Trống đồng Gia Phú, hương án chùa Keo...được công nhận là bảo vật quốc gia

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 công nhận 23 bảo vật quốc gia (đợt 10, năm 2021).

Cụ thể, 23 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:

1- Trống đồng Gia Phú (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai).

2- Thạp đồng Văn hóa Đông Sơn (Niên đại: Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).

3- Mặt nạ vàng Giồng Lớn (Niên đại: Thế kỷ I trước Công nguyên - thế kỷ II sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

4- Sưu tập qua đồng Long Giao (Niên đại: Thế kỷ I - III; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai).

5- Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc (Niên đại: Thế kỷ III - IV; hiện lưu giữ tại Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang).

6- Nhẫn Nandin Giồng Cát (Niên đại: Thế kỷ V; hiện lưu giữ tại Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang).

7- Tượng Thần Vishnu Bình Hòa (Niên đại: Khoảng thế kỷ VI - VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai).

8- Sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi Gò Thành (Niên đại: Thế kỷ VI - VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang).

9- Đài thờ Mỹ Sơn A10 (Niên đại: Thế kỷ IX - X; hiện lưu giữ tại đền A10, khu đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).

10- Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long (Niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội).

11- Sưu tập gốm men trắng An Biên (Niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ trong Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng).

12- Phù điêu Thần Hộ pháp Mả Chùa (Niên đại: Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định).

13- Thống gốm hoa nâu An Sinh (Niên đại: Thế kỷ XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).

14. Thạp gốm hoa nâu thời Trần (Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).

15- Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng (Niên đại: Thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

16- Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long (Niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội).

17- Bình gốm men vẽ nhiều màu (Niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).

18- Tháp đất nung đền An Xá (Niên đại: Thế kỷ XVI - XVII; hiện lưu giữ tại đền An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên).

19- Cây hương chùa Tứ Kỳ (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

20- Hương án chùa Keo (Thái Bình) (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

21- Ấn “Hoàng đế Tôn thân chi bảo” (Niên đại: Năm 1827; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

22- Mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (Niên đại: Năm 1885; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh).

23- Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của Họa sĩ Bùi Trang Chước (Niên đại: Năm 1953 - 1955; hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ).

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn văn hóa người Nùng Dín trước nguy cơ mai một
Bảo tồn văn hóa người Nùng Dín trước nguy cơ mai một

VOV.VN - Theo thời gian và cuộc sống hiện đại, văn hóa Nùng Dín (Lào Cai) đang dần bị mai một. Nhiều nghệ nhân và các nhà nghiên cứu đang dày công sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc này.

Bảo tồn văn hóa người Nùng Dín trước nguy cơ mai một

Bảo tồn văn hóa người Nùng Dín trước nguy cơ mai một

VOV.VN - Theo thời gian và cuộc sống hiện đại, văn hóa Nùng Dín (Lào Cai) đang dần bị mai một. Nhiều nghệ nhân và các nhà nghiên cứu đang dày công sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc này.

Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử
Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử

VOV.VN - Nếu như kinh tế là động lực để phát triển thì văn hóa được xem là nền tảng, là gốc rễ để sự phát triển đó đi đúng hướng, bền vững. Sau giai đoạn chú trọng phát triển kinh tế, Đà Nẵng đã và đang ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử

Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho bảo tồn di tích lịch sử

VOV.VN - Nếu như kinh tế là động lực để phát triển thì văn hóa được xem là nền tảng, là gốc rễ để sự phát triển đó đi đúng hướng, bền vững. Sau giai đoạn chú trọng phát triển kinh tế, Đà Nẵng đã và đang ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông chào đón du khách cả nước
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông chào đón du khách cả nước

VOV.VN - Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Lương Chiến Công, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu trước thềm Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III (diễn ra từ 24 - 26/12 tại Lai Châu) và định hướng phát huy lợi thế của địa phương để phát triển du lịch.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông chào đón du khách cả nước

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông chào đón du khách cả nước

VOV.VN - Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Lương Chiến Công, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu trước thềm Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III (diễn ra từ 24 - 26/12 tại Lai Châu) và định hướng phát huy lợi thế của địa phương để phát triển du lịch.