Kết quả khai quật khảo cổ tại nhiều di tích ở Cao Bằng

VOV.VN - Viện khảo cổ học vừa phối hợp với Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 27/11/2023, Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đã tiến hành khai quật khảo cổ tại thành Nà Lữ (xã Hoàng Tung, huyện Hoà An); thành Bản Phủ và di tích cự thạch Bản Thảnh (xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng).

Sau 1 tháng khai quật và nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện khảo cổ học đã có báo cáo sơ bộ về kết quả của đợt khai quật, tìm thấy nhiều di vật thể hiện cho nhiều lớp văn hoá như văn hoá thời Trần, thời Mạc, thời Lê, phản ánh sự hiện diện của các giai đoạn lịch sử khác nhau trên vùng đất này.

Di tích thành Nà Lữ được nhận định, nơi đây từng là kinh đô của một vương triều rộng lớn. Trong tương lai, cần có những nghiên cứu tổng thể hơn về di tích này để tiếp tục tìm hiểu nhận diện được diện mạo Hoàng cung của Vương triều Mạc cũng như nhà Trần tại vùng đất Cao Bằng.

Trực tiếp tham gia nhóm các nhà khoa học khai quật, TS Phạm Thanh Sơn – Viện khảo cổ học nhận định: "Khu vực thành Nà Lữ chúng tôi đã có những phát hiện rất mới. Trong đó có những thư tịch ghi chép về sự tồn tại của các giai đoạn của nhà Trần ở Cao Bằng mà gần như chúng ta rất ít gặp trong chính sử. Qua cuộc khai quật này, với các dữ liệu dựa trên các hiện vật thu được như đồ gốm sứ, các mảnh ngói liên quan đến trang trí kiến trúc chúng tôi khẳng định bước đầu đã có những dấu hiệu và sự hiện diện của thời Trần".

Tại điểm khai quật Bản Thảnh thu được các tư liệu mới giúp nhận định chính xác thời điểm và sự tồn tại của di tích này. Từ các hiện vật phát hiện trong hố khai quật góp phần khẳng định đây là một cây “cầu đá” có niên đại từ thời Mạc.

Qua những kết quả sơ bộ, Viện khảo cổ học cũng tham mưu cho Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cần có các phương án bảo tồn tại chỗ các di tích khảo cổ được phát hiện. Ông Sầm Việt An - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết, sẽ đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân địa phương thấy được giá trị của các khu di tích, di vật khảo cổ được phát hiện giúp hiểu rõ giá trị văn hóa cha ông để lại để người dân vừa được thụ hưởng, vừa có ý thức giữ gìn và bảo tồn văn hóa.

"Sau khi có kết quả của đợt khai quật khảo cổ lần này, chúng tôi cũng đã phối hợp với các đoàn chuyên gia. Trước hết sẽ có những biện pháp tạm thời để bảo tồn, bảo vệ hiện trường trong thời gian trước mắt, đảm bảo không bị xâm hại bị tác động của con người hay thiên nhiên. Tiếp đó chúng tôi sẽ tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền để xin các phương án bảo tồn và khai thác lâu dài đối với các di tích đợt này cũng như các di tích chúng tôi dự kiến sẽ khai quật trong tương lai" - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết.

Đặc biệt, với di tích có quy mô lớn như thành Bản Phủ, các tư liệu nghiên cứu góp phần tìm hiểu và bổ sung những nhận thức mới về thời kỳ nhà Mạc định đô tại Cao Bằng, do đó di tích này cần được khoanh vùng bảo vệ. Ngoài ra, Viện khảo cổ học cũng kiến nghị, khẩn trương xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với di tích thành Bản Phủ để khoanh vùng và bảo vệ. Bên cạnh đó, tiến hành phổ biến và chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới để làm rõ ý nghĩa và vai trò của di tích với quần chúng nhân dân. Những kết quả đó sẽ góp phần quảng bá và giúp nơi đây trở thành một điểm tham quan lịch sử, văn hoá cho du khách trong và ngoài nước. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp lửa, trao truyền văn hóa Thái
Tiếp lửa, trao truyền văn hóa Thái

VOV.VN - Tỉnh miền núi Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó đồng bào Thái đông nhất, chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài trên mảnh đất ở miền Tây Bắc này, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc.

Tiếp lửa, trao truyền văn hóa Thái

Tiếp lửa, trao truyền văn hóa Thái

VOV.VN - Tỉnh miền núi Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó đồng bào Thái đông nhất, chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài trên mảnh đất ở miền Tây Bắc này, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc.

Đặc sắc lễ đón dâu của người Giáy ở Lai Châu
Đặc sắc lễ đón dâu của người Giáy ở Lai Châu

VOV.VN - Người Giáy ở Lai Châu coi đám cưới, trong đó có lễ đón dâu là ngày hội vui nhất đời người. Vì vậy họ tin rằng, đám cưới càng tổ chức lớn, lễ đón dâu càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu.

Đặc sắc lễ đón dâu của người Giáy ở Lai Châu

Đặc sắc lễ đón dâu của người Giáy ở Lai Châu

VOV.VN - Người Giáy ở Lai Châu coi đám cưới, trong đó có lễ đón dâu là ngày hội vui nhất đời người. Vì vậy họ tin rằng, đám cưới càng tổ chức lớn, lễ đón dâu càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu.

Giữ hồn cốt dân tộc bằng phong trào quần chúng
Giữ hồn cốt dân tộc bằng phong trào quần chúng

VOV.VN - Không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu và việc sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống bằng sự đầu tư của Nhà nước, những năm qua, Sơn La đã quan tâm xây dựng và phát huy phong trào văn nghệ quần chúng.

Giữ hồn cốt dân tộc bằng phong trào quần chúng

Giữ hồn cốt dân tộc bằng phong trào quần chúng

VOV.VN - Không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu và việc sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống bằng sự đầu tư của Nhà nước, những năm qua, Sơn La đã quan tâm xây dựng và phát huy phong trào văn nghệ quần chúng.

Nghệ nhân xứ Mường và khát vọng giữ gìn bản sắc
Nghệ nhân xứ Mường và khát vọng giữ gìn bản sắc

VOV.VN - Có thể nói, việc duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình có vai trò rất quan trọng của những "nghệ nhân xứ Mường”.

Nghệ nhân xứ Mường và khát vọng giữ gìn bản sắc

Nghệ nhân xứ Mường và khát vọng giữ gìn bản sắc

VOV.VN - Có thể nói, việc duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình có vai trò rất quan trọng của những "nghệ nhân xứ Mường”.