Hơn 500 tỷ đồng cho đề án "Huế - Kinh đô áo dài"

VOV.VN - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt Đề án "Huế - Kinh đô Áo dài" với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị áo dài truyền thống Huế; hình thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc.

Đề án "Huế - Kinh đô áo dài" đặt ra mục tiêu quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế - áo dài Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Theo đó, đến năm 2025 sẽ hình thành bộ cơ sở dữ liệu hình ảnh áo dài Huế qua các thời kỳ; tổ chức định kỳ Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế trở thành điểm nhấn quan trọng trong các kỳ lễ hội, đặc biệt là Festival Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu “Huế -Kinh đô áo dài”; Hình thành 1 sản phẩm du lịch gắn với áo dài Huế.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch; Hoàn thiện hồ sơ Nghề may đo áo dài và tập quán sử dụng áo dài truyền thống Huế đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo quyết định này, Đề án có tổng kinh phí thực hiện là 535,5 tỷ đồng; trong đó hơn 11 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, nguồn lực từ xã hội hóa hơn 524 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Chúng tôi tiến tới mục tiêu làm sao đưa áo dài trở thành di sản quốc gia cũng như, làm bộ hồ sơ để công nhận di sản văn hóa thế giới. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tổ chức những hoạt động, để làm sao giới thiệu một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất về văn hóa áo dài, để phục hồi và khôi phục áo dài của cả đàn ông cũng như phụ nữ để nhìn nhận một cách rõ ràng nhất giá trị của áo dài trong nét văn hóa của Việt Nam, cũng như trong văn hóa Huế"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

2022 người sẽ tham gia màn đại xòe tại sự kiện vinh danh nghệ thuật Xòe Thái
2022 người sẽ tham gia màn đại xòe tại sự kiện vinh danh nghệ thuật Xòe Thái

VOV.VN - Sự kiện có sự tham gia của các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La cùng các tỉnh trong chương trình liên kết hợp tác và phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh.

2022 người sẽ tham gia màn đại xòe tại sự kiện vinh danh nghệ thuật Xòe Thái

2022 người sẽ tham gia màn đại xòe tại sự kiện vinh danh nghệ thuật Xòe Thái

VOV.VN - Sự kiện có sự tham gia của các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La cùng các tỉnh trong chương trình liên kết hợp tác và phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Giữ hồn cho những thanh âm vang vọng nơi đại ngàn
Giữ hồn cho những thanh âm vang vọng nơi đại ngàn

VOV.VN - Miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ các nền văn hóa đa dạng, phong phú, lâu đời của đồng bào các dân tộc Hre, Cor, Ca Dong. Thời gian qua, nhiều lễ hội truyền thống, những giá trị di sản văn hóa của đồng bào đang có nguy cơ mai một.

Giữ hồn cho những thanh âm vang vọng nơi đại ngàn

Giữ hồn cho những thanh âm vang vọng nơi đại ngàn

VOV.VN - Miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ các nền văn hóa đa dạng, phong phú, lâu đời của đồng bào các dân tộc Hre, Cor, Ca Dong. Thời gian qua, nhiều lễ hội truyền thống, những giá trị di sản văn hóa của đồng bào đang có nguy cơ mai một.

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học
Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.