Nữ đạo diễn đi tìm “trầm tích” chiến tranh

(VOV) - Trong giới làm phim tài liệu về chiến tranh, nữ đạo diễn Lê Phong Lan nổi tiếng là người có số lượng và hành trình làm phim đáng nể.

Trong chuyến ra Hà Nội công tác, chị đã dành cho phóng viên VOV cuộc trò chuyện về bộ phim “Biệt động Sài Gòn” dài 10 tập của chị được công chiếu trên truyền hình dịp 30/4 vừa qua.

P.V: Trong cuộc chiến tranh còn có rất nhiều lực lượng: Quân chủ lực, tình báo, đặc công, dân quân du kích… Vì sao chị chọn lực lượng biệt động để làm phim?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Trong suốt cuộc chiến tranh dài và khốc liệt, lực lượng biệt động đã gây cho tôi nhiều ấn tượng. Hơn nữa, lực lượng có nhiều uẩn khúc: Sau khi kết thúc chiến tranh, lực lượng này bị giải tán ngay, không còn danh bạ quân đội để có căn cứ làm chế độ, chính sách cũng như tổng kết chiến tranh, đặc biệt đối với những người còn sống, các liệt sĩ đã mất và thân nhân của họ.

Trong khi các chiến sĩ biệt động đã hy sinh cả tính mạng, thậm chí cả gia đình để đổi lấy hòa bình, thống nhất cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải nhìn thấy những vấn đề hậu chiến đau lòng đó và phải lần giở từng bước để khắc phục nó. Nếu chúng ta né tránh thì đó là một tội lớn.

Nữ đạo diễn Lê Phong Lan

P.V: Phải chăng chị hy vọng “Biệt động Sài Gòn” góp thêm một tiếng nói để thúc đẩy việc giải quyết những vấn đề hậu chiến?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Tôi cũng là người Việt Nam nên mong muốn tất cả người dân Việt Nam được sống trong hòa bình hôm nay phải biết ơn và có lòng tri ân với những người đã hy sinh trong chiến tranh. Giới trẻ ngày nay sẽ không hiểu được giá trị của hòa bình, lòng yêu nước như thế nào nếu không biết đến sự hy sinh của thế hệ cha ông chúng ta. Nhưng mong muốn đó có thành hiện thực hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.

P.V: Chị đã nhận được những phản hồi thế nào từ phía khán giả?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi về bộ phim từ khán giả ở các lứa tuổi khác nhau, trong đó có cả những người Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam. Khi cuộc chiến tranh ngày càng lùi về phía sau và bị cuộc sống hiện tại che phủ, thế hệ đi trước buồn và lo rằng các cụ mất đi thì dấu vết lịch sử cũng sẽ mất dần theo thời gian. Bây giờ đây “Biệt động Sài Gòn” ghi lại dấu vết lịch sử đó, nối quá khứ - hiện tại - tương lai với nhau thì các cụ mừng lắm.

Qua phản hồi của khán giả, tôi cũng thấy lớp trẻ ngày nay rất quan tâm đến lịch sử giữ nước của cha ông. Họ đã nói: “Không ngờ cha ông mình giỏi thế!”. Không chỉ riêng bộ phim này, mà loạt phim về đề tài chiến tranh của dân tộc trước đó như “Mậu thân 1968”, “Hiệp định Paris 1973”… cũng được giới trẻ rất hoan nghênh. Tôi rất hạnh phúc khi những bộ phim mình làm đã giúp giới trẻ hiểu hơn về lịch sử đất nước và họ sẽ yêu quý hòa bình hôm nay.

P.V: Chị mất bao lâu thời gian từ khi “thai nghén” đến khi “Biệt động Sài Gòn” phát sóng?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Thực sự làm những bộ phim về đề tài lịch sử chiến tranh thì không biết đâu là thời gian bắt đầu. Khi tôi bắt đầu làm bộ phim này cũng đồng thời góp nhặt tài liệu cho một bộ phim khác. Cứ thế, đi góp nhặt những sự kiện lịch sử, phỏng vấn nhân chứng để đến lúc bắt tay vào thực hiện bộ phim xem như đã hệ thống lại toàn bộ tư liệu cho người xem hiểu diễn biến sự kiện của phim.

Trong giới làm phim tài liệu về chiến tranh, nữ đạo diễn Lê Phong Lan nổi tiếng là người có số lượng và hành trình làm phim đáng nể.

Chẳng hạn với nhân chứng chính trong phim như ông trùm biệt động Tư Chu, tôi đã phải phỏng vấn cách đây từ 7-8 năm trước. Sau một thời gian dài bệnh nặng, năm 2012, Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) đã mất.

P.V: Quá trình làm phim hẳn có rất nhiều gian nan…?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Đúng vậy. Tôi chỉ có thuận lợi duy nhất là ngọn lửa đam mê của chính bản thân thúc giục. Còn khó khăn thì vô cùng. Chẳng hạn như nhân chứng có thể tham gia vào nhiều trận đánh nhưng họ quên, hoặc nhớ không chính xác, cùng một sự kiện nhưng lời nói của các nhân chứng lại không khớp nhau.

Vì thế, rất cần có sự nhạy cảm, thận trọng, hiểu biết, phân tích vấn đề để thẩm định thông tin, xác định được đâu là sự thật, đâu chỉ là câu chuyện minh họa, đâu mới là cốt lõi vấn đề. Tôi đã phải đến Mỹ nhiều lần để tìm những tư liệu mình cần trong các kho lưu trữ tư liệu của họ. Tôi cũng phỏng vấn cả cựu binh Mỹ, các nhà sử học Mỹ để có cái nhìn toàn diện và đa chiều hơn.

P.V: Làm phim đã vất vả, phim tài liệu về đề tài lịch sử chiến tranh của dân tộc theo “phong cách” Lê Phong Lan sẽ càng vất vả. Vậy tại sao chị lại chọn đề tài này?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Ban đầu, tôi cũng làm rất nhiều đề tài khác nhau: về văn hóa nghệ thuật, về cuộc sống hiện đại như: Truyền thuyết Bến đò tơ; Người đi tìm dĩ vãng… Tuy nhiên, ký ức tuổi thơ với những hình ảnh về chiến tranh cứ luôn hiện lên, ám ảnh tôi. Ấy là khi tôi đi sơ tán với mẹ, đội mũ rơm đi học, nghe tiếng hú còi khi đang ngồi học trong lớp phải lao xuống hầm, rồi những loạt đạn từ máy bay địch bay cắt ngang những cây xoan ở quanh lớp học trông khiếp lắm. Lớp trầm tích về một ký ức kinh hoàng của tuổi thơ không bao giờ mất đi.

Đạo diễn Lê Phong Lan đã thực hiện hàng loạt phim tài liệu về đề tài lịch sử chiến tranh Việt Nam, như: “Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn”, “Con đường bí ẩn”, “Đi giữa kẻ thù”, “Hiệp định Paris 1973”, “Mậu thân năm 1968”, “Biệt động Sài Gòn”. Trong đó, hai bộ phim tài liệu “Hiệp định Paris 1973” và “Mậu thân 1968” đã nhận được bằng khen của Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam vào tháng 3/2013.
Và khi tôi đã chọn nghề này, nhất là khi có cơ duyên làm phim về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (“Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn” - PV) thì tự nhiên lớp trầm tích ấy bùng cháy, khiến tôi cực kỳ khao khát lật lại ký ức tuổi thơ đó, muốn hiểu xem đó là cái gì trong con người mình.

Tôi quan niệm “lịch sử chính là cội nguồn dân tộc”. Vì thế càng thôi thúc tôi đi tìm và giải mã những điều trong lịch sử còn chưa có nhiều người đề cập đến. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn chuyển tải những cảm nhận của mình về bản sắc của một dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng.

P.V: Mảng phim tài liệu hiện chưa thu hút được sự chú ý của khán giả. Là một đạo diễn của dòng phim này, chị có suy nghĩ gì?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Trên thực tế, phim tài liệu đã được các đài phát thanh - truyền hình dành giờ vàng để phát sóng. Các cơ quan truyền thông cũng đã nói rất nhiều đến phim tài liệu. Vấn đề cơ bản còn lại ở đây là các đạo diễn sẽ làm như thế nào để có một bộ phim tài liệu hay. Nếu phim tài liệu chưa thu hút khán giả thì không thể đổ lỗi cho khán giả, bởi đương nhiên cái gì mới, hay và thu hút người ta mới xem.

P.V: Dự định của chị trong thời gian tới?

Đạo diễn Lê Phong Lan: Mình sẽ tạm dừng đề tài lịch sử để làm một vài phim tài liệu hiện đại dài tập.

P.V: Xin cảm ơn chị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gặp mặt truyền thống cựu binh Biệt động Sài Gòn- Gia định
Gặp mặt truyền thống cựu binh Biệt động Sài Gòn- Gia định

Lực lượng Biệt động Sài Gòn- Gia Định là một binh chủng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Gặp mặt truyền thống cựu binh Biệt động Sài Gòn- Gia định

Gặp mặt truyền thống cựu binh Biệt động Sài Gòn- Gia định

Lực lượng Biệt động Sài Gòn- Gia Định là một binh chủng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Trao tặng danh hiệu Anh hùng cho cựu chỉ huy Biệt động Sài Gòn
Trao tặng danh hiệu Anh hùng cho cựu chỉ huy Biệt động Sài Gòn

Chủ tịch nước đã trao Bằng công nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho người cựu chiến sĩ biệt động Tư Chu.  

Trao tặng danh hiệu Anh hùng cho cựu chỉ huy Biệt động Sài Gòn

Trao tặng danh hiệu Anh hùng cho cựu chỉ huy Biệt động Sài Gòn

Chủ tịch nước đã trao Bằng công nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho người cựu chiến sĩ biệt động Tư Chu.  

Giao lưu với nữ biệt động Sài Gòn
Giao lưu với nữ biệt động Sài Gòn

Qua những câu chuyện, thế hệ trẻ như được hiểu hơn về công việc của những nữ biệt động năm xưa- những người gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.

Giao lưu với nữ biệt động Sài Gòn

Giao lưu với nữ biệt động Sài Gòn

Qua những câu chuyện, thế hệ trẻ như được hiểu hơn về công việc của những nữ biệt động năm xưa- những người gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.