Độc đáo "bánh chưng bố, "bánh chưng mẹ" của người Tày Quảng Ninh

VOV.VN - Tết cổ truyền ở mỗi địa phương, mỗi dân tộc đều có sự độc đáo, riêng có. Với người Tày ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, họ cũng có những phong tục, tập quán rất riêng, trong đó có món bánh chưng nhân cá làm vào dịp Tết Nguyên đán.

Đồng bào Tày ở Quảng Ninh có những phong tục đón Tết khá độc đáo, ít bị pha trộn với các dân tộc khác.

Ông Lương Thiêm Phú (thôn Chang Nà, thị trấn Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, người Tày ở đây cũng gói bánh chưng dịp Tết nhưng đặc biệt sẽ gói 2 chiếc rất to để cúng tổ tiên, gọi là "bánh chưng bố, bánh chưng mẹ". Mỗi bánh được gói bằng 12 bơ gạo nhưng "bánh chưng bố" dùng 1 con cá suối làm nhân trong khi nhân của "bánh chưng mẹ" là 1 quả trứng gà. 

"Bánh chưng bố thì gói dài, có thêm con cá làm nhân còn bánh chưng mẹ thì lấy quả trứng gà làm nhân được gói tròn. Chỉ bánh bố, bánh mẹ mới có những loại nhân đặc biệt như vậy, còn những cái khác thì gói bình thường. Đến Tết thì nhà nào cũng gói 2 cái bánh đặc biệt này. Cá để làm nhân bánh phải là loại cá suối có vẩy màu trắng" - ông Phú chia sẻ.

Bà Lý Thị Hoa (Khu Bình Công 2, thị trấn Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, người Tày quan niệm, cá là biểu tượng cho nguồn nước và sự no đủ, thịnh vượng; trứng gà tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Gói “bánh chưng bố”, “bánh chưng mẹ” để dâng cúng tổ tiên cũng là một cách thể hiện lòng thành kính của con cháu và cầu mong cho mùa màng bội thu.  

Bà Hoa cũng cho biết thêm: "Bánh bố, bánh mẹ ở đây cũng tùy dòng họ mới gói, chứ không phải nhà nào cũng gói. người Tày quan niệm, cá tượng trưng cho sự mạnh mẽ bơi ở sông lớn nên làm nhân cho bánh chưng bố. Khi mở bánh ăn thì cũng phải xem ngày, mời anh em họ hàng cùng bà con lối xóm đến cùng ăn. Người Tày ở Bình Liêu vẫn duy trì được bánh chưng nhân cá trong ngày Tết từ bao đời nay".

Anh Tô Đình Hiệu, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) giải thích thêm: Người Tày quan niệm không chỉ riêng con người mà ngay cả loài vật cũng có linh hồn. Bánh chưng gói xong, chiều 30 Tết sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau Tết, "bánh chưng bố", "bánh chưng mẹ" được hạ xuống, mọi người quây quần cùng thưởng thức bánh. Nếu có khách đến, chủ nhà sẽ mời khách cùng ăn, người nào ngẫu nhiên được ăn bánh của 3 nhà thì coi như cả năm đó gặp nhiều may mắn. 

Theo anh Hiệu: "Ngày xưa thì bánh chỉ lấy cá làm nhân, bây giờ thì thường cho thêm miếng thịt lợn và lá “kim poong” (lá kim lông) để nhân bánh có màu đỏ trông bắt mắt. Bánh chưng bố, bánh chưng mẹ được bày trên bàn thờ tổ tiên đến sau ngày rằm tháng Giêng mới đem luộc lại rồi mời anh em, hàng xóm đến cùng nhau ăn để lấy may". 

Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều thay đổi, đồ ăn thức uống và các loại bánh trái cũng phong phú hơn nhưng người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) vẫn gói "bánh chưng bố", "bánh chưng mẹ" để dâng cúng tổ tiên trong những ngày Tết. Giữ gìn những nghi thức, phong tục đẹp của dân tộc không chỉ tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc tiền nhân mà còn là niềm tự hào về vốn văn hóa giàu bản sắc của người Tày ở Bình Liêu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khám phá văn hoá đặc trưng 3 miền trong ngày Tết cổ truyền
Khám phá văn hoá đặc trưng 3 miền trong ngày Tết cổ truyền

VOV.VN - Sự khác biệt trong văn hóa 3 miền đã làm nên những nét rất đặc sắc trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.

Khám phá văn hoá đặc trưng 3 miền trong ngày Tết cổ truyền

Khám phá văn hoá đặc trưng 3 miền trong ngày Tết cổ truyền

VOV.VN - Sự khác biệt trong văn hóa 3 miền đã làm nên những nét rất đặc sắc trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.

Lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm
Lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm

VOV.VN - Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm".

Lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm

Lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm

VOV.VN - Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm".