Hồ Chõ - Người lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào Bru - Vân Kiều

VOV.VN - Triển khai thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thực hiện cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu được giao, hướng dẫn của cấp trên về đối tượng, khu vực thụ hưởng chính sách, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống. Chuyện về anh Hồ Chõ.

Cùng với những biến chuyển của kinh tế, nhiều khía cạnh đời sống văn hoá - xã hội của người Bru - Vân Kiều cũng dần đổi thay và mai một. Làm sao để lưu giữ cho con cháu đời sau biết về những nét đẹp văn hoá đặc trưng của dân tộc mình là một trong những trăn trở, tâm huyết của những người con Bru - Vân Kiều đang làm công tác văn hóa ở cơ sở. Anh Hồ Chõ, ở thôn 4, xã Thuận, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị  đã dày công tìm kiếm hơn 100 dụng cụ sản xuất, sinh hoạt, văn hóa của người Bru - Vân Kiều.

Trong đó, chiếc chiêng đồng là kỷ vật quý giá nhất. Nó cũng đã làm phong phú thêm gian trưng bày gồm nhiều nhạc cụ và dụng cụ sinh hoạt của người Vân Kiều...

Trong gian nhà trưng bày của anh Hồ Chõ có những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người Vân Kiều như mâm tre, gùi, rổ, típ đựng cơm đi rừng; hay là những dụng cụ nghệ thuật đàn ta lư, chiêng, khèn;… Đây đều là những sản phẩm đan lát được anh cất công tìm kiếm từ những nghệ nhân và thuê họ đan lại để sưu tầm. 

"Trong quá trình sưu tầm tôi gặp một số khó khăn như là kinh phí để mua lại những sản phẩm này. Thứ hai, nghệ nhân toàn già yếu. Bên cạnh đó, tôi cũng tìm lại những nghệ nhân biết đan, khôi phục lại những giá trị này để người ta làm lại, để tôi có thể trình bày trong nhà sàn của tôi" - anh Hồ Chõ chia sẻ.

Cứ mỗi tháng một lần, anh Hồ Chõ lại đem các vật dụng này lau chùi kỹ càng để không bị ẩm mốc, hư hỏng. Và anh cũng sẵn lòng cho các đơn vị trường học, địa phương mượn dụng cụ, nhạc cụ trong các dịp sinh hoạt văn hóa văn nghệ. 

Ông Nguyễn Chí Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận, huyện Hướng Hoá bày tỏ: "Về mặt chủ trương, xã cũng rất ủng hộ. Trong thời gian vừa qua, đã báo cáo với phòng Văn hóa của huyện để tạo điều kiện tốt hơn cho nguyện vọng của mình. Và xã cũng có đề xuất trong năm 2024 và những năm tiếp theo có phân bổ kinh phí để giữ vững và phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Vân Kiều - Pa Kô".

Ông Nguyễn Hưng, Phó Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị cho biết, hoạt động của anh Hồ Chõ góp phần thổi lửa vào lớp trẻ niềm đam mê học hỏi, lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống người Bru - Vân Kiều trên dãy Trường Sơn: "Anh Hồ Chõ là một trong những tấm gương sáng trong việc sưu tầm và phát huy những các giá trị truyền thống của đồng báo Vân Kiều - Pa Kô nói chung và người Vân Kiều nói riêng. Đồng chí Chõ có 1 gian trưng bày khá đầy đủ các sản phẩm văn hoá, phi vật thể của đồng bào Vân Kiều - Pa Kô".

Cùng với những sưu tầm các sản phẩm văn hóa, anh Hồ Chõ và các nghệ nhân tại xã Thuận thường xuyên quây quần bên nhau ôn lại những giai điệu truyền thống của người Bru - Vân Kiều để phát huy giá trị của những nhạc cụ mà mình sưu tầm trong đời sống văn hóa tinh thần.

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào vùng cao A Lưới
Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào vùng cao A Lưới

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu cùng nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đặc biệt, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru- Vân Kiều…

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào vùng cao A Lưới

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào vùng cao A Lưới

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu cùng nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đặc biệt, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru- Vân Kiều…