Điện ảnh Việt Nam sẽ hàng đầu Đông Nam Á: Có khả thi?

(VOV) - Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng: “Chúng ta nên khiêm nhường hơn".

Ngày 25/6, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL đã tổ chức Hội nghị “Dự thảo chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

Tại hội nghị, phần lớn đại biểu đều cho rằng dự thảo được xây dựng một cách bài bản, công phu, đầy đủ, đồng thời cũng đánh giá cao những điểm mới, tiến bộ, hiện đại được đề ra trong đó. Đây cũng chính là cơ hội để nền điện ảnh Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hoàn thành mục tiêu: Đến năm 2020, phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á trên cơ sở vừa là ngành nghệ thuật có thế mạnh, vừa là ngành công nghiệp điện ảnh chuyên nghiệp; đến năm 2030, phát triển điện ảnh Việt Nam trở thành một trong những nền điện ảnh mạnh ở Châu Á.

Tuy nhiên, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam lại cho rằng “Chúng ta nên khiêm nhường hơn. Tôi nghĩ cái ‘hàng đầu’ phần lớn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chúng ta mà nó phụ thuộc vào nhiều sự xuất hiện hay không xuất hiện của các tài năng điện ảnh lớn hay sự phát triển cụ thể của điện ảnh các nước láng giềng. Vì vậy, chúng ta nên sửa dự thảo là ‘Đến năm 2020, điện ảnh Việt Nam xây dựng được một nền điện ảnh dân tộc hiện đại có vị thế được thừa nhận tại Châu Á’. Tôi nghĩ trong thời gian 7 năm, nền điện ảnh Việt Nam được thừa nhận như vậy đã là rất cố gắng”.

Toàn cảnh buổi Hội nghị "Dự thảo Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030" diễn ra ngày 25/6 tại Hà Nội

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra những hạn chế của nền điện ảnh Việt Nam mà dự thảo đưa ra như hoạt động thiếu đồng bộ, thiếu chuyên nghiệp, phát triển tự phát không có chiến lược và quy hoạch cụ thể, cơ sở điện ảnh Nhà nước trì trệ trong khi điện ảnh tư nhân lại chạy theo mục tiêu lợi nhuận,…

Từ đó, một số nhóm giải pháp được đông đảo các đại biểu quan tâm đến là nâng cao chất lượng tác phẩm điện ảnh, thu hút đông đảo khán giả, nâng cao năng lực sáng tạo cho đội ngũ nghệ sỹ, các nhà làm phim, tạo ra ekip sáng tạo mới, đầu tư xây dựng các hãng phim chuyên nghiệp là thương hiệu của nền điện ảnh Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa ngành điện ảnh, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia sản xuất phim. Duy trì định hướng về tỷ lệ phim Việt Nam chiếu rạp và quy định chiếu phim vào “giờ vàng” trong các ngày cuối tuần tại hệ thống truyền hình Nhà nước. Nổi bật trong chiến lược là việc đẩy mạnh số lượng sản xuất phim điện ảnh, bảo đảm tỷ lệ phim chiếu tại rạp là 25% vào năm 2015, 40% vào năm 2020. Về hợp tác quốc tế, ngành điện ảnh tăng cường giới thiệu điện ảnh Việt Nam ra thế giới thông qua các Liên hoan phim lớn trên thế giới và khu vực,…

Bàn về vấn đề này, bà Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam cho biết: “Trong quản lý Nhà nước có một giải pháp mà chúng tôi cho rằng xã hội rất quan tâm là làm sao hoàn thiện được tiêu chí phân loại phim, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Chúng tôi đặt mục tiêu trong năm 2014 sẽ hoàn thiện, ban hành tiêu chí phân loại phim. Về nhóm giải pháp cơ chế chính sách, Nhà nước sẽ đầu tư chỉ đạo, sản xuất các tác phẩm chính thống, giàu tính nhân văn và điều tiết việc chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, phim về đề tài lịch sử, thiếu nhi, dân tộc thiểu số hay phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao”.

Cùng với đó, bà Ngô Phương Lan cũng đề cập đến việc xúc tiến thành lập “Qũy hỗ trợ phát triển điện ảnh Việt Nam”. Bà Lan khẳng định quỹ này ra đời sẽ góp phần nâng cao chất lượng điện ảnh, khuyến khích phim nghệ thuật, phim của các đạo diễn trẻ tài năng. Nguồn kinh phí cho Quỹ sẽ được trích từ doanh thu của các phim đặt hàng hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước, trích phần trăm doanh thu bán vé ở các rạp chiếu phim, các nguồn thu quảng cáo các trên truyền hình,...

“Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là mong mỏi của các nhà làm phim trong cả nước từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cần đưa ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể, có tác động đến việc phát triển của điện ảnh Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"
"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"

(VOV) - Bài phát biểu của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam.

"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"

"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"

(VOV) - Bài phát biểu của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam.

Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt
Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt

Làm phim ở VN hiện quá rủi ro bởi những quy định về kiểm duyệt chung chung và mơ hồ!

Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt

Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt

Làm phim ở VN hiện quá rủi ro bởi những quy định về kiểm duyệt chung chung và mơ hồ!

Điện ảnh tối thứ 6 ra mắt khán giả thủ đô
Điện ảnh tối thứ 6 ra mắt khán giả thủ đô

(VOV) -Tối 3/5, chương trình: “Điện ảnh Việt Nam tối thứ Sáu” do Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh tổ chức sẽ khai mạc

Điện ảnh tối thứ 6 ra mắt khán giả thủ đô

Điện ảnh tối thứ 6 ra mắt khán giả thủ đô

(VOV) -Tối 3/5, chương trình: “Điện ảnh Việt Nam tối thứ Sáu” do Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh tổ chức sẽ khai mạc

Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập
Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

(VOV) - Lễ kỷ niệm là dịp để các thế hệ nghệ sỹ ôn lại truyền thống lịch sử đáng tự hào của nền điện ảnh nước nhà.

Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

(VOV) - Lễ kỷ niệm là dịp để các thế hệ nghệ sỹ ôn lại truyền thống lịch sử đáng tự hào của nền điện ảnh nước nhà.

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh
Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh

(VOV) - Do chứa nhiều nội dung bạo lực, vi phạm những điều cấm của Luật Điện ảnh nên chưa thể cấp phép cho phim“Bụi đời Chợ Lớn”.

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh

(VOV) - Do chứa nhiều nội dung bạo lực, vi phạm những điều cấm của Luật Điện ảnh nên chưa thể cấp phép cho phim“Bụi đời Chợ Lớn”.

Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?
Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?

(VOV) - Nền điện ảnh nước nhà đang phải loay hoay giải bài toán làm sao để có phim vừa có chất lượng nghệ thuật vừa thu hút khán giả.

Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?

Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?

(VOV) - Nền điện ảnh nước nhà đang phải loay hoay giải bài toán làm sao để có phim vừa có chất lượng nghệ thuật vừa thu hút khán giả.