Mẹ con Mỹ Linh và nhiều nghệ sĩ, cầu thủ truyền “cảm hứng bất tận” trên VTV

VOV.VN - Với chủ đề “Về bên gia đình”, “Cảm hứng bất tận 2024” đưa khán giả đến với những câu chuyện gia đình của nghệ sĩ, cầu thủ, chiến sĩ, diễn viên…để cùng nhận vẻ đẹp của tình yêu thương, đức hy sinh, hay là những khoảnh khắc đón chào năm mới thật đặc biệt.

Chương trình “Cảm hứng bất tận 2024” vừa lên sóng tối 10/2/2024 (mùng 1 Tết Nguyên đán) trên kênh VTV1. Lên sóng vào ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn, “Cảm hứng bất tận” - chương trình thường niên do Ban Văn Nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, kể những câu chuyện cảm động, truyền năng lượng tích cực tới khán giả.

Cùng góp mặt kể các câu chuyện cảm hứng về gia đình từ các địa điểm trên cả nước là 6 MC Anh Tuấn, Mỹ Vân, Hoài Anh, Danh Tùng, Mỹ Lan và Hoàng Trang. Đội ngũ người dẫn nổi tiếng của Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam đảm nhiệm các vai trò khác nhau, kết nối chương trình, cùng lan tỏa những cảm hứng từ khắp nơi gửi tới khán giả.

Với chủ đề “Về bên gia đình”, “Cảm hứng bất tận 2024” đưa khán giả đến với những câu chuyện gia đình của nghệ sĩ, cầu thủ, chiến sĩ, diễn viên… để cùng lắng nghe những câu chuyện cảm động của họ và cảm nhận vẻ đẹp của tình yêu thương, đức hy sinh, hay là những khoảnh khắc đón chào năm mới thật đặc biệt.  

Theo đó, khán giả được đến với xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - một bản du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất Đông Nam Á, nơi trước kia bà con dân tộc từng chìm đắm trong đói nghèo, lạc hậu, nghiện hút. Hiện nay, bà con đã biết đoàn kết, chung tay cùng nhau khơi nguồn sức mạnh nội sinh, vươn lên thoát nghèo và làm giàu một cách bền vững trên chính mảnh đất quê hương.

Đến với nơi này, du khách sẽ cảm nhận được không khí gia đình nơi đây bởi họ đón tiếp du khách với tấm lòng của một người chủ mến khách, thân thương như trở về với chính gia đình của mình. Không khí Tết của bà con đồng bào dân tộc Mông tại Sin Suối Hồ truyền cảm hứng lạc quan đến với người xem trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Chương trình cũng đưa khán giả gặp gỡ nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn - người vượt qua bạo bệnh và trở lại với ánh đèn sân khấu một cách ngoạn mục. Anh chia sẻ: “Nếu không có bà xã và những người thân trong gia đình, Trần Mạnh Tuấn khó qua được kiếp nạn vừa rồi, bởi bác sĩ cũng nói rất khó để tôi có thể chơi nhạc trở lại”.

Niềm vui càng nhân lên khi con gái của anh, An Trần vừa được nhận vào khoá học Kỹ thuật & Sản xuất Âm nhạc tại trường âm nhạc Berklee danh tiếng của Mỹ. Tết này, An Trần trở về với gia đình và đón một mùa xuân đoàn viên bên gia đình.

Khoảnh khắc xúc động khi An Trần chia sẻ, suốt thời gian mình du học ở Mỹ, những người thân trong gia đình luôn gửi những thông tin tích cực. Về nhà mới được nghe những khó khăn bố đã trải qua, An Trần chỉ biết sẽ quyết tâm học giỏi để không phụ lòng ba mẹ.

“Cần thêm thời gian, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”, đó cũng chính là thông điệp ý nghĩa khán giả cảm nhận được qua câu chuyện của gia đình nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn.

Đặc biệt, khán giả chương trình còn được thưởng thức tiết mục đặc biệt Lắng nghe mùa Xuân về (sáng tác Dương Thụ). Saxophone Trần Mạnh Tuấn và con gái An Trần với phần biểu diễn của Diva Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh.

Trở lại Thủ đô, chương trình “Cảm hứng bất tận 2024” tới thăm và chúc Tết Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel (First Aid Support Angel) - một tập thể gồm những người bạn đồng cam cộng khổ với chung một mong muốn góp sức mình hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn kịp thời cho nhiều người gặp nạn ở các sự cố khác nhau... Trong ngày mùng 1 Tết, anh Phạm Quốc Việt - thủ lĩnh, người sáng lập Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel anh Việt cùng các thành viên trong đội vẫn túc trực tại trụ sở.

Anh Việt cũng là người vừa được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương dũng cảm vì xả thân cứu người trong vụ cháy Chung cư mini ở Khương Hạ năm 2023. Anh cùng các thành viên tới thăm và chia sẻ với bé Như - một người đặc biệt trong vụ cháy chung cư ở Khương Hạ.

Chương trình cũng về quê thăm gia đình cầu thủ Đoàn Văn Hậu và Doãn Hải My, để cùng cảm nhận và chia sẻ không khí, cảm xúc của gia đình trong Tết đầu tiên có dâu hiền. Đoàn Văn Hậu kể về những cái Tết xa gia đình khi có lịch thi đấu. Doãn Hải My bày tỏ cảm xúc “chưa quen” trong năm đầu tiên chính thức về quê chồng ăn Tết. Được đón Tết đông đủ các thành viên, gia đình Đoàn Văn Hậu giữ nét đẹp văn hóa của người Việt là đi lễ chùa cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới.

Câu chuyện của nhà thiết kế Ngọc Anh, thương hiệu thời trang La Phạm mang tới cho khán giả khái niệm “gia đình” ở góc độ rộng lớn hơn: gia đình còn chính là quê hương. Xa quê hương nhiều năm, hơn ai hết nhà thiết kế Ngọc Anh thấu hiểu ý nghĩa của hai tiếng gia đình thiêng liêng. Càng đi và sinh sống nhiều nơi trên thế giới chị càng nhận ra mình muốn trở về, càng nhận ra rằng quê hương chính là gia đình ấm áp nhất.

“Lúc trẻ tôi muốn đi khắp nơi, ở đâu cũng cảm thấy gắn bó được. Trải qua nhiều sóng gió, trở về Hà Nội mới thấy nơi này thân thương, có những người yêu mình vô điều kiện, đó là bố mẹ, anh chị em, chồng, con, những người khách hàng... Hà Nội chính là gia đình của mình, dù đi đâu chúng tôi cũng luôn nhớ về nguồn cội”, NTK Ngọc Anh chia sẻ.

Một điểm nhấn ấn tượng trong “Cảm hứng bất tận 2024” là màn trình diễn thời trang áo dài của các MC nổi tiếng VTV và người thân của họ cùng các nghệ sĩ, đạo diễn nổi tiếng.

Chương trình cũng tới thăm và chúc Tết gia đình hai nghệ sĩ ở miền Nam là vợ chồng nghệ sĩ Thu Trang - Tiến Luật. Họ có hành trình 12 năm gắn bó, bên nhau hạnh phúc và cùng thành công trong sự nghiệp. Qua câu chuyện thường ngày của mình, hai nghệ sĩ cũng như chương trình gửi tới khán giả thông điệp ý nghĩa “bên nhau là Tết”.

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mỗi gia đình vẫn thường quây quần bên nhau, chúc nhau một năm mới bình an. Thế nhưng, có những người chiến sĩ cả chục năm nay không về quê ăn Tết, để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả là đảm bảo sự an toàn và bình an cho mọi người người, đó là các chiến sĩ Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, các chiến sĩ Đội cảnh sát giao thông đường bộ - Phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội, các chiến sĩ của Đồn biên phòng Lai Châu, các chiến sĩ mũ nồi xanh công tác tại Cộng hòa Trung Phi, hay các bác sĩ túc trực ở các bệnh viện phụ sản, Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai...

Một điểm nhấn đặc biệt của chương trình đó là những màn trình diễn âm nhạc gắn kết tình cảm gia đình đúng như chủ đề “Về bên gia đình”, đó là Cảm hứng bất tận (sáng tác Hồ Hoài Anh) với phần thể hiện của vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng; Cung đàn mùa Xuân (nhạc Cao Việt Bách - Thơ Lưu Trọng Lư) qua phần biểu diễn của NSND Quang Thọ và con trai Quang Tú; vợ chồng NSND Tấn Minh - NSND Thu Huyền thể hiện Một thoáng Tây Hồ và Chèo cổ đào liễu (sáng tác Phó Đức Phương); Sắc Xuân vẫy gọi (sáng tác Nguyễn Đức Cường) biểu diễn vợ chồng Nguyễn Đức Cường - Vũ Hạnh Nguyên…

Cùng với đó là những ca khúc ngập tràn sắc Xuân trên khắp mọi miền Tổ quốc như: Tết miền Tây (sáng tác Cao Minh Thu, biểu diễn Mai Lan); Tết ổn rồi (sáng tác Bùi Công Nam, biểu diễn Đông Nhi - Phạm Quỳnh Anh); Đậm tình miền Trung (sáng tác Nguyễn Hải Phong, biểu diễn Đinh Hiền Anh); Chúc Tết mọi nhà (sáng tác Châu Đăng Khoa) biểu diễn Hellen Hiền Vũ - Linh Tống - Xuân Sơn…

Chương trình cũng có những khoảnh khắc lắng đọng cảm xúc với: Mẹ ơi Tết vạn dặm xa (sáng tác Tăng Nhật Tuệ, biểu diễn Hoàng Hải); Tết xa (sáng tác Nguyễn Văn Chung, biểu diễn Thu Phương); Cái Tết giàu (sáng tác Bùi Công Nam, biểu diễn Hồng Hạnh - Thu An - Minh Ngọc - Vân Anh)…

Những câu chuyện cảm động cùng âm nhạc đã gửi gắm những thông điệp của chương trình “Cảm hứng bất tận 2024”: Cuộc sống còn nhiều khó khăn thử thách nhưng nếu mỗi chúng ta, mỗi thành viên cùng kề vai sát cánh bên nhau vượt qua, rồi sau tất cả sẽ cảm thấy thấu hiểu và trân quý hơn giá trị của sự đoàn viên, ý nghĩa của hai tiếng “gia đình”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?
Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?

VOV.VN - Tết Nguyên đán - Tết cổ truyền mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội và điều kiện sống của người dân.

Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?

Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?

VOV.VN - Tết Nguyên đán - Tết cổ truyền mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội và điều kiện sống của người dân.

Phim "Mai" của Trấn Thành phá kỷ lục phòng vé ngày đầu công chiếu
Phim "Mai" của Trấn Thành phá kỷ lục phòng vé ngày đầu công chiếu

Ngay trong ngày đầu công chiếu 10/2 (Mùng 1 Tết Nguyên đán), phim điện ảnh Mai của Trấn thành dẫn đầu doanh thu phòng vé với hơn 25 tỷ đồng, bỏ xa các phim còn lại trong đợt Tết này.

Phim "Mai" của Trấn Thành phá kỷ lục phòng vé ngày đầu công chiếu

Phim "Mai" của Trấn Thành phá kỷ lục phòng vé ngày đầu công chiếu

Ngay trong ngày đầu công chiếu 10/2 (Mùng 1 Tết Nguyên đán), phim điện ảnh Mai của Trấn thành dẫn đầu doanh thu phòng vé với hơn 25 tỷ đồng, bỏ xa các phim còn lại trong đợt Tết này.

Sức mạnh và khát vọng Việt Nam
Sức mạnh và khát vọng Việt Nam

VOV.VN - "Rồng", linh vật biểu tượng của uy quyền, thịnh vượng. Nhưng, Rồng còn là biểu tượng của tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. “Rồng Việt”.

Sức mạnh và khát vọng Việt Nam

Sức mạnh và khát vọng Việt Nam

VOV.VN - "Rồng", linh vật biểu tượng của uy quyền, thịnh vượng. Nhưng, Rồng còn là biểu tượng của tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. “Rồng Việt”.