nghệ nhân sơn mài Bình Dương đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo được khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Cũng như các nghề truyền thống khác, nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đang dần mai một bởi cơ chế thị trường.

Để lưu giữ, Bình Dương đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một".

Đề án được hình thành từ năm 2017 sau khi làng nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thế nhưng đến nay, đề án vẫn “nằm trên giấy”. Điều này khiến các nghệ nhân lo lắng và liên tục kiến nghị với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo UBND TP. Thủ Dầu Một. 

Trước trăn trở của các nghệ nhân, lãnh đạo UBND TP.Thủ Dầu Một cho biết, Đề án do UBND thành phố phối hợp với các sở, ngành của tỉnh triển khai. Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thẩm định xong Đề án và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi được tỉnh phê duyệt, UBND thành phố sẽ xây dựng làng nghề. 

Tại buổi khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đề nghị các ngành của tỉnh và TP.Thủ Dầu Một tạo thuận lợi hơn nữa để làng nghề sơn mài vừa tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa kết hợp du lịch trải nghiệm.

Đối với Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một", Bí thư đề nghị các sở ngành, TP.Thủ Dầu Một rà soát lại để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trong đó chú ý đến các nội dung chính sách phát triển nghề truyền thống để những người làm nghề truyền thống vừa sản xuất, vừa bảo tồn và phát huy. 

Bí thư cũng đề nghị chú trọng đưa các ngành nghề truyền thống vào trường học để giúp học sinh hiểu về giá trị, cũng như tổ chức trải nghiệm để hình thành nhận thức và lòng yêu thích các ngành nghề truyền thống đặc sắc của tỉnh. 

Trước đó, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) liên tục có bài viết phản ánh những mong muốn, kỳ vọng của các nghệ nhân để duy trì, phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp.

Đại diện Hiệp hội Sơn mài- Điêu khắc tỉnh Bình Dương cho rằng, nghệ nhân lớn tuổi muốn truyền nghề nhưng tuổi trẻ thấy nghề mai một nên không muốn học. Nếu làng nghề mọc lên càng sớm, người lớn tuổi có thể truyền nghề và người trẻ thấy làm nghề lo được cuộc sống họ sẽ quay lại. Từ đó, mới khôi phục, lưu giữ và phát triển được làng nghề sơn mài.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới
Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Mỗi làng quê Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, những di sản giá trị - yếu tố làm nên tính vững bền, là linh hồn của mỗi ngôi làng Việt.

Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới

Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Mỗi làng quê Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, những di sản giá trị - yếu tố làm nên tính vững bền, là linh hồn của mỗi ngôi làng Việt.

Nghệ nhân đưa cồng chiêng và nhạc cụ Jrai đi Hàn Quốc biểu diễn
Nghệ nhân đưa cồng chiêng và nhạc cụ Jrai đi Hàn Quốc biểu diễn

VOV.VN - Nhận lời mời của Trường Đại học Jeonju Kijeon, Hàn Quốc, ngày 13/9 tới đây, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Gia Lai sẽ tổ chức cho đoàn 14 nghệ nhân của TP.Pleiku và huyện Ia Grai, sang Hàn Quốc biểu diễn tại Lễ hội Sori quốc tế Jeonju 2023.

Nghệ nhân đưa cồng chiêng và nhạc cụ Jrai đi Hàn Quốc biểu diễn

Nghệ nhân đưa cồng chiêng và nhạc cụ Jrai đi Hàn Quốc biểu diễn

VOV.VN - Nhận lời mời của Trường Đại học Jeonju Kijeon, Hàn Quốc, ngày 13/9 tới đây, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Gia Lai sẽ tổ chức cho đoàn 14 nghệ nhân của TP.Pleiku và huyện Ia Grai, sang Hàn Quốc biểu diễn tại Lễ hội Sori quốc tế Jeonju 2023.

Sắc màu văn hóa truyền thống độc đáo các dân tộc miền Trung
Sắc màu văn hóa truyền thống độc đáo các dân tộc miền Trung

VOV.VN - Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 diễn ra nhiều hoạt động với những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, qua sự thể hiện của các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng đến từ 11 tỉnh trong khu vực.

Sắc màu văn hóa truyền thống độc đáo các dân tộc miền Trung

Sắc màu văn hóa truyền thống độc đáo các dân tộc miền Trung

VOV.VN - Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 diễn ra nhiều hoạt động với những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, qua sự thể hiện của các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng đến từ 11 tỉnh trong khu vực.