NSND Hoàng Dũng: “Người phán xử” thiệt thòi vì kịch bản Việt hoá

VOV.VN - NSND Hoàng Dũng cho rằng quy định của Hội điện ảnh không xét giải thưởng Cánh Diều vàng với những phim Việt hoá như "Người phán xử" là chưa hợp lý.

Giọng nói dày, vang hiếm có; ánh mắt thâm trầm như luôn đọc thấu bản chất người đối diện; quyền uy, đa mưu và bản lĩnh, NSND Hoàng Dũng đã “diễn mà như không diễn” với vai “bố già" Phan Quân trong “Người phán xử”. Có thể nói, đã lâu lắm rồi Việt Nam mới có một bộ phim truyền hình khiến khán giả trông ngóng từng tập một như “Người phán xử”.

Trên các diễn đàn, mạng xã hội cho đến nơi công sở, chủ đề những ngày này có lẽ “hot” nhất là số phận “ông trùm" Phan Quân sẽ như thế nào? Thế nhưng, có lẽ “Người phán xử” sẽ khó có “cửa” để được Cánh Diều vàng năm sau vì kịch bản gốc của phim được chuyển thể từ Israel.

Nhận lời ngay lập tức sau khi đọc kịch bản “Người phán xử”

PV:  Là người có thâm niên hơn 30 năm làm nghề, vinh quang, cay đắng đều có đủ. Những trải nghiệm đó giúp ông vào vai “bố già” Phan Quân trong “Người phán xử” như thế nào?

NSND Hoàng Dũng: Sau 40 năm làm nghề, trăn trở, lăn lộn với các vai diễn. Vui có, buồn có, thành công có và thất bại có. Cộng với sự trải nghiệm trong cuộc sống, với những biến cố của xã hội, đất nước đã giúp cho tôi có rất nhiều kinh nghiệm để khi thể hiện vai diễn Phan Quân trong “Người phán xử” sâu hơn, nhiều màu sắc hơn.

Và điều đặc biệt, nó giúp cho tôi thể hiện vai diễn Phan Quân bản lĩnh hơn. Khi đọc về vai diễn Phan Quân trong kịch bản, tôi cảm nhận được một điều, có lẽ rất ít có những vai diễn hay như thế này mà mình được thể hiện. Điều đó cũng giúp tôi nghiên cứu và thể hiện nhân vật kĩ càng hơn và say mê hơn.

Nếu có điều kiện làm lại một số đoạn, NSND Hoàng Dũng sẽ diễn vai ông trùm Phan Quân tốt hơn.

PV: Các đạo diễn đã tìm đến “ông trùm Phan Quân” như thế nào? Xin nghệ sỹ có thể chia sẻ một chút về quá trình các đạo diễn thuyết phục ông vào vai ông trùm?

NSND Hoàng Dũng Sau khi nhận được lời mời từ các đạo diễn, tôi đã đọc kịch bản và sau khi đọc xong tôi đã nhận lời luôn. Các đạo diễn không phải thuyết phục tôi gì cả (cười).

PV: Sau khi hoàn thành xong vai diễn ông trùm Phan Quân trong Người phán xử, ông có cảm thấy hài lòng hay không? Có còn điều gì khiến ông thấy “vương vướng” hay không?

NSND Hoàng Dũng Sau khi thể hiện xong nhân vật, và nhất là khi được xem vài tập chiếu trên truyền hình, tôi cứ tiếc giá như có điều kiện để được làm lại một số đoạn thì chắc chắn vai diễn này sẽ tốt hơn.

PV: Vậy còn điều ông cảm thấy tâm đắc nhất sau khi hoàn thành vai ông trùm Phan Quân là gì?

NSND Hoàng Dũng Điều tôi cảm thấy tâm đắc nhất sau khi thể hiện vai ông trùm Phan Quân là sự phản hồi của khán giả sau khi mấy tập đầu phát sóng. Sự cố gắng miệt mài của cả ekip làm phim “Người phán xử” đã nhận được sự cổ vũ vô cùng quý báu của khán giả. Đó chính là phần thưởng quý giá nhất dành cho những người nghệ sĩ.

NSND Hoàng Dũng: Sự cổ vũ của khán giả là phần thưởng quý giá của người nghệ sỹ.

PV: Trong quá trình quay “Người phán xử” chắc hẳn sẽ có rất nhiều tranh luận giữa ông và các đạo diễn. Có khác biệt nào về quan điểm không thưa ông và thường mọi người giải quyết nó bằng cách nào?

NSND Hoàng Dũng Với một kịch bản tốt, đạo diễn, diễn viên và cả ekip tham gia đều rất say sưa, nghiên cứu rất kĩ để thực hiện tốt công việc của mình. Trước mỗi cảnh quay, chúng tôi đều có sự bàn bạc, phân tích để tìm ra một cách thể hiện tốt nhất. Cũng rất may, chúng tôi luôn tìm được tiếng nói chung.

PV: Kỷ niệm đáng nhớ nhất của NSND Hoàng Dũng trong quá trình quay Người phán xử có lẽ là lần ông bị chảy máu dạ dày phải vào viện cấp cứu. Làm nghề, say nghề đến mức độ quên cả sức khoẻ, bản thân mình như vậy, liệu có “tốt” không thưa ông?

NSND Hoàng Dũng Sức khoẻ là thứ tất cả mọi người đều phải quan tâm đến, không riêng gì nghệ sĩ. Nhưng sự đam mê với nghệ thuật cộng với không khí làm việc vô cùng tốt của đoàn phim đã khiến chúng tôi quên đi rất nhiều những khó khăn mệt nhọc của bản thân mình.

Điều tôi rút ra sau sự cố chảy máu dạ dày, là trước khi bắt tay vào một công việc mới đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực, tâm huyết thì mình cần tự chuẩn bị cho mình sức khoẻ thật tốt (cười).

“Quy định mới của Hội Điện ảnh không xét giải thưởng với những phim được Việt hoá chưa thật hợp lý”

PV: Không thể phủ nhận sức nóng của “Người phán xử” đã tạo một luồng gió mới với phim Việt. Nhiều khán giả so sánh “Người phán xử” với “Bố già” của Francis Ford Coppola? Nghệ sỹ Hoàng Dũng cảm thấy như thế nào?

NSND Hoàng Dũng: Tôi cảm thấy rất hạnh phúc!

PV: Bộ phim quy tụ dàn diễn viên hùng hậu với nhiều gương mặt gạo cội và cả mới vào nghề. Ông đánh giá về lớp diễn viên trẻ như thế nào?

NSND Hoàng Dũng: Tôi hài lòng với lứa diễn viên trẻ trong phim Người phán xử. Tôi tin rằng với cách làm nghề của các bạn hiện nay, cùng với việc được làm việc trong một không khí nghệ thuật thật tốt và có một kịch bản tốt, chắc chắn khi ở vào lứa tuổi của tôi, các bạn trẻ đó sẽ hơn tôi rất nhiều.

NSND Hoàng Dũng cảm thấy thiệt thòi vì giải thưởng Cánh Diều vàng không chấp nhận phim Việt hoá.

PV: Sau ánh đèn sân khấu, cơm áo gạo tiền là câu chuyện muôn thuở với người nghệ sỹ. Nhiều nghệ sỹ đã chấp nhận đánh đổi vì không vượt qua cạm bẫy, hoặc từ bỏ nghiệp diễn. Câu chuyện này vẫn chưa bao giờ hết tính thời sự. Nghệ sỹ có thể chia sẻ và tâm tình đôi điều?

NSND Hoàng Dũng: Cơm áo gạo tiền là điều bất cứ ai cũng cần, không riêng gì nghệ sĩ. Vấn đề đó phụ thuộc vào sự say mê nghề nghiệp và tâm tính mỗi người.

PV: Người phán xử là một bộ phim truyền hình chuyển thể từ kịch bản của Israel như vậy đây sẽ là một phim Việt hoá. Khả năng phim sẽ vắng bóng trong các giải thưởng của Hội Điện ảnh như Cánh Diều vàng (do năm nay, giải thưởng này đã ra thông báo không chấp nhận các phim Việt hoá). Nghệ sỹ có luyến tiếc gì không? Xin ông chia sẻ một chút suy nghĩ về câu chuyện này?

NSND Hoàng Dũng: Giải thưởng là điều mà tất cả các nghệ sĩ đều rất trân trọng và vinh dự khi được nhận. Nhưng giải thưởng lớn hơn cả đó là những bộ phim, những vở kịch mà chúng tôi thể hiện được sống trong lòng khán giả và được khán giả yêu mến, trân trọng.

Nhưng quy định mới của Hội Điện ảnh không xét giải thưởng với những phim được Việt hoá, tôi thấy chưa thật hợp lý. Vì ta có thể không xét giải thưởng cho kịch bản nhưng giải cho đạo diễn, thiết kế mĩ thuật, quay phim, âm nhạc, âm thanh và các diễn viên nếu không được xét thì đấy là thiệt thòi cho chúng tôi. Một kịch bản hay chưa chắc đã có một bộ phim hay nếu như tất cả thành phần còn lại tồi.

PV: Xin cảm ơn NSND Hoàng Dũng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NSND Hoàng Dũng nhập viện cấp cứu khi đóng phim 'Người phán xử'
NSND Hoàng Dũng nhập viện cấp cứu khi đóng phim 'Người phán xử'

VOV.VN - Trong buổi họp báo ra mắt phim 'Người phán xử' chiều 14/3 tại Hà Nội, NSND Hoàng Dũng tiết lộ chuyện ông phải nhập viện cấp cứu khi đang quay phim.

NSND Hoàng Dũng nhập viện cấp cứu khi đóng phim 'Người phán xử'

NSND Hoàng Dũng nhập viện cấp cứu khi đóng phim 'Người phán xử'

VOV.VN - Trong buổi họp báo ra mắt phim 'Người phán xử' chiều 14/3 tại Hà Nội, NSND Hoàng Dũng tiết lộ chuyện ông phải nhập viện cấp cứu khi đang quay phim.

Vì sao Giải Cánh diều năm 2016 thiếu vắng phim Nhà nước?
Vì sao Giải Cánh diều năm 2016 thiếu vắng phim Nhà nước?

VOV.VN - Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ lý do vì sao Giải Cánh diều năm 2016 thiếu vắng phim Nhà nước.

Vì sao Giải Cánh diều năm 2016 thiếu vắng phim Nhà nước?

Vì sao Giải Cánh diều năm 2016 thiếu vắng phim Nhà nước?

VOV.VN - Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ lý do vì sao Giải Cánh diều năm 2016 thiếu vắng phim Nhà nước.

Bản gốc Israel của phim “Người phán xử” như nào?
Bản gốc Israel của phim “Người phán xử” như nào?

VOV.VN - Ít ai biết rằng phiên bản gốc Israel của bộ phim “Người phán xử” có nhiều cảnh bạo lực đẫm máu.

Bản gốc Israel của phim “Người phán xử” như nào?

Bản gốc Israel của phim “Người phán xử” như nào?

VOV.VN - Ít ai biết rằng phiên bản gốc Israel của bộ phim “Người phán xử” có nhiều cảnh bạo lực đẫm máu.

Giải Cánh Diều 2017: Phim tư nhân lại áp đảo phim Nhà nước
Giải Cánh Diều 2017: Phim tư nhân lại áp đảo phim Nhà nước

VOV.VN - Lần đầu tiên không có phim điện ảnh Nhà nước dự thi Cánh Diều lần thứ 16 của Hội Điện ảnh Việt Nam. Điều này nên vui hay buồn?

Giải Cánh Diều 2017: Phim tư nhân lại áp đảo phim Nhà nước

Giải Cánh Diều 2017: Phim tư nhân lại áp đảo phim Nhà nước

VOV.VN - Lần đầu tiên không có phim điện ảnh Nhà nước dự thi Cánh Diều lần thứ 16 của Hội Điện ảnh Việt Nam. Điều này nên vui hay buồn?