Gìn giữ văn hóa các dân tộc từ Hội xuân Việt Bắc

VOV.VN - Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ 12, xuân Quý Mão 2023 đã diễn ra tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, trò chơi dân gian dành cho nhân dân và du khách. Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm nhằm gìn giữ và phát huy văn hóa của các dân tộc vùng Việt Bắc định cư trên Tây Nguyên.

Xúng xính trong bộ đồ truyền thống mới may để du xuân, chị Lộc Thị Hương, dân tộc Nùng, ở xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ phấn khởi chia sẻ: đoàn của chị đã vượt chặng hơn 40km bằng xe máy để đến xã Ea Tam, huyện Krông Năng dự lễ hội. Đã thành lệ, cứ rằm tháng giêng hàng năm, lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc diễn ra ở đây trở thành điểm đến du xuân của nhiều người dân từ khắp nơi, tạo không khí vui tươi rộn ràng như ở quê hương ngoài miền Bắc.

"Em thấy không khí lễ hội đây rất đông và nhộn nhịp, có nhiều dân tộc khác, nhau nhìn thấy đồ truyền thống rất là bắt mắt. Trang phục của bọn em thì chỉ có những dịp lễ hội thì bọn em mới được mặc lên những bộ đồ truyền thống", chị Lộc Thị Hương chia sẻ.

Xã Ea Tam, huyện Krông Năng có tới hơn 80% dân số là người Tày, Nùng, Dao, Thái sinh sống. Từ năm 2010, lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc được tổ chức định kỳ vào dịp rằm tháng giêng hàng năm với nhiều hoạt động độc đáo như: lễ cúng thổ công và nghi lễ cầu mùa, hội thi dựng trại, thi làm bánh chưng – bánh dày, cơm lam, thi Heo quay - nấu rượu. Phần hội với các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, chạy cà kheo, hội tung còn, thu hút rất đông người tham gia.

Anh Hoàng Đình Tân, ở thôn Tam Điền, xã Ea Tam, huyện Krông Năng cho biết: Sau 3 năm tạm ngưng do dịch, năm nay người dân trong thôn rất háo hức mong chờ và đã chuẩn bị chu đáo các hoạt động của lễ hội: "Thôn mình cũng đã chuẩn bị từ sau Tết, mùng 6 là bắt đầu tiến hành tổ chức thanh niên làm trại, phân chia công việc thực hiện cho nó đảm bảo thời gian theo kế hoạch lễ hội diễn ra. Lễ hội hằng năm tổ chức ra thì cũng có cái gắn kết và đoàn kết người dân. Trong dịp này là già, trẻ cũng đều được mặc trang phục của mình đi dạo hội".

Theo bà La Bế Thủy Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Tam, trong nhiều năm qua, lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc được tổ chức ở xã đã trở thành hoạt động văn hóa mang đậm dấu ấn của địa phương. Lễ hội nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc từ các tỉnh vùng Việt Bắc, với nhiều nghi thức truyền thống được bà con chủ động gìn giữ và duy trì tại mỗi thôn, làng. 

Trong lễ hội, bà con đều diện những trang phục dân tộc, cử các đội nghệ nhân tham gia các nội dung thi một cách đầy đủ, sôi nổi. Sau nhiều lần tổ chức, lễ hội đã tạo được hiệu ứng lan tỏa, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham dự. Năm nay, lễ hội tổ chức theo hướng mở rộng quy mô một số hoạt động, tăng tính tương tác và trải nghiệm dành cho du khách.

"Mọi năm là chúng tôi vẫn duy trì hoạt động thi lày cỏ nhưng năm nay chúng tôi tạo nhiều điểm nhấn hơn đối với trò chơi này, bởi vì đó là một trò chơi truyền thống đặc trưng của người đồng bào dân tộc phía Bắc. Năm nay chúng tôi cũng tổ chức một số trò chơi dành cho du khách, ví dụ là môn cà kheo, đi cầu Kiều hái lộc, bịt mắt bắt vịt, cũng là một cái trải nghiệm hay dành cho du khách"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần Thơ nhộn nhịp lễ hội Tống phong – cầu an đầu năm mới
Cần Thơ nhộn nhịp lễ hội Tống phong – cầu an đầu năm mới

VOV.VN - Vào Rằm tháng Giêng hàng năm, nhiều ngôi miếu trên địa bàn TP. Cần Thơ tổ chức lễ hội Tống phong hay còn gọi là lễ hội Tống ôn - Tống gió, lễ hội Cầu an đầu năm mới. Điểm nhấn là nghi thức hạ thủy tàu thủy lục, có sự tham gia của hàng ngàn người dân trên hàng trăm chiếc ghe, tàu lớn nhỏ tại xóm Chài (thuộc phường Hưng Phú, quận Cái Răng).

Cần Thơ nhộn nhịp lễ hội Tống phong – cầu an đầu năm mới

Cần Thơ nhộn nhịp lễ hội Tống phong – cầu an đầu năm mới

VOV.VN - Vào Rằm tháng Giêng hàng năm, nhiều ngôi miếu trên địa bàn TP. Cần Thơ tổ chức lễ hội Tống phong hay còn gọi là lễ hội Tống ôn - Tống gió, lễ hội Cầu an đầu năm mới. Điểm nhấn là nghi thức hạ thủy tàu thủy lục, có sự tham gia của hàng ngàn người dân trên hàng trăm chiếc ghe, tàu lớn nhỏ tại xóm Chài (thuộc phường Hưng Phú, quận Cái Răng).

Tết Nguyên tiêu ở Hội An được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tết Nguyên tiêu ở Hội An được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Sáng 5/2, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận lễ hội Tết Nguyên tiêu ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tết Nguyên tiêu ở Hội An được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tết Nguyên tiêu ở Hội An được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Sáng 5/2, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận lễ hội Tết Nguyên tiêu ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hà Nội khai hội Tản Viên Sơn Thánh
Hà Nội khai hội Tản Viên Sơn Thánh

VOV.VN - Sau hơn 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, ngày 4/2, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).

Hà Nội khai hội Tản Viên Sơn Thánh

Hà Nội khai hội Tản Viên Sơn Thánh

VOV.VN - Sau hơn 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, ngày 4/2, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).

Khai ấn đền Trần: Trở về đúng nghĩa với lễ hội truyền thống
Khai ấn đền Trần: Trở về đúng nghĩa với lễ hội truyền thống

VOV.VN - Nhờ những đổi mới về tổ chức, Lễ hội Khai ấn đền Trần diễn ra đêm 4/2 đến rạng sáng 5/2 (tức là đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng) đã khắc phục triệt để tình trạng ném tiền lên kiệu ấn và không có tình trạng tranh cướp, tùy tiện lấy lộc trên các trên bàn thờ.

Khai ấn đền Trần: Trở về đúng nghĩa với lễ hội truyền thống

Khai ấn đền Trần: Trở về đúng nghĩa với lễ hội truyền thống

VOV.VN - Nhờ những đổi mới về tổ chức, Lễ hội Khai ấn đền Trần diễn ra đêm 4/2 đến rạng sáng 5/2 (tức là đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng) đã khắc phục triệt để tình trạng ném tiền lên kiệu ấn và không có tình trạng tranh cướp, tùy tiện lấy lộc trên các trên bàn thờ.