Mỗi năm tiếp nhận 30 tỷ tiền công đức, đền Cửa Ông quản lý ra sao?

VOV.VN - Mỗi năm, đền Cửa Ông (thuộc cụm Di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên, tỉnh Quảng Ninh) tiếp nhận khoảng 30 tỷ đồng tiền công đức. Và chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm nay, đền Cửa Ông đã đón hơn 300.000 lượt khách với số tiền công đức lên tới hơn 12,8 tỷ đồng. Số tiền này đang được quản lý, sử dụng ra sao?

Vào 14h hàng ngày, công việc của các thành viên trong Tổ kiểm kê tiền công đức Đền Cửa Ông bắt đầu... Mỗi hòm công đức có 2 ổ khóa, sẽ được lần lượt được mở bởi Tổ trưởng Tổ kiểm kê và Tổ trưởng bảo vệ trước sự chứng kiến, giám sát của Thủ từ, kế toán và các thành viên khác. Số tiền công đức tại mỗi điểm thờ tự được niêm phong tại chỗ và vận chuyển về phòng kiểm đếm.

Chị Chu Thị Huyền Uyên, Tổ phó Tổ kiểm kê tiền công đức Đền Cửa Ông cho biết: "Sau khi mở hòm công đức, chúng tôi sẽ niêm phong riêng từng túi của từng khu vực, lấy sổ ghi công đức sau đó đưa lên phòng kiểm đếm tiền. Việc này sẽ rất thuận cho công tác quản lý, tổ kiểm đếm đưa vào biên bản rất dễ dàng".

Đền Cửa Ông nổi tiếng ở Quảng Ninh với vị thế đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long. Hàng năm, Đền đón hàng triệu lượt du khách thập phương đến dâng hương, bày tỏ lòng tôn kính vị tướng Trần Quốc Tảng, người con thứ ba của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Ngoài ra, nơi đây còn thờ nhiều vị tướng lĩnh và các bậc hiền tài dưới thời nhà Trần.

Các hòm công đức được Ban quản lý đền Cửa Ông bố trí ở nhiều nơi giúp người dân thuận lợi phát tâm công đức cho việc chăm sóc, tu bổ cơ sở thờ tự. Ông Hoàng Văn Thắng, Tổ trưởng kiểm kê tiền công đức Đền Cửa Ông chia sẻ: "Thói quen của người dân khi đến chùa, đền là thường đặt tiền công đức rất nhiều nơi như tay tượng, nải quả, khe cửa. Đặc biệt là đặt tiền ở khe cửa của những cung cấm rất mất mỹ quan, thậm chí gây phản cảm khi có người bước vào giẫm lên. Chúng tôi đã làm hộp tại các khe cửa để người dân bỏ tiền công đức".

Với lượng khách lên đến hàng vạn người mỗi dịp cuối tuần hay mùng 1 ngày rằm, chỉ trong 2 tháng đầu năm Đền Cửa Ông đã thu nhận số tiền công đức lên tới hơn 12,8 tỷ đồng. Theo ông Phạm Thành Trung - Trưởng BQL Đền Cửa Ông thì khoản tiền này được nộp phần lớn vào kho bạc Nhà nước, chỉ giữ lại 10 - 20% để chi trả lương cho nhân viên, tiền nhang đèn, hoa quả.

"Ban quản lý lắp đặt tất camera ở tất cả các nơi thờ tự. Riêng tại phòng kiểm đếm tiền công đức có camera kết nối với hệ thống camera của khu di tích và Trung tâm truyền thông của tỉnh để có thể kiểm tra, kiểm soát bất cứ lúc nào. Có hệ thống camera và lực lượng cùng giám sát đã giải tỏa được tâm lý trong công tác quản lý các khoản tiền công đức của nhân dân" - ông Phạm Thành Trung nói.

Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả cho biết từ tiền công đức của du khách, những năm qua nhiều hạng mục tu bổ, xây dựng tại di tích Quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông đã được thực hiện với giá trị gần 1.000 tỷ đồng.

"Toàn bộ tiền công đức được hạch toán vào sổ sách theo quy định của nhà nước. Ngoài trả công, chăm sóc, các hoạt động khác của Đền thì số tiền còn lại thực hiện việc tổ chức lễ hội hàng năm; duy tu bảo dưỡng, nâng cấp, tu bổ tôn tạo Đền ngày càng khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương khi đến với Đền".

Công đức tại các cơ sở thờ tự là thiện tâm của mỗi người. "Của một đồng, công một nén", vì vậy càng có nhiều biện pháp quản lý công khai, minh bạch các khoản "tiền giọt dầu", "tiền công đức" thì càng phát huy tốt giá trị, ý nghĩa của các lễ hội và di tích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó Ban thông tin truyền thông Giáo hội Phật giáo
Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó Ban thông tin truyền thông Giáo hội Phật giáo

Chiều 8/3, Hòa thượng Thích Gia Quang đã nhận quyết định làm trưởng Ban thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa IX. Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó ban cùng 11 vị tăng và cư sĩ khác.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó Ban thông tin truyền thông Giáo hội Phật giáo

Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó Ban thông tin truyền thông Giáo hội Phật giáo

Chiều 8/3, Hòa thượng Thích Gia Quang đã nhận quyết định làm trưởng Ban thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa IX. Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó ban cùng 11 vị tăng và cư sĩ khác.

Tu bổ, phục hồi di tích quốc gia chùa Đọi Sơn ở Hà Nam
Tu bổ, phục hồi di tích quốc gia chùa Đọi Sơn ở Hà Nam

VOV.VN - Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đọi Sơn.

Tu bổ, phục hồi di tích quốc gia chùa Đọi Sơn ở Hà Nam

Tu bổ, phục hồi di tích quốc gia chùa Đọi Sơn ở Hà Nam

VOV.VN - Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đọi Sơn.

Vì sao chúa Nguyễn Phúc Nguyên được xưng tụng là Chúa Sãi?
Vì sao chúa Nguyễn Phúc Nguyên được xưng tụng là Chúa Sãi?

VOV.VN - Là con trai thứ 6 của vị chúa Nguyễn đầu triều, chúa Tiên Nguyễn Hoàng, không chỉ hiện thực hóa giấc mơ chủ quyền trên biển tiếp bước cha ông, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn được xưng tụng là Chúa Sãi, chúa Phật bởi trị nước bằng lòng từ bi bác ái.

Vì sao chúa Nguyễn Phúc Nguyên được xưng tụng là Chúa Sãi?

Vì sao chúa Nguyễn Phúc Nguyên được xưng tụng là Chúa Sãi?

VOV.VN - Là con trai thứ 6 của vị chúa Nguyễn đầu triều, chúa Tiên Nguyễn Hoàng, không chỉ hiện thực hóa giấc mơ chủ quyền trên biển tiếp bước cha ông, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn được xưng tụng là Chúa Sãi, chúa Phật bởi trị nước bằng lòng từ bi bác ái.

Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023
Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023

VOV.VN - Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch hàng năm với những nét độc đáo thể hiện ở cả phần lễ và phần hội.

Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023

Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023

VOV.VN - Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch hàng năm với những nét độc đáo thể hiện ở cả phần lễ và phần hội.