Ứng dụng số gia tăng sức hút cho di tích ở Hà Nội

VOV.VN - Sử dụng công nghệ hình ảnh 360 độ hiện đại kết hợp các video, âm thanh và hình ảnh 2D, chỉ cần thao tác quét mã QR đơn giản khách du lịch sẽ có được những thông tin đầy đủ, chi tiết về di tích lịch sử Thủ đô. Đây là công trình “Số hóa các di tích” đang được các cơ sở đoàn trên địa bàn Thủ đô thực hiện rộng rãi.

Là một trong 5 điểm di tích nổi tiếng được Đoàn thanh niên quận Ba Đình (Hà Nội) triển khai quét mã QR và ứng dụng công nghệ thực tế ảo 360 độ trong giới thiệu các công trình và thông tin lịch sử, giờ đây, người dân có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin về khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Du khách Vũ Thị Diệu Chi cho biết: “Khi quét mã thì sẽ được xem toàn cảnh di tích trong này. Ứng dụng có các ngôn ngữ như tiếng Việt và tiếng Anh để mọi người có thể lựa chọn, phù hợp với người Việt Nam và người nước ngoài. Đối với sinh viên thì ứng dụng này rất tiện lợi”.

Để nâng cấp các ứng dụng số hóa, phát huy các giá trị di sản của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, chị Nguyễn Thị Thanh Phượng - Bí thư Quận đoàn Ba Đình cho biết đoàn thanh niên đã có những hoạt động sáng tạo, thu hút khách du lịch đến với các danh lam thắng cảnh trên địa bàn quận.

 “Chúng tôi đã áp dụng công nghệ thực tế ảo để xây dựng một tour du lịch thực tế ảo, trải nghiệm với 5 địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn quận. Đó là Hoàng Thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi đã tích hợp hướng dẫn viên du lịch ảo với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, để có thể cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích đến những du khách có nhu cầu tìm hiểu và tham quan các địa điểm, di tích lịch sử trên địa bàn quận” - chị Nguyễn Thị Thanh Phượng nói.

Ngoài các địa điểm nổi tiếng như Nhà thờ lớn, dòng tranh Hàng Trống, phường Hàng Trống còn có các di tích đình chùa mang đậm nét văn hóa Việt Nam như đình Nam Hương, đền Phù Ủng, đền Hàng Trống hay đình Phả Trúc Lâm. Nhằm quảng bá sâu rộng đến người dân và khách du lịch, mới đây, Đoàn thanh niên phường Hàng Trống đã giới thiệu đến người dân ứng dụng quét mã QR, cung cấp thông tin chi tiết về các đình chùa nổi tiếng tại địa bàn.

Một du khách đến từ Singapore cho biết: “Tôi thấy ứng dụng này khá tiện ích, giúp tôi có thêm thông tin về văn hoá lịch sử, con người Việt Nam, cụ thể là những thông tin lịch sử về điểm đến này, nơi tôi đang tham quan và tìm hiểu”.

Việc làm này cũng nhận được sự tán thành của người dân trên địa bàn. Ông Chử Điệp, người dân ở phường Hàng Trống cho biết: "Tôi thấy thanh niên phường Hàng Trống làm một công trình rất thiết thực và hiệu quả. Phường Hàng Trống là phường có khách du lịch đông, kể cả khách nước ngoài đến và hơn nữa di tích lịch sử của phường Hàng Trống tương đối dày đặc. Với việc quét mã QR này của thanh niên thì giúp cho khách du lịch, giúp cho đông đảo khách vãng lai đến đây hiểu được một cách tường tận nhất bằng công nghệ mới nhất”.

Để nâng cao tính hiệu quả của các ứng dụng này, đồng thời phát huy tính tiên phong của thanh niên thủ đô, đoàn thanh niên phường Hàng Trống còn có những hoạt động thiết thực tại địa điểm di tích lịch sử trên địa bàn.

Chị Nguyễn Mỹ Hạnh - Bí thư Đoàn thành niên phường Hàng Trống cho biết: “Đoàn thanh niên phường Hàng Trống đã duy trì đội hình thanh niên tuyên truyền văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội tại các điểm di tích trên địa bàn phường và đặc biệt vào những ngày cuối tuần lượng du khách đến đây rất đông. Đoàn thanh niên đã phân bổ lực lượng tại các điểm di tích, nhằm giới thiệu thêm chi tiết hơn đến từng du khách tham quan”.

Những năm qua, cùng các hoạt động tích cực trong chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, thành đoàn Hà Nội và các đoàn cơ sở đã đẩy mạnh triển khai số hóa các di tích lịch sử trên nhiều địa bàn thành phố Hà Nội, mang đến các trải nghiệm hấp dẫn cho công chúng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để những hoạt động thiết thực này không bị “giậm chân tại chỗ”, cần có những bước tiến mới mạnh mẽ hơn.

Phó Bí thư thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Đức Tiến nhấn mạnh: “Hiện nay bắt đầu triển khai số hóa 322 địa chỉ đỏ trên toàn thành phố Hà Nội, cùng với đó tại các địa bàn 30 quận, huyện thì sẽ triển khai việc số hóa các di tích trên địa bàn, đảm bảo tính đồng bộ thông tin một cách thống nhất, để thuận lợi hơn trong việc lưu giữ cũng như quảng bá các giá trị văn hóa của địa phương, của Thủ đô; đồng thời xây dựng dữ liệu chung của di tích, các địa chỉ đỏ trên địa bàn Hà Nội, phục vụ cho công việc trước mắt và lâu dài”.

Với 5.922 di tích lịch sử văn hóa, Hà Nội là vùng tài nguyên di sản giàu có nhất, đa dạng nhất của quốc gia. Đây chính là nguồn lực vô cùng lớn để phát triển văn hóa, thu hút khách du lịch đến với thủ đô ngàn năm văn hiến. Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa
Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa

VOV.VN - Để phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo

Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa

Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưa

VOV.VN - Để phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo

Văn hóa – Nguồn lực phát triển của Thủ đô Hà Nội
Văn hóa – Nguồn lực phát triển của Thủ đô Hà Nội

VOV.VN - Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại" do Thành phố Hà Nội tổ chức, hơn 300 chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các sở, ban, ngành, quận, huyện, các tỉnh, thành phố địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô tham gia thảo luận.

Văn hóa – Nguồn lực phát triển của Thủ đô Hà Nội

Văn hóa – Nguồn lực phát triển của Thủ đô Hà Nội

VOV.VN - Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại" do Thành phố Hà Nội tổ chức, hơn 300 chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các sở, ban, ngành, quận, huyện, các tỉnh, thành phố địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô tham gia thảo luận.

Đổi mới dạy học bằng sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử
Đổi mới dạy học bằng sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử

VOV.VN - Lần đầu tiên, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã phối hợp với Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều thực hiện chương trình sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử. Đây là mô hình đổi mới học tập sáng tạo nhằm giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về các tác phẩm trong chương trình học.

Đổi mới dạy học bằng sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử

Đổi mới dạy học bằng sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử

VOV.VN - Lần đầu tiên, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã phối hợp với Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều thực hiện chương trình sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử. Đây là mô hình đổi mới học tập sáng tạo nhằm giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về các tác phẩm trong chương trình học.

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học
Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.