Lý do giải thưởng nhiếp ảnh vắng bóng các tác phẩm thời kỳ xây dựng và đổi mới

VOV.VN - 2 tác phẩm nhiếp ảnh được xướng tên trong danh sách hồ sơ xét tặng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm nay đều mang hơi thở chiến tranh, hơi thở của những cuộc kháng chiến mà không có sự tồn tại của các tác phẩm trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước.

Vắng bóng các tác phẩm về thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa công bố danh sách các hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (VHNT) năm 2021. Trong 27 hồ sơ Giải thưởng Hồ Chí Minh, lĩnh vực nhiếp ảnh chỉ có 2 hồ sơ: Bộ ảnh "Hai người lính" của Chu Chí Thành và bộ ảnh "Anh hùng- Bất khuất- Trung hậu- Đảm đang" của Võ Nguyên Nhân (Võ An Khánh).

Dễ dàng nhận thấy, 2 tác phẩm nhiếp ảnh được xướng tên trong danh sách hồ sơ xét tặng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm nay đều mang hơi thở chiến tranh, hơi thở của những cuộc kháng chiến mà không hề có "dấu vết" của những tác phẩm trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước.

Nếu như ở lĩnh vực khác như sân khấu, âm nhạc, văn học,... các đề cử gọi tên nhiều tác giả - tác phẩm thời kỳ đổi mới thì quả thật, đề tài này trong lĩnh vực nhiếp ảnh lại quá hiếm hoi, thậm chí chẳng có. Ở đề cử Giải thưởng Nhà nước lĩnh vực âm nhạc, bài hát "Tổ quốc gọi tên mình" của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn là một sáng tác cũng ra đời mới đây. Hay như "Tia nắng hạt mưa" của nhạc sĩ Nguyễn Khánh Vinh, "Lời của gió" của tác giả Duy Thái, "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" của Lê Ngọc Mây đều mang hơi thở văn hóa văn nghệ thời kỳ xây dựng đất nước và đổi mới lẫn sau đổi mới.

Lĩnh vực văn học cũng không nằm ngoài "hơi thở" ấy khi ghi nhận những đề cử Giải thưởng Nhà nước của thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước. Đó là tập thơ "Cửa mở" của Trần Việt Phương, truyện ngắn "Tướng về hưu" và tập truyện ngắn "Những ngọn gió Hua Tát" của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết "Quyên" của Nguyễn Văn Thọ, tiểu thuyết "Ma làng" của Trịnh Thanh Phong... Những tác phẩm này đều thể hiện sự khao khát trước đổi mới, không khí của đời sống nông thôn,...

Ấy vậy mà, không hiểu vì lý do gì mà các tác phẩm trong thời kỳ xây dựng và đổi mới lại hoàn toàn vắng bóng trong danh sách hồ sơ xét tặng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay?

Các tác phẩm chiến tranh được "ưu ái" hơn?

Trước vấn đề này, bà Nguyễn Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho biết: "Đúng là trong danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng HCM năm nay của lĩnh vực nhiếp ảnh thiếu vắng những tác phẩm về thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước. Vấn đề này có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân đó là, tâm lý chung của các nhà nhiếp ảnh là giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng rất lớn, rất ý nghĩa nên nghĩ rằng, các phóng viên chiến trường xứng đáng đoạt giải hơn. Cho nên, tuy thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước, nhiếp ảnh Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu nhưng các tác giả lại e ngại. Vì vậy, hội đồng xét giải nhận được hồ sơ của thời kỳ này không nhiều".

"Nếu nói các tác phẩm về thời kỳ đổi mới bị “lãng quên” là đổ lỗi cho khâu tổ chức, thực hiện, nhưng đây là do ít tác giả gửi hồ sơ tham dự. Còn khi có hồ sơ, nếu tác phẩm đạt được các tiêu chí của giải thưởng, Hội đồng đã xem xét một cách công bằng như các tác phẩm của thời kỳ chiến tranh. Không có sự phân biệt nào với tác phẩm giữa hai thời kỳ" - bà Nguyễn Thu Đông chia sẻ.

Tác phẩm nhiếp ảnh phù hợp với tiêu chí của giải thưởng là khi tác phẩm ấy có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tác phẩm đấy phải có giá trị đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

Đồng thời, bà Thu Đông cũng bày tỏ quan điểm về việc những tác phẩm nhiếp ảnh về thời kỳ đổi mới khó lọt "mắt xanh" của hội đồng xét giải thưởng so với các tác phẩm về đề tài chiến tranh. Theo đó, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho biết thêm: "Có thể các đợt xét giải trước, Hội đồng “ưu ái” hơn đối với các tác phẩm nhiếp ảnh về đề tài chiến tranh vì các tác giả rất nhiều người đã là liệt sĩ, nếu không thì lớn tuổi, bệnh tật. Mặt khác, ảnh về đề tài chiến tranh rất quý và hiếm, vì trong điều kiện tác nghiệp và sinh sống rất thiếu thốn, hiểm nguy, chụp được hình ảnh đã khó mà giữ được phim, ảnh đến ngày đất nước thống nhất còn khó hơn. Vì thế, có thể những tác phẩm nhiếp ảnh về thời kỳ đổi mới ít lọt vào “mắt xanh” của Hội đồng xét giải thưởng hơn so với các tác phẩm về đề tài chiến tranh".

Theo quy định hiện hành, Hội đồng cấp Nhà nước là tập hợp văn nghệ sĩ từ nhiều chuyên ngành, các nhà quản lý của nhiều bộ, ngành khác nhau, nên khó có thể hiểu cặn kẽ về một chuyên ngành cụ thể. Ví dụ, thành viên về chuyên ngành mỹ thuật, bỏ phiếu cho cả sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, văn học... điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá, thẩm định và bỏ phiếu cho các tác phẩm. Vì thế, cần xem xét có Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, chứ không phải là Hội đồng cấp Nhà nước chung như hiện nay để trong quá trình đánh giá, thẩm định và bỏ phiếu cho các tác phẩm được chính xác, xứng đáng hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sao chép ý tưởng là điều tối kỵ trong lao động sáng tạo của giới nhiếp ảnh
Sao chép ý tưởng là điều tối kỵ trong lao động sáng tạo của giới nhiếp ảnh

VOV.VN - Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ trong giới luật học mà còn ảnh hưởng đến giới công nghệ, truyền thông…

Sao chép ý tưởng là điều tối kỵ trong lao động sáng tạo của giới nhiếp ảnh

Sao chép ý tưởng là điều tối kỵ trong lao động sáng tạo của giới nhiếp ảnh

VOV.VN - Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ trong giới luật học mà còn ảnh hưởng đến giới công nghệ, truyền thông…

Nguyễn Hữu Thông - Nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ đưa giá trị Việt ra thế giới
Nguyễn Hữu Thông - Nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ đưa giá trị Việt ra thế giới

VOV.VN - 6 năm đến với nhiếp ảnh, Nguyễn Hữu Thông sở hữu một gia tài giải thưởng đáng mơ ước đối với những ai đang theo đuổi nhiếp ảnh. Hiện Thông giành được hơn 40 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Nguyễn Hữu Thông - Nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ đưa giá trị Việt ra thế giới

Nguyễn Hữu Thông - Nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ đưa giá trị Việt ra thế giới

VOV.VN - 6 năm đến với nhiếp ảnh, Nguyễn Hữu Thông sở hữu một gia tài giải thưởng đáng mơ ước đối với những ai đang theo đuổi nhiếp ảnh. Hiện Thông giành được hơn 40 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Thế chiến II dưới ống kính nhiếp ảnh gia huyền thoại Yevgeny Khaldei
Thế chiến II dưới ống kính nhiếp ảnh gia huyền thoại Yevgeny Khaldei

VOV.VN - Nghệ sĩ nhiếp ảnh vĩ đại nhất của Liên Xô Yevgeny Khaldei (1917-1997) đã luôn ở bên cạnh các phi công, lính dù, lính bộ binh và lính tàu ngầm… và nắm bắt được những phút giây vui buồn của họ cùng những bi thảm và sự tàn phá vô nghĩa của chiến tranh.

Thế chiến II dưới ống kính nhiếp ảnh gia huyền thoại Yevgeny Khaldei

Thế chiến II dưới ống kính nhiếp ảnh gia huyền thoại Yevgeny Khaldei

VOV.VN - Nghệ sĩ nhiếp ảnh vĩ đại nhất của Liên Xô Yevgeny Khaldei (1917-1997) đã luôn ở bên cạnh các phi công, lính dù, lính bộ binh và lính tàu ngầm… và nắm bắt được những phút giây vui buồn của họ cùng những bi thảm và sự tàn phá vô nghĩa của chiến tranh.