Xét danh hiệu NSND, NSƯT: Quy định vẫn quá cứng nhắc!

(VOV) - Nhiều nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn trong công chúng nhưng vì thiếu vài tháng theo quy định nên không được xét tặng NSND, NSƯT.
.

Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” (NSND, NSƯT) khu vực phía Bắc.

Rất nhiều ý kiến của các nghệ sĩ đã chia sẽ những suy nghĩ của mình xung quanh việc này, tất cả đều cho rằng, những nghệ sĩ được xét tặng cần phải xứng đáng về đạo đức và tài năng…

Các nghệ sĩ hay những người nằm trong Hội đồng xét tặng Trung ương cũng bày tỏ, những quy định cần phải “mềm” hơn, dựa vào thực tế sự cống hiến, tầm ảnh hưởng của nghệ sĩ tới công chúng để làm một trong những yếu tố xét tặng. Như vậy sẽ tránh sự thiệt thòi cho nghệ sĩ khi có những trường hợp cống hiến rất nhiều, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghệ thuật mình hoạt động nhưng lại thiếu vài tháng theo quy định mới đủ điều kiện xét tặng, nên không được xét tặng mặc dù đã làm hồ sơ và được cấp cơ sở giới thiệu.

Nghệ sĩ hài Văn Hiệp, mặc dù đã tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện,… nhưng cho đến giờ chưa được xét NSƯT vì Hội đồng có ý kiến rằng ông diễn nghiệp dư

Đơn cử như trường hợp nghệ sĩ hài Văn Hiệp, mặc dù đã tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện… nhưng cho đến giờ chưa được xét NSƯT vì Hội đồng có ý kiến rằng ông diễn nghiệp dư, dù nghệ sĩ Văn Hiệp đã diễn từ năm 1954 trong vở "Lỳ và Sáo” ở Nhà hát Lớn Hà Nội. Qua 3 lần làm hồ sơ, nghệ sĩ Văn Hiệp vẫn không được phong NSƯT vì thiếu huy chương. 

NSND Doãn Châu – Nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho rằng: “Chúng ta không được bỏ sót hay để thiệt thòi cho ai cả, nhưng đồng thời cũng không được dễ dãi. Có nhiều NSND về đạo đức, tư cách, lẫn tài năng còn thua cả một người bình thường. Tại sao? Vì có những đợt xét trước đây chúng ta làm chưa được chuẩn. Chúng ta đã để thiệt thòi cho các đồng nghiệp; đồng thời chúng ta đã lựa chọn những người không xứng đáng”. 

Cùng quan điểm với NSND Doãn Châu, NSND Nguyễn Công Tiến – thường được công chúng biết đến với nghệ danh “Tiến bầu” nhấn mạnh ý kiến, những nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND bên cạnh những tiêu chí bình xét theo quy định của Nghị định, cần phải là những người có tầm ảnh hưởng bao quát đến lĩnh vực nghệ thuật mình hoạt động, cũng như được đông đảo công chúng biết tới. Đồng thời, người nghệ sĩ, đặc biệt là NSND trong lối sống, sinh hoạt thường ngày cũng phải là người có tâm, có đạo đức, có lối sống gương mẫu.

Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ cũng cho rằng cần phải có những quy định cho những ngành nghề đặc thù như múa, xiếc… do tuổi đời hoạt động nghệ thuật quá ngắn, cũng như gặp nhiều rủi ro, tai nạn trong quá trình hoạt động nghệ thuật hơn các bộ môn khác nên việc quy định xét duyệt danh hiệu cũng nên có những ưu tiên nhất định.

Theo NSND Tâm Chính – Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam, tuổi đời nghệ sĩ xiếc rất ngắn, chưa kể những nghệ sĩ theo nghề được vài năm đã gặp chấn thương phải bỏ nghề, rồi đạt được một tấm huy chương cũng là rất khó.

“Riêng trong nghề xiếc, muốn được xét tặng NSƯT thì phải có 2 giải Vàng, đây là việc rất khó. Trong Liên hoan Xiếc quốc tế lần thứ 4 vừa diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam có duy nhất một giải Vàng (Liên hoan 4 năm mới tổ chức một lần), vậy làm sao người nghệ sĩ xiếc mới được xét tặng NSƯT. Nên xét duyệt NSND từ 2 giải Vàng trở lên, NSƯT từ 1 giải Vàng, một giải Bạc trở lên thì có thể xét được” - NSND Tâm Chính cho biết.

NSND Lê Chức cũng đồng tình với quan điểm, người được xét tặng phải có tầm ảnh hưởng và uy tín về nghề nghiệp, uy tín trong xã hội: “Với danh hiệu NSND, ảnh hưởng uy tín về nghề nghiệp xã hội cao hơn rất nhiều nên chúng ta phải tôn vinh ở mức độ khác. Với danh hiệu NSƯT, chúng ta không làm thấp tiêu chuẩn. Đáng lưu ý là hiện nay có rất nhiều người hiểu NSƯT còn cao hơn cả NSND”. 

NSND, NSƯT là những danh hiệu cao quý mà Nhà nước trao tặng cho quá trình hoạt động cống hiến nghệ thuật của các nghệ sĩ. Việc đưa ra những quy định cụ thể trong xét tặng danh hiệu là việc làm cần thiết và cần áp dụng càng sớm càng tốt. Bên cạnh những quy định cụ thể, cần có những nhìn nhận, xem xét, đánh giá tư cách đạo đức, tầm ảnh hưởng của nghệ sĩ tới công chúng, tới lĩnh vực nghệ thuật mà họ hoạt động. Với những nghệ sĩ được phong tặng, danh hiệu sẽ theo họ suốt cuộc đời, do vậy chỉ cần sai sót trong quá trình xét tặng sẽ dẫn tới những hậu quả không tốt, ảnh hưởng tới những danh hiệu cao quý này…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu tướng Trịnh Quốc Khánh nhận danh hiệu Giáo sư danh dự
Thiếu tướng Trịnh Quốc Khánh nhận danh hiệu Giáo sư danh dự

(VOV) - Danh hiệu do Học Viện Kinh tế và Pháp Luật Moscow (Nga) trao tặng

Thiếu tướng Trịnh Quốc Khánh nhận danh hiệu Giáo sư danh dự

Thiếu tướng Trịnh Quốc Khánh nhận danh hiệu Giáo sư danh dự

(VOV) - Danh hiệu do Học Viện Kinh tế và Pháp Luật Moscow (Nga) trao tặng

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

(VOV) - Đây là sự tôn vinh các nhà giáo có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của  đất nước

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

(VOV) - Đây là sự tôn vinh các nhà giáo có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của  đất nước