Kỳ vọng hợp tác Quảng Ninh - Hải Phòng trong bảo tồn vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà

VOV.VN - Với những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, điểm cuối trong quá trình tiến hóa karst, đại diện cho 7 hệ sinh thái liền kề và là môi trường sống của nhiều loại động vật quý hiếm, những giá trị hiếm có của vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được ghi nhận, mở ra nhiều cơ hội phát triển và bảo tồn di sản đặc biệt này.

Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, được mệnh danh là 'hòn ngọc của vịnh Bắc Bộ" hay "bản giao hưởng" của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la. Các khu vực tự nhiên có diện tích vùng lõi là 65.650 ha, vùng đệm có diện tích 34.140ha. Trong đó, vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh và quần đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng. Mới đây, vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà cùng được UNESCO ghi danh là Di sản Thiên nhiên thế giới.

Với hơn 1.130 hòn đảo đá vôi muôn hình, muôn vẻ được bao phủ bởi thảm thực vật phong phú trên mặt nước lấp lánh màu ngọc bích, vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà mang một vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, có giá trị nổi bật toàn cầu. Nơi đây cũng được xem là "bảo tàng địa chất", nơi chứng kiến những thay đổi đặc trưng trong lịch sử phát triển trái đất với nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Là nơi giao thoa của núi rừng và biển đảo, vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà sở hữu 7 hệ sinh thái biển - đảo, nhiệt đới, cận nhiệt đới liền kề, kế tiếp nhau phát triển và là nơi cư ngụ của hơn 4.900 loài động thực vật trên cạn và dưới biển, trong số này có tới 198 loài thuộc Danh mục Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và 51 loài đặc hữu.

Năm 1994, Vịnh Hạ long được ghi danh vào danh mục Di sản thế giới bởi giá trị cảnh quan (theo tiêu chí vii); năm 2000, được mở rộng tiêu chí giá trị địa chất, địa mạo (tiêu chí viii). Đến nay, Uỷ ban Di sản Thế giới chính thức ghi danh, điều chỉnh về ranh giới di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà bởi tiêu chí (vii) và (viii). 

Theo ông Phạm Trí Tuyến, Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao – Thông tin và Du lịch huyện Cát Hải, việc này đã mở ra một cơ hội rất lớn cho sự phát triển, đặc biệt là ngành du lịch của huyện đảo và cũng là điều kiện để giữ gìn bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. "Việc giữ gìn và bảo tồn di sản là một trách nhiệm rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền nhân dân của huyện đảo Cát Hải, người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn di sản này. Song song với đó, bảo tồn cũng là một điều kiện để phát triển bền vững quần đảo Cát Bà trong quá trình phát triển du lịch huyện đảo".

Ông Phạm Trí Tuyến cho biết thêm, địa phương đã phối hợp với các đơn vị thuộc TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tham mưu cho các ban ngành hai địa phương xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững đối với di sản cũng như dự thảo Quy chế phối hợp quản lý các điểm du lịch thuộc vịnh Lan Hạ (quần đảo Cát Bà) và vịnh Hạ Long. Những người làm du lịch hai địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh cũng đã sẵn sàng tâm thế kết nối - bảo tồn - quảng bá rộng rãi di sản đến du khách trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Thế Huệ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cho biết: "Với những người làm du lịch, chúng tôi mong rằng môi trường kinh doanh du lịch giữa Quảng Ninh và Hải Phòng sẽ được thiết lập. Các nhà lãnh đạo và người làm du lịch cần ngồi lại với nhau để bàn về công tác quản lý. Tin rằng sẽ có những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, cuốn hút được nhiều khách du lịch tới Hạ Long và Cát Bà. Chúng tôi có trách nhiệm tuyên truyền vận động các hội viên bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới".

Việc mở rộng Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà không chỉ nâng tầm giá trị vốn có của di sản mà còn là cơ hội để Việt Nam bảo tồn tốt hơn các di sản; đặt ra trách nhiệm lớn lao với TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh trong việc hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, bảo vệ môi trường và đặc biệt là “bài toán” quản lý chung giữa hai địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ninh quyết tâm khai thác thị trường khách Hồi giáo
Quảng Ninh quyết tâm khai thác thị trường khách Hồi giáo

VOV.VN - Sau đại dịch Covid-19, khách du lịch Hồi giáo có xu hướng dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là dòng khách được ngành du lịch Quảng Ninh ưu tiên hướng tới và hiện đang chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón dòng khách tiềm năng này.

Quảng Ninh quyết tâm khai thác thị trường khách Hồi giáo

Quảng Ninh quyết tâm khai thác thị trường khách Hồi giáo

VOV.VN - Sau đại dịch Covid-19, khách du lịch Hồi giáo có xu hướng dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là dòng khách được ngành du lịch Quảng Ninh ưu tiên hướng tới và hiện đang chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón dòng khách tiềm năng này.

Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới
Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới

VOV.VN - Vào 17h40 ngày 16/9 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16/9 giờ Việt Nam), tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia), Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới

Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới

VOV.VN - Vào 17h40 ngày 16/9 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16/9 giờ Việt Nam), tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia), Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới
Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Mỗi làng quê Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, những di sản giá trị - yếu tố làm nên tính vững bền, là linh hồn của mỗi ngôi làng Việt.

Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới

Di sản văn hoá – tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Mỗi làng quê Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, những di sản giá trị - yếu tố làm nên tính vững bền, là linh hồn của mỗi ngôi làng Việt.

Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào
Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào

VOV.VN - Chương trình nhằm kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh như dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, nhằm quảng bá, tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng, người dân sở tại về văn hóa và con người Việt Nam.

Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào

Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào

VOV.VN - Chương trình nhằm kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh như dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, nhằm quảng bá, tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng, người dân sở tại về văn hóa và con người Việt Nam.