Trưng bày 130 tác phẩm tại Triển lãm mỹ thuật quốc tế “Sống cùng Di sản”

VOV.VN - 130 tác phẩm của hơn 100 tác giả Việt Nam và các nước cùng tham gia Triển lãm mỹ thuật quốc tế “Sống cùng Di sản” tại trường Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện Hội thảo Quốc tế Kết nối với Việt Nam- Engaging With Vietnam (EWV) lần thứ 14 đang diễn ra tại Huế với chủ đề “Sống cùng di sản, Tái tạo/Tạo di sản: Việt Nam và thế giới".

Triển lãm Mỹ thuật quốc tế năm 2023 “Sống cùng Di sản” thu hút đông đảo cán bộ giảng viên, họa sĩ, nhà sáng tác, thiết kế trong nước và quốc tế hưởng ứng tham gia. Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm tác phẩm nhiều thể loại khác nhau, với chất liệu đa dạng như sơn dầu, sơn mài, gốm sứ, mây tre, thủ công mỹ nghệ, trang phục… Từ đó, lựa chọn 130 tác phẩm đặc sắc trưng bày tại triển lãm tại trường Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế. Trong đó 15 tác phẩm của các tác giả đến từ các nước và 115 tác phẩm trong nước.

Tất cả mang đến triển lãm một không gian sinh động về kho tàng di sản văn hoá đa dạng, độc đáo của quần thể cố đô Huế, Việt Nam và thế giới. Tại các quốc gia, việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa luôn là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết đối với các nhà quản lý các cấp, cũng như mỗi nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tác, thiết kế... Di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của một quốc gia.

Để hướng tới sự phát triển bền vững, nhân văn, các quốc gia cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa Di sản văn hóa và phát triển chính sách, chiến lược ở cấp vĩ mô và vi mô.

PGS.TS, Nhà giáo ưu tú Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khối Đào tạo giáo viên nghệ thuật cho rằng: “Triển lãm Mỹ thuật quốc tế “Sống cùng Di sản” tạo nên không gian kết nối, trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, thời trang đặc sắc, độc đáo nhằm quảng bá văn hóa, con người, đất nước Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Đồng thời, là cơ hội để các nền văn hóa nước nhà được giao lưu, hội tụ, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khảo cổ di tích điện Cần Chánh - Đại Nội Huế
Khảo cổ di tích điện Cần Chánh - Đại Nội Huế

VOV.VN - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đang phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Huế khảo cổ di tích điện Cần Chánh trong khuôn viên Đại Nội Huế. Đây là cơ sở nghiên cứu, xây dựng phương án tu bổ, phục hồi công trình di tích trăm năm tuổi này.

Khảo cổ di tích điện Cần Chánh - Đại Nội Huế

Khảo cổ di tích điện Cần Chánh - Đại Nội Huế

VOV.VN - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đang phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Huế khảo cổ di tích điện Cần Chánh trong khuôn viên Đại Nội Huế. Đây là cơ sở nghiên cứu, xây dựng phương án tu bổ, phục hồi công trình di tích trăm năm tuổi này.

Đặc sắc không gian văn hoá áo dài xưa xứ Huế
Đặc sắc không gian văn hoá áo dài xưa xứ Huế

VOV.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động Hội thảo Kết nối với Việt Nam (Engaging With Vietnam) lần thứ 14 đang diễn ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến ngày 6/8, tại khuôn viên Cung An Định, phường Phú Nhuận, thành phố Huế diễn ra triển lãm “Không gian văn hoá Áo dài”, thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.

Đặc sắc không gian văn hoá áo dài xưa xứ Huế

Đặc sắc không gian văn hoá áo dài xưa xứ Huế

VOV.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động Hội thảo Kết nối với Việt Nam (Engaging With Vietnam) lần thứ 14 đang diễn ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến ngày 6/8, tại khuôn viên Cung An Định, phường Phú Nhuận, thành phố Huế diễn ra triển lãm “Không gian văn hoá Áo dài”, thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.

Người gìn giữ, bảo tồn và thực hành nhạc bát âm ở vùng quê Bắc bộ
Người gìn giữ, bảo tồn và thực hành nhạc bát âm ở vùng quê Bắc bộ

VOV.VN - Trong bối cảnh hội nhập, nhiều loại nhạc cụ hiện đại được lớp trẻ tìm đến khiến âm nhạc cổ truyền ngày càng mai một. Tuy nhiên vẫn có những nghệ nhân tâm huyết tìm mọi cách lưu giữ nét âm nhạc riêng ở vùng quê mình. Một trong số đó là ông Vũ Quang Liễn (Phú Xuyên, Hà Nội), người đang cố gắng gìn giữ, bảo tồn và thực hành nhạc bát âm và trống hội dân gian ở vùng quê Bắc Bộ.

Người gìn giữ, bảo tồn và thực hành nhạc bát âm ở vùng quê Bắc bộ

Người gìn giữ, bảo tồn và thực hành nhạc bát âm ở vùng quê Bắc bộ

VOV.VN - Trong bối cảnh hội nhập, nhiều loại nhạc cụ hiện đại được lớp trẻ tìm đến khiến âm nhạc cổ truyền ngày càng mai một. Tuy nhiên vẫn có những nghệ nhân tâm huyết tìm mọi cách lưu giữ nét âm nhạc riêng ở vùng quê mình. Một trong số đó là ông Vũ Quang Liễn (Phú Xuyên, Hà Nội), người đang cố gắng gìn giữ, bảo tồn và thực hành nhạc bát âm và trống hội dân gian ở vùng quê Bắc Bộ.