Khám phá sắc thái văn hóa Hội An giữa trời xuân Hà Nội

VOV.VN - Trong hai ngày hôm nay và ngày mai (tức mồng 8 và 9 Tết), công chúng Thủ đô có dịp được khám phá về Tết truyền thống và di sản văn hóa độc đáo của Hội An giữa tiết trời Xuân Hà Nội. Đây là hoạt động do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An tổ chức.

Công chúng đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ngỡ như mình được hòa vào không gian rất đặc trưng của phố cổ Hội An được tái dựng, trong ánh đèn lồng rực rỡ, trong tiếng nhạc, tiếng hát của hò xứ Quảng, hát sắc bùa, diễn xướng Bả trạo cầu Ngư, trò chơi bài chòi của người dân đến từ Hội An.

Theo ông Tống Quốc Hưng- Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin Hội An, đây là cơ hội tốt cho người dân Hội An giới thiệu di sản văn hóa của của mình trực tiếp đến công chúng ở Thủ đô. Đó là mong muốn của 40 nghệ nhân, người dân ở Hội An khi có mặt tại Hà Nội trong dịp này.

Ông Hưng nói: "Hội An của chúng tôi rất vui mừng khi được tham gia cùng Bảo tàng Dân tộc học. Chúng tôi mang đến đây các làn điệu dân ca, nghề truyền thống mà chúng tôi vừa rồi được UNESCO ghi danh vào mạng  lưới sáng tạo toàn cầu. Chúng tôi cũng giới thiệu các món ăn truyền thống của người Hội An, xứ Quảng. Nghề truyền thống thì có nhiều, nhưng lần này chúng tôi chủ yếu giới thiệu về nghề làm đèn lồng, làm gốm Thanh Hà, làm mộc Kim Bồng, sáng tạo điêu khắc gốc tre có nguồn gốc từ nghề mộc Kim Bồng cùng các nghệ nhân dân gian. Về ẩm thực thì chúng tôi giới thiệu các món ăn truyền thống như: mỳ Quảng, Cao lầu, bánh đập, bánh bông hồng"

Từ những gốc tre xù xì, qua bàn tay khéo léo của  nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ của Hội An đã thành những bức chân dung rất có hồn. Vừa làm, anh vừa giới thiệu về nghệ thuật độc đáo này với công chúng và du khách nước ngoài. Với du khách nước ngoài anh còn giới thiệu bằng Tiếng Anh:

"Cây tre là biểu tượng cho con người Việt Nam bền bỉ, chịu thương, chịu khó và cây tre có nhiều ứng dụng. Vừa là vật trang trí, vừa là vũ khí. Từ các yếu tố trên, tôi thích các gốc tre, tận dụng các kỹ năng làng mộc áp dụng điêu khắc. Để hoàn thành thì phải qua 11 công đoạn, công đoạn nào cũng khó…"

Ở các gian bên cạnh, các em nhỏ và phụ huynh quây quanh các nghệ nhân học làm đèn lồng, hoặc nặn gốm. Hoạt động này tạo cơ hội cho công chúng khám phá về nghệ thuật dân gian và nghề thủ công truyền thống gắn với khu phố cổ Hội An.

Công chúng còn có thể tham gia trò chơi bịt bắt đập niêu, hô bài chòi, tập hát dân ca… Các bạn trẻ có cơ hội tìm hiểu về Tết truyền thống và văn hóa của Hội An với sự hỗ trợ của công nghệ bằng các trải nghiệm qua màn hình tương tác và thi vẽ rồng khám phá về những đứa con của rồng,… Các bạn trẻ còn có những bức ảnh check-in ấn tượng tại không gian phố cổ Hội An ngay trong lòng Hà Nội. Đặc biệt năm nay chương trình có hoạt động Đêm Hội An: cùng thắp sáng di sản, mở cửa miễn phí từ 17h30 đến 21h, ngày mồng 8 và 9 Tết.

Cùng với việc giới thiệu sắc thái văn hóa Hội An, các hoạt động gắn với ngày Tết truyền thống vẫn được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam duy trì. Tại khu vực giới thiệu không gian văn hóa Mường, du khách được khám phá về cây nêu, cọn nước, cối giã gạo, đánh chiêng đánh trống, được tận mắt thấy hình ảnh một bếp lửa bên trên có nhiều tầng giàn  để gác thịt, lạp xường, ngô và thưởng thức hương vị ẩm thực Mường.

Một nét mới trong chương trình lần này là hoạt động áp dụng công nghệ trong việc khai thác và khám phá di sản văn hóa truyền thống. Công chúng có cơ hội tham gia Vui đón quà khám phá ý nghĩa Tết; QR Tour: Khám phá Tết Rồng trong không gian trưng bày của Bảo tàng; Tranh tài họa rồng và khám phá những đứa con của rồng... Các hoạt động vừa áp dụng công nghệ để tạo ra đa dạng trải nghiệm tương tác thu hút giới trẻ vừa lồng ghép giới thiệu các thông tin văn hóa liên quan. Các hoạt động này góp phần làm đa dạng hình thức tiếp cận công chúng trẻ tuổi để đưa di sản văn hóa đến gần hơn với thế hệ trẻ.

Đông đảo du khách nước ngoài cùng trải nghiệm điệu múa sạp của người Thái… Tất cả tạo nên một không gian văn hóa sôi động trong những ngày đầu Xuân mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc thu hút du khách tại thành phố Hội An
Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc thu hút du khách tại thành phố Hội An

VOV.VN - Với chuỗi sự kiện văn hoá, du lịch đặc sắc, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tiếp tục là điểm đến quen thuộc thu hút hơn hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, lưu trú trong những ngày Tết Giáp Thìn.

Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc thu hút du khách tại thành phố Hội An

Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc thu hút du khách tại thành phố Hội An

VOV.VN - Với chuỗi sự kiện văn hoá, du lịch đặc sắc, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tiếp tục là điểm đến quen thuộc thu hút hơn hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, lưu trú trong những ngày Tết Giáp Thìn.

Ấn tượng đêm Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên
Ấn tượng đêm Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên

VOV.VN - Tối 12/1, tại Quảng Trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm Pá Khoang - Ngắm Hoa Anh Đào”.

Ấn tượng đêm Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên

Ấn tượng đêm Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên

VOV.VN - Tối 12/1, tại Quảng Trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm Pá Khoang - Ngắm Hoa Anh Đào”.

Lễ hội văn hóa Ấn Độ - Nepal tôn vinh văn hóa và di sản chung
Lễ hội văn hóa Ấn Độ - Nepal tôn vinh văn hóa và di sản chung

VOV.VN - Hôm qua (8/12), lễ khai mạc Lễ hội văn hóa Ấn Độ - Nepal đã diễn ra tại Lumbini, Nepal - một trong Tứ Thánh địa của Phật giáo.

Lễ hội văn hóa Ấn Độ - Nepal tôn vinh văn hóa và di sản chung

Lễ hội văn hóa Ấn Độ - Nepal tôn vinh văn hóa và di sản chung

VOV.VN - Hôm qua (8/12), lễ khai mạc Lễ hội văn hóa Ấn Độ - Nepal đã diễn ra tại Lumbini, Nepal - một trong Tứ Thánh địa của Phật giáo.