Rộn ràng lễ hội Then Kin Pang của người Thái trắng ở Lai Châu

VOV.VN - Lễ hội Then Kin Pang vừa diễn ra tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ (Lai Châu) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Thái trắng.

Theo những người cao tuổi dân tộc Thái trắng tại Khổng Lào kể lại, trong thế giới tâm linh của mình, đồng bào Thái quan niệm Mường trời có các đấng thần linh cai quản. Con người dưới trần gian chịu sự chi phối của trời và các đấng thần linh. Khi nhân gian đau khổ, người nhà trời (thông qua người đại diện là Then) sẽ xuống trần gian gặp gỡ dân bản, ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bản làng yên vui.

Nghệ nhân ưu tú loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng Nông Văn Nảo ở xã Mường So (Phong Thổ) cho biết Then là chủ cõi trời, Kin Pang là ăn mừng, ăn hội và đây là dịp để các con dân mang lễ tạ ơn Then. Bà con mời Then xuống trần vui hội cùng với dân bản và được gọi là Then Kin Pang.

"Lễ hội Then Kin Pang được phục dựng cho đến nay đã gần 20 năm. Từ khi phục dựng đến nay chúng ta có nâng cấp lên và quy mô lớn hơn. Lễ hội là một dịp để cho bà con tạ ơn đất trời đã ban phúc cho bà con sức khỏe, trồng trọt tốt tươi và chăn nuôi phát triển. Từ đó, 2 năm nay ngoài các trò chơi truyền thống trước đây thì bà con đã phục dựng lại lễ hội Áp Hô Chiêng, tức là gội đầu cuối năm", ông Nông Văn Nảo cho biết.

Lễ hội Then Kin Pang có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần; là nét văn hóa đặc sắc, đã được đồng bào dân tộc Thái trắng gìn giữ từ nhiều đời nay. Trong khuôn khổ lễ hội, có nhiều hoạt động phong phú mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái trắng, cùng nhiều trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc, như: Ném còn, bắn nỏ, bịt mắt đánh trống, đẩy gậy, trình diễn trang phục, văn nghệ, thi ẩm thực… thu hút đông đảo sự tham gia của người dân, du khách.

Ông Lù Văn Cương, người dân đến từ thành phố Lai Châu vui mừng nói: "Ngoài phần lễ còn có phần hội với rất nhiều trò chơi như đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo và thi văn nghệ, thi ẩm thực, thi té nước. Đặc biệt là các trò chơi, nét văn hóa truyền thống như múa xòe, đánh én cáy, tó má lẹ, ném còn. Các trò chơi dân gian của dân tộc Thái rất là vui".

Trong đời sống hiện đại ngày nay, dù cuộc sống có nhiều thay đổi, song hàng năm, lễ hội vẫn được chính quyền và đồng bào dân tộc Thái nơi đây tổ chức, với mục đích lưu giữ và giáo dục con cháu niềm tự hào về cuội nguồn, cũng như nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Bà Mai Thị Hồng Sim, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: "Huyện Phong Thổ có 9 dân tộc chính, trong đó có 8 dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua huyện Phong Thổ đã khôi phục và duy trì thường xuyên lễ hội của các dân tộc, như lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, lễ hội Lộc Xuân của dân tộc Dao đỏ và lễ hội Nàng Han, Then Kin Pang, Kin Lẩu Khẩu Mẩu của dân tộc Thái. Trong thời gian tới huyện Phong Thổ tiếp tục quan tâm tuyên truyền, vận động và tổ chức các lễ hội quy mô hơn. Đặc biệt, huyện sẽ tiếp tục quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc đến với du khách trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển du lịch".

Sau hơn 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội Then Kin Pang tại Phong Thổ đã thu hút người dân và du khách đến dự hội đông hơn. Nhiều du khách trầm trồ, xin chụp ảnh chung với những cô gái Thái trong trang phục truyền thống xinh đẹp. Đây sẽ là tiền đề để địa phương tiếp tục khơi dậy, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hướng tới phát triển du lịch bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào Cai lần đầu phát động Ngày sách và Văn hóa đọc cấp tỉnh tại cơ sở
Lào Cai lần đầu phát động Ngày sách và Văn hóa đọc cấp tỉnh tại cơ sở

VOV.VN -  Tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa diễn ra lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc. Đây là sự kiện lần đầu tiên được UBND tỉnh Lào Cai tổ chức tại một địa phương cấp huyện, nhằm lan tỏa văn hóa đọc về cơ sở.

Lào Cai lần đầu phát động Ngày sách và Văn hóa đọc cấp tỉnh tại cơ sở

Lào Cai lần đầu phát động Ngày sách và Văn hóa đọc cấp tỉnh tại cơ sở

VOV.VN -  Tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa diễn ra lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc. Đây là sự kiện lần đầu tiên được UBND tỉnh Lào Cai tổ chức tại một địa phương cấp huyện, nhằm lan tỏa văn hóa đọc về cơ sở.

Khơi niềm tự hào nền văn minh sông Hồng nơi đầu nguồn biên giới
Khơi niềm tự hào nền văn minh sông Hồng nơi đầu nguồn biên giới

VOV.VN - Sông Hồng là một tuyến sông lớn chảy dài hơn 500km trên đất nước Việt Nam; trong đó, riêng đoạn thượng nguồn chảy qua tỉnh biên giới Lào Cai chiếm khoảng 1/4. Hàng nghìn năm nay, nơi đây đã hình thành nền văn minh sông Hồng với nhiều giá trị riêng có, đặc biệt là về văn hóa – con người. Đó cũng là niềm tự hào để khơi dậy khát vọng phát triển. 

Khơi niềm tự hào nền văn minh sông Hồng nơi đầu nguồn biên giới

Khơi niềm tự hào nền văn minh sông Hồng nơi đầu nguồn biên giới

VOV.VN - Sông Hồng là một tuyến sông lớn chảy dài hơn 500km trên đất nước Việt Nam; trong đó, riêng đoạn thượng nguồn chảy qua tỉnh biên giới Lào Cai chiếm khoảng 1/4. Hàng nghìn năm nay, nơi đây đã hình thành nền văn minh sông Hồng với nhiều giá trị riêng có, đặc biệt là về văn hóa – con người. Đó cũng là niềm tự hào để khơi dậy khát vọng phát triển. 

Giữ gìn bản sắc văn hoá trên vùng cao Mù Cang Chải
Giữ gìn bản sắc văn hoá trên vùng cao Mù Cang Chải

VOV.VN - Văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có nhiều nét rất đặc sắc. Những giá trị này đang được các thế hệ gìn giữ, phát huy, vừa làm phong phú đời sống tinh thần, vừa góp phần quảng bá, phát triển du lịch ở địa phương.

Giữ gìn bản sắc văn hoá trên vùng cao Mù Cang Chải

Giữ gìn bản sắc văn hoá trên vùng cao Mù Cang Chải

VOV.VN - Văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có nhiều nét rất đặc sắc. Những giá trị này đang được các thế hệ gìn giữ, phát huy, vừa làm phong phú đời sống tinh thần, vừa góp phần quảng bá, phát triển du lịch ở địa phương.

Tục treo “Phải đối” của người Tày-Nùng Cao Bằng
Tục treo “Phải đối” của người Tày-Nùng Cao Bằng

VOV.VN - “Phải đối” là những tấm trướng bằng vải màu được con cháu mang đến mừng thọ ông bà, cha mẹ và được treo trang trọng quanh nhà. Ở mỗi tuổi làm thọ, tấm trướng được chọn màu và viết nội dung sao cho phù hợp... Đây là một trong những phong tục đẹp của người Tày, Nùng, thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối với bậc cao niên.

Tục treo “Phải đối” của người Tày-Nùng Cao Bằng

Tục treo “Phải đối” của người Tày-Nùng Cao Bằng

VOV.VN - “Phải đối” là những tấm trướng bằng vải màu được con cháu mang đến mừng thọ ông bà, cha mẹ và được treo trang trọng quanh nhà. Ở mỗi tuổi làm thọ, tấm trướng được chọn màu và viết nội dung sao cho phù hợp... Đây là một trong những phong tục đẹp của người Tày, Nùng, thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối với bậc cao niên.