Chủ tịch Bình Định yêu cầu kiểm tra tiến độ Dự án tôn tạo Di tích chiến thắng Đèo Nhông

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu UBND huyện Phù Mỹ, chủ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng và tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm chiến thắng Đèo Nhông khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án này.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan kiểm tra nội dung báo chí phản ánh về một số bất cập trong quá trình thực hiện dự án nâng cấp mở rộng và tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Điểm chiến thắng Đèo Nhông; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, xem xét xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện dự án (nếu có).

Trước đó, ngày 22/4, Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh, dự án nâng cấp mở rộng và tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm chiến thắng Đèo Nhông, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định với tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng, triển khai xây dựng đã 5 năm nhưng vẫn dang dở. Đến nay, đơn vị thi công mới thực hiện được 75% khối lượng công trình. Việc nâng cấp, mở rộng và tu bổ, tôn tạo di tích quá lâu khiến cảnh quan tại đây nhếch nhác, nhiều hạng mục xây dựng đã xong chưa đưa vào sử dụng đang xuống cấp./.

Nhếch nhác dự án tu bổ, nâng cấp di tích Điểm chiến thắng Đèo Nhông xây 5 năm vẫn dang dở

VOV.VN - Dự án nâng cấp mở rộng và tu bổ, tôn tạo di tích Điểm chiến thắng Đèo Nhông, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định xây dựng đã 5 năm nhưng đến nay còn dang dở. Việc nâng cấp, mở rộng và tôn tạo một di tích lịch sử cấp quốc gia quá lâu khiến cảnh quan tại di tích trở này nên nhếch nhác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn di tích 600 năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Bảo tồn di tích 600 năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu

VOV.VN - Ngày 20/4, Sở Văn hóa và Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, phối hợp Viện khảo cổ học vùng Nam Bộ công bố kết quả sơ bộ, đề xuất hướng bảo tồn di chỉ Vòng thành đá trắng 600 năm tuổi ở ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Bảo tồn di tích 600 năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảo tồn di tích 600 năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu

VOV.VN - Ngày 20/4, Sở Văn hóa và Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, phối hợp Viện khảo cổ học vùng Nam Bộ công bố kết quả sơ bộ, đề xuất hướng bảo tồn di chỉ Vòng thành đá trắng 600 năm tuổi ở ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Thanh Hoá siết chặt công tác trùng tu tôn tạo, bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử
Thanh Hoá siết chặt công tác trùng tu tôn tạo, bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử

VOV.VN - Liên quan đến quá trình trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia đền Lê Văn Hưu, UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã đập bỏ Giếng Ngọc được cho là giếng cổ có từ hàng trăm năm để làm mới, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết đã yêu cầu kiểm tra, làm rõ nội dung này.

Thanh Hoá siết chặt công tác trùng tu tôn tạo, bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử

Thanh Hoá siết chặt công tác trùng tu tôn tạo, bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử

VOV.VN - Liên quan đến quá trình trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia đền Lê Văn Hưu, UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã đập bỏ Giếng Ngọc được cho là giếng cổ có từ hàng trăm năm để làm mới, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết đã yêu cầu kiểm tra, làm rõ nội dung này.

Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử
Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử

VOV.VN - Nếu như kinh tế là động lực để phát triển thì văn hóa được xem là nền tảng, là gốc rễ để sự phát triển đó đi đúng hướng, bền vững. Sau giai đoạn chú trọng phát triển kinh tế, Đà Nẵng đã và đang ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử

Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử

VOV.VN - Nếu như kinh tế là động lực để phát triển thì văn hóa được xem là nền tảng, là gốc rễ để sự phát triển đó đi đúng hướng, bền vững. Sau giai đoạn chú trọng phát triển kinh tế, Đà Nẵng đã và đang ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.