Điểm danh những bộ phim truyền hình Việt từng “đình đám" một thời

VOV.VN - "Chuyện nhà Mộc", "12A và 4H", "Của để dành"... là những bộ phim truyền hình Việt từng "đình đám" một thời.

Những nẻo đường phù sa: Năm 1997, bộ phim dài tập Những nẻo đường phù sa đã gây sốt trên màn ảnh nhỏ do hai đạo diễn Châu Huế – Trần Ngọc Phong thực hiện. Phim kể về những năm tháng đấu tranh gian khổ của người dân Nam bộ với những số phận được khắc họa chân thực. Phim quy tụ dàn diễn viên sáng giá như: Quyền Linh, Thiệu Ánh Dương, Ngọc Hiệp, Diễm Hương, Hồng Ánh… Ngoài ra, ca khúc nhạc phim cùng tên do cố nhạc sĩ Bảo Phúc sáng tác cũng gây sốt một thời gian dài, trở thành một trong những ca khúc nhạc phim được yêu thích cho đến ngày nay.

“Người vác tù và hàng tổng”: Lên sóng năm 2001, “Người vác tù và hàng tổng” là bộ phim truyền hình của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Nội dung phim kể về chuyện quản lý, xây dựng xóm làng của anh trưởng thôn Kiên. Diễn xuất tự nhiên, chân thực của Quốc Tuấn, Văn Hiệp, Khánh Huyền... đã góp phần lớn tạo nên thành công của bộ phim.

"Người Hà Nội" (ra mắt năm 1996) lấy bối cảnh của phố nhà binh những năm đầu đổi mới, xoay quanh cuộc sống đời thường của những người lính trở về sau chiến tranh. Vợ chồng Nam (Hồng Sơn), Thảo (Lê Khanh) là hai trong những nhân vật trung tâm của phim. Trải qua tình đồng đội, tình bè bạn trong chiến tranh, trở về thời bình, họ nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, tác động của kinh tế thị trường khiến hạnh phúc đơn sơ của họ tan vỡ.

"12A và 4H" là một bộ phim kinh điển gắn liền với tuổi thơ của thế hệ cuối 7x và đầu 8x. Chuyện phim xoay quanh nhóm 4H: Hằng - Hạ - Hân - Hoa và những câu chuyện, biến cố tâm sinh lý tuổi mới lớn.

Xin hãy tin em: Ra  mắt khán giả màn ảnh nhỏ năm 1997, chuyện phim xoay quanh nữ sinh viên Hoài “Thát-chơ” cá tính. Phong là người Hà Nội gốc, ăn nói nhẹ nhàng, cư xử lịch thiệp, có biệt tài đánh violon. Trải qua nhiều hiểu lầm, cuối cùng, đạo diễn Đỗ Thanh Hải xây dựng kết thúc mở: Hoài “Thát-chơ” đau khổ khi tình yêu tan vỡ, bỏ vào Thanh Hóa, Phong nhờ gửi tặng Hoài một chậu hoa đá – loài hoa có sức sống mãnh liệt… Diễn xuất tuyệt vời của Lệ Hằng – Hoài “Thát-chơ” và Lê Vũ Long – Phong đã đóng góp thành công cho bộ phim

Đồng tiền xương máu do đạo diễn Đinh Đức Liêm thực hiện, có sự góp mặt của các diễn viên: Lâm Tới, Chi Bảo, Quyền Linh, Trương Ngọc Ánh... Bộ phim xoay quanh cuộc sống của gia đình ông Khải với ba người con. Ông Khải vốn cổ hũ, hà khắc không tán thành những gì mới mà luôn theo nguyên tắc cũ. Trái lại, Toàn - con trai ông lại bỏ nhà máy của ông ra thành lập công ty với mong muốn giàu có. Những xung đột trong gia đình nảy sinh khi Toàn muốn phá căn nhà là kỷ niệm của ông để xây căn nhà mới...

“Chuyện nhà Mộc” là bộ phim dài 2 tập của đạo diễn Trần Lực ra mắt năm 1998. Bộ phim đề cập đến những vấn đề gần gũi của cuộc sống như chuyện luyện thi đại học, sự bỡ ngỡ của người dân nông thôn khi hòa nhập với nếp sống đô thị… Bộ phim đã mang lại cho khán giả nhiều tiếng cười hài hước, dí dỏm. Diễn xuất giản dị, tự nhiên của các diễn viên chính như: NSƯT Hải Điệp vai ông Mộc, Như Trang vai Mai, Xuân Bắc vai Cường, Chí Nghĩa vai Dũng... đã tạo nên thành công cho bộ phim.

Phía trước là bầu trời do đạo diễn Đỗ Thanh Hải thực hiện. Bộ phim khai thác cuộc sống của những sinh viên xa quê lên Hà Nội trọ học, lập nghiệp. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng các nhân vật đều cố gắng vươn lên, chinh phục khát vọng bám trụ ở thành phố.

"Của để dành": Phát sóng lần đầu vào năm 1998, "Của để dành" của đạo diễn Thanh Hải xoay quanh đề tài gia đình, tình mẫu tử. Nhân vật bà Vi - người mẹ của ba đứa con - với ánh mắt hiền từ và khuôn mặt phúc hậu sau một tai nạn phải nằm liệt giường, ba người con vốn được chiều chuộng không thể chăm lo cho mẹ mình mà phải tìm người giúp việc. Mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm là khi bà Vi bỏ đi, ba người con mới nhận ra mẹ quan trọng đến dường nào. 

Đội đặc nhiệm nhà C21 là bộ phim truyền hình của đạo diễn Vũ Hồng Sơn ra mắt khán giả màn ảnh nhỏ năm 1998, kể về 5 người bạn học cùng lớp có chung một niềm đam mê phá án, đó là "Minh tổ cú", "Sơn sọ", "Sáng béo", "Tùng quắt", "Quang sọt". Nhóm bạn lập nên một đội đặc nhiệm điều tra các phi vụ bí ẩn, góp phần giữ trật tự cho khu tập thể và trường học. /.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phim truyền hình “bom tấn” thành bom xịt: Thiếu lạ, xa rời thực tế?
Phim truyền hình “bom tấn” thành bom xịt: Thiếu lạ, xa rời thực tế?

VOV.VN - Sau “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử”, lượng rating của phim truyền hình vẫn trồi sụt thất thường vì thiếu cái lạ, xa rời thực tế?

Phim truyền hình “bom tấn” thành bom xịt: Thiếu lạ, xa rời thực tế?

Phim truyền hình “bom tấn” thành bom xịt: Thiếu lạ, xa rời thực tế?

VOV.VN - Sau “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử”, lượng rating của phim truyền hình vẫn trồi sụt thất thường vì thiếu cái lạ, xa rời thực tế?

Những câu thoại ấn tượng nhất trong phim truyền hình Việt năm 2017
Những câu thoại ấn tượng nhất trong phim truyền hình Việt năm 2017

VOV.VN - Những câu thoại gây "bão" nhất đều thuộc về hai bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" và "Người phán xử"...

Những câu thoại ấn tượng nhất trong phim truyền hình Việt năm 2017

Những câu thoại ấn tượng nhất trong phim truyền hình Việt năm 2017

VOV.VN - Những câu thoại gây "bão" nhất đều thuộc về hai bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" và "Người phán xử"...