Phát hiện khảo cổ học mới tiết lộ mắt xích còn thiếu quan trọng của nền văn minh Thục cổ

VOV.VN - Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Thành Đô ngày 25/8 thông báo, di chỉ thời nhà Chu - di chỉ làng Tê Viên được phát hiện ở khu Bì Đô, Thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, tiết lộ điểm mấu chốt của quá trình chuyển đổi từ văn hóa Thục sơ khai sang văn hóa Thục muộn.

 

Theo Hùng Tiêu Kiều, người phụ trách địa điểm khai quật, di chỉ làng Tê Viên là một địa điểm hiếm hoi thể hiện sự phát triển liên tục từ giữa và cuối triều Tây Chu đến thời Xuân Thu ở đồng bằng Thành Đô. Đội khảo cổ đã khai quật hơn 80 ngôi mộ, hơn 10 di tích phòng ốc,... thời Tây Chu và Xuân Thu. Một lượng lớn đồ đồng, đồ ngọc và đồ gốm được phát hiện. Đồ đồng chủ yếu là kiếm, giáo, mác, ấn,...trong đó, kiếm hình lá liễu và dấu ấn đều là các đồ vật điểm hình cho văn hóa Thục.

Từ các tài liệu khảo cổ học hiện tại cho thấy, sự phát triển của văn hóa Thục cổ đã trải qua một số giai đoạn văn hóa như Bảo Đôn, Tam Tinh Đống, Thập Nhị Kiều và văn hóa Hậu Thục.

Theo đánh giá của các nhà khảo cổ, phát hiện khảo cổ này có ý nghĩa to lớn đối với việc khôi phục lịch sử và văn hóa, tái tạo lại các hình thức tổ chức xã hội, các phong tục tang lễ cổ xưa. Đồng thời, nó có thể tiết lộ thêm những mắt xích quan trọng còn thiếu của nền văn minh Thục, là tài liệu quý hiếm cho nghiên cứu văn hóa Thục cổ.

Người phụ trách điểm khai quật cho biết thêm, đợt khai quật lần này sẽ tiến hành các công tác khảo cổ khoa học khác như khảo cổ động, thực vật, khảo cổ môi trường. Trong các ngôi mộ thời Đông Chu, phát hiện hiện tượng xương hươu tùy táng chung. Hươu là biểu tượng của sự giàu có và có ý nghĩa hiến tế, đồng thời phản ánh sự phát triển của nghề săn bắn trong xã hội Thục cổ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đánh thức và bảo tồn văn hóa truyền thống trong thiết kế hiện đại
Đánh thức và bảo tồn văn hóa truyền thống trong thiết kế hiện đại

VOV.VN - Việc gia tăng những yếu tố truyền thống trong sản phẩm không chỉ mang lại thành công cho cá nhân nhà thiết kế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa, đóng góp hiệu quả cho cộng đồng và xã hội.

Đánh thức và bảo tồn văn hóa truyền thống trong thiết kế hiện đại

Đánh thức và bảo tồn văn hóa truyền thống trong thiết kế hiện đại

VOV.VN - Việc gia tăng những yếu tố truyền thống trong sản phẩm không chỉ mang lại thành công cho cá nhân nhà thiết kế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa, đóng góp hiệu quả cho cộng đồng và xã hội.

Gắn bảo tồn với khai thác du lịch để di sản được "sống"
Gắn bảo tồn với khai thác du lịch để di sản được "sống"

VOV.VN - Về câu chuyện bảo tồn và khai thác bền vững các di sản văn hóa hiện nay, phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Dương Văn Sáu – Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Gắn bảo tồn với khai thác du lịch để di sản được "sống"

Gắn bảo tồn với khai thác du lịch để di sản được "sống"

VOV.VN - Về câu chuyện bảo tồn và khai thác bền vững các di sản văn hóa hiện nay, phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Dương Văn Sáu – Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Ghé thăm thành phố cảng Tuyền Châu vừa được công nhận Di sản Thế giới của UNESCO
Ghé thăm thành phố cảng Tuyền Châu vừa được công nhận Di sản Thế giới của UNESCO

VOV.VN - Thành phố cảng Tuyền Châu ở tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc mới đây được ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO trong khuôn khổ phiên họp lần thứ 44 đang diễn ra của Ủy ban Di sản Thế giới. Đây là di sản thế giới thứ 56 của Trung Quốc được UNESCO công nhận.

Ghé thăm thành phố cảng Tuyền Châu vừa được công nhận Di sản Thế giới của UNESCO

Ghé thăm thành phố cảng Tuyền Châu vừa được công nhận Di sản Thế giới của UNESCO

VOV.VN - Thành phố cảng Tuyền Châu ở tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc mới đây được ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO trong khuôn khổ phiên họp lần thứ 44 đang diễn ra của Ủy ban Di sản Thế giới. Đây là di sản thế giới thứ 56 của Trung Quốc được UNESCO công nhận.