Tranh của danh họa Nam Sơn được đấu giá hơn 5 tỷ đồng

Bức "Chân dung mẹ tôi" của danh họa Nam Sơn được bán với giá 200.000 euro (tương đương 5,1 tỷ đồng) tại Paris, tối 30/3.

Bức tranh được bán với giá 200.000 euro (5,1 tỷ đồng) (chưa bao gồm phí) với mức giá khởi điểm là 150.000 euro trong phiên Arts D'asie, Tableaux Modernes của Art Research Paris tại trung tâm đấu giá Drouot. Phiên này chỉ đấu giá duy nhất tác phẩm Chân dung mẹ tôi, theo hình thức trực tiếp và online.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi - cháu trai họa sĩ Nam Sơn - chia sẻ trước giờ diễn ra phiên đấu giá, trang web Drouot gặp sự cố kỹ thuật khiến nhiều người mua online không truy cập để tham gia trả giá. Một số người chỉ vào được khi "búa đã gõ". Ông cũng tiết lộ người đấu thành công là một nhà sưu tập tham gia trực tiếp phiên đấu giá.

Ông Ngô Kim Khôi bày tỏ sự mong ngóng được chiêm ngưỡng bức tranh về bà của mình. "Chúc mừng người bạn đã đấu giá thành công bức tranh kinh điển với một giá rất hời. Hy vọng bạn là Bảo tàng ở đâu đó để chúng tôi có dịp thưởng ngoạn. Nếu bạn là nhà sưu tập tư nhân, một ngày nào đó bạn có thể cho tôi diện kiến chân dung Bà của tôi hay không?", ông chia sẻ.

Chân dung mẹ tôi là bức tranh với chất liệu sơn dầu, khắc họa bà Nguyễn Thị Lân ngồi trên ghế. Bà mặc áo choàng màu xanh, đội mũ khăn, đeo chuỗi tràng hạt, ngực đeo kim khánh Tiết hạnh khả phong do vua Bảo Đại ban năm 1927, tay cầm sách.

Góc phải bên trên tranh có bốn chữ Gia từ cận tượng (Chân dung của mẹ tôi), góc trái phía dưới ghi Nam tử Nguyễn Văn Thọ bái họa (con trai Nguyễn Văn Thọ) dâng mẹ bức họa". Dưới cùng có chữ ký Nguyễn Nam Sơn, Hà Nội, 1930.

Tác phẩm từng tham gia Triển lãm Thuộc địa Quốc tế Paris năm 1931 của trường Mỹ thuật Đông Dương, được giới thiệu tại triển lãm Salon năm 1932 của Hội Nghệ sĩ Pháp và đoạt huy chương bạc. Bức tranh từng nằm trong bộ sưu tập của ông Sambuc - Chủ tịch Société des Français d'Indochine (Hội người Pháp tại Đông Dương), mua ngày 21/2/1933.

Ngoài giá trị nghệ thuật, tác phẩm thể hiện tình cảm của Nam Sơn dành cho mẹ. Họa sĩ tên thật Nguyễn Văn Thọ, là con trai duy nhất của ông Nguyễn Văn Khang - thư ký Phủ Thống sứ Bắc kỳ và bà Nguyễn Thị Lân - thương gia ở phố Hàng Bạc. Năm họa sĩ bốn tuổi, cha đột ngột qua đời, mẹ ở vậy nuôi ông khôn lớn. Nam Sơn trở thành tên tuổi lớn của nền mỹ thuật Việt Nam bấy giờ. Công lao, sự hy sinh của mẹ dành cho con lan rộng tới triều đình. Năm 1927, bà được vua Bảo Đại ban cho kim khánh khắc bốn chữ "Tiết hạnh khả phong"./.

Nguyễn Nam Sơn (1890-1973) quê Hà Nội, là một trong những họa sĩ đầu tiên của hội họa đương đại Việt Nam. Ông cùng họa sĩ người Pháp Victor Tardieu đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngoài ra, ông là giáo sư phụ trách chuyên ngành Đồ họa và Trang trí. Ông sáng tác hơn 400 tác phẩm, đa dạng thể loại từ sơn dầu, lụa, thuốc nước đến mực nho, chì son.

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như Chợ Gạo bên sông Hồng, Cò trắng và cá vàng, Chân dung nhà nho, Về chợ, Thiếu nữ nông thôn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hòa nhạc “Kiệt tác thời gian” – Lộng lẫy, sang trọng và đẳng cấp
Hòa nhạc “Kiệt tác thời gian” – Lộng lẫy, sang trọng và đẳng cấp

VOV.VN - Đúng như tên gọi, chương trình hòa nhạc “Kiệt tác thời gian”đã diễn ra vô cùng lộng lẫy, sang trọng và đẳng cấp tại khán phòng lớn của Trung tâm Hội nghị quốc gia; đó là sự kết hợp giữa âm nhạc và hội họa, giữa sự sáng tạo và cảm xúc, là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hòa nhạc “Kiệt tác thời gian” – Lộng lẫy, sang trọng và đẳng cấp

Hòa nhạc “Kiệt tác thời gian” – Lộng lẫy, sang trọng và đẳng cấp

VOV.VN - Đúng như tên gọi, chương trình hòa nhạc “Kiệt tác thời gian”đã diễn ra vô cùng lộng lẫy, sang trọng và đẳng cấp tại khán phòng lớn của Trung tâm Hội nghị quốc gia; đó là sự kết hợp giữa âm nhạc và hội họa, giữa sự sáng tạo và cảm xúc, là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa
Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa

VOV.VN - Để phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo

Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa

Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa

VOV.VN - Để phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo