Hải Phòng công bố và trưng bày 12 bảo vật quốc gia

VOV.VN - Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trưng bày 12 bảo vật quốc gia.

12 bảo vật quốc gia vừa được thành phố Hải Phòng công bố gồm: Thanh Long đao (niên đại thế kỷ XVII-XVIII) trưng bày tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng; tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung, Phù điêu Thái hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (niên đại thế kỷ XVI), trưng bày tại chùa Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy và bộ sưu tập gốm men trắng An Biên (niên đại thế kỷ XI-XII), trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng. Đây là những hiện vật đặc biệt quý hiếm, độc bản và có giá trị lớn về mĩ thuật, kỹ thuật, tiêu biểu cho lịch sử - văn hóa của dân tộc.

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định đây là những tinh hoa trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Việc công bố, trưng bày các bảo vật này không chỉ có ý nghĩa đối với người dân Hải Phòng mà còn là cách làm hiệu quả để nhân lên các giá trị bảo vật, coi các bảo vật là nguồn tài nguyên văn hóa và có cách khai thác hiệu quả nhất.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, sau Hội nghị toàn quốc về văn hóa, Hải Phòng đang đi theo hướng coi văn hóa là hồn cốt của dân tộc: "Ý nghĩa không dừng lại ở những cổ vật, ở việc công bố bảo vật quốc gia mà làm sao để nhân lên lòng tự hào, lan tỏa ảnh hưởng; để Hải Phòng vốn đã được đánh giá rất cao về những thành tựu về kinh tế - xã hội thì nay có những giá trị văn hóa được phát huy tương xứng với những thành tựu về kinh tế - xã hội".

GS.TSKH Vũ Minh Giang cũng đánh giá cao công tác phát huy giá trị các di sản văn hóa của thành phố Hải Phòng và cho rằng Hải Phòng không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước mà còn là trung tâm tiếp nhận và giao thoa văn hóa thế giới, nơi hội tụ và kết tinh giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Hiện nay, trên địa bàn Hải Phòng có gần 1.000 di tích; trong đó có 531 di tích đã được xếp hạng; 2 di tích quốc gia đặc biệt và 118 di tích quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM hiến tặng hơn 600 hiện vật cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TP.HCM hiến tặng hơn 600 hiện vật cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (14/4), tại TP.HCM, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tiếp nhận hiện vật hiến tặng Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm bổ sung nguồn hiện vật phục vụ công tác triển lãm, trưng bày về truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc.

TP.HCM hiến tặng hơn 600 hiện vật cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TP.HCM hiến tặng hơn 600 hiện vật cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (14/4), tại TP.HCM, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tiếp nhận hiện vật hiến tặng Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm bổ sung nguồn hiện vật phục vụ công tác triển lãm, trưng bày về truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chùa Sùng Khánh – nơi lưu giữ nhiều bảo vật
Chùa Sùng Khánh – nơi lưu giữ nhiều bảo vật

VOV.VN - Hà Giang - vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc không chỉ nổi tiếng vì khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn bởi những điểm du lịch hấp dẫn như chùa Sùng Khánh với nhiều di tích lịch sử giá trị.

Chùa Sùng Khánh – nơi lưu giữ nhiều bảo vật

Chùa Sùng Khánh – nơi lưu giữ nhiều bảo vật

VOV.VN - Hà Giang - vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc không chỉ nổi tiếng vì khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn bởi những điểm du lịch hấp dẫn như chùa Sùng Khánh với nhiều di tích lịch sử giá trị.

Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử
Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử

VOV.VN - Đam mê sưu tầm và am hiểu về những cổ vật mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, nhiều nhà sưu tập ở Đắk Lắk đã hiến tặng cho Bảo tàng Đắk Lắk nhiều tư liệu, hiện vật quý; góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, hiện vật của bảo tàng.

Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử

Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử

VOV.VN - Đam mê sưu tầm và am hiểu về những cổ vật mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, nhiều nhà sưu tập ở Đắk Lắk đã hiến tặng cho Bảo tàng Đắk Lắk nhiều tư liệu, hiện vật quý; góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, hiện vật của bảo tàng.