Nghệ nhân đờn ca tài tử Cần Thơ tiếp lửa đam mê cho các thế hệ

VOV.VN - Nghệ thuật Đờn ca tài tử là tài sản vô giá của 21 tỉnh, thành phố phía Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tại Cần Thơ, việc gìn giữ, lưu truyền, phát huy di sản này được các nghệ nhân chung tay góp sức thông qua các lớp hay câu lạc bộ truyền dạy đờn ca tài tử miễn phí. Từ cái nôi này, nhiều em nhỏ, bạn trẻ đã trở thành nghệ nhân thế hệ sau lan tỏa nét văn hóa đặc sắc.

Đều đặn từ 18g30 đến 20g30 các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6, căn phòng ở Trung tâm văn hóa thành phố Cần Thơ lại vang lên tiếng đờn tiếng ca tài tử và cả tiếng cười ấm áp. Học viên ở đây đến từ nhiều độ tuổi, công việc, ngành nghề khác nhau. Bất kỳ ai yêu thích bộ môn này đều có thể đăng ký đến lớp học.

Lớp học này được Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Kiều Nga, Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô mở đã gần 6 năm. NNƯT Kiều Nga chia sẻ, để truyền dạy nghề đến từng học viên, cô chia theo nhóm dành cho người mới học và nhóm dành cho người có kiến thức về đờn ca tài tử.

NNƯT Kiều Nga chia sẻ: "Theo cách dạy của tôi từ trước giờ, tôi dạy theo căn bản rồi mọi người phải hát được những bài bản cải lương, bài Bắc, bài Nam… rồi tất cả những điệu lý. Tôi sẽ dạy từ bài nhỏ cho đến bài lớn, từ đó mình dần dần mới dạy 20 bài bản Tổ của đờn ca tài tử. Bởi vì 20 bài bản Tổ này rất là khó hát".

Yêu thích nghệ thuật đờn ca tài tử đã lâu, nay có dịp học cùng NNƯT Kiều Nga, ông Thạch Quốc Hùng, sống tại quận Ninh Kiều và anh Lê Quốc Thái, sống tại huyện Phong Điền cùng cho biết, sau mỗi buổi học, họ biết rõ hơn về cách lấy hơi, ca sao cho mượt mà, cảm thấy rất thích vì thỏa mãn được niềm đam mê từ tấm bé.

"Khi tôi đi nghe người ta ca tôi thấy hay và thích, nên tôi xin vào lớp này tập. Tôi cũng học hỏi thêm những gì thuộc về dân tộc của mình", ông Hùng chia sẻ.

Anh Lê Quốc Thái cho biết: "Tôi tập từ năm 2019 vì đam mê và vui. Mọi người ở đây rất vui, đi học cũng được thư giãn, có kinh nghiệm khi đi hát, đó là điều tôi không thể bỏ được".

Cùng đưa nghệ thuật đờn ca tài tử đến nhiều người, NNƯT Ái Hằng dành thời gian vào tối thứ 5 và chủ nhật hàng tuần đến Nhà Văn hóa thiếu nhi quận Ninh Kiều tham gia lớp dạy ca cho những học viên thân yêu. Bất kỳ ai khi hòa mình vào không gian lớp học đều bị thu hút bởi thanh âm từ chiếc đờn kìm, xen kẽ là tiếng gõ nhịp của nhạc cụ song loan. Hòa điệu vào đó là những lời ca trong các bài bản tổ do NNƯT Ái Hằng hòa giọng cùng các học viên từ vài tuổi đến hơn 70 tuổi.

NNƯT Ái Hằng cho biết, gần 30 năm theo nghề, phân nửa thời gian cô gắn bó với các lớp dạy đờn ca tài tử miễn phí cho cộng đồng. Các lớp này do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức, cũng có những lớp do các câu lạc bộ đờn ca tài tử hoặc các nhóm mộ điệu tự tổ chức… Bất kỳ ai có đam mê tìm hiểu, được học ca tài tử, Ban tổ chức các lớp học đều chào đón gia nhập, trong đó những bạn trẻ, đặc biệt các em nhỏ là đối tượng được ưu ái nhiều nhất.

NNƯT Ái Hằng nói: "Tôi đi đến đâu, đến nơi nào, tôi cũng chú ý để tìm tòi, phát hiện những nhân tố và truyền lửa đam mê qua cho các bé. Tôi cũng tạo sân chơi cho các con trải nghiệm, giao lưu, học hỏi và thi tất cả các cuộc thi, liên hoan. Từ thực tế, các con sẽ có tinh thần, động lực để cùng cô tiếp lửa cho nhiều bạn hơn".

Tiếp lửa cho các em còn có những trái tim đam mê tài tử là ông bà, cha mẹ. Lớp học nhiều khi chưa đến 10 em nhỏ mà có em lại đến từ những quận/huyện ngoại thành như Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Ô Môn… Gia đình không ngại đường xa, chỉ mong con trẻ ca được các bài đờn ca tài tử vốn đã thấm sâu vào lòng người dân Tây Nam bộ.

Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, của các trò chơi ảo trên mạng, các em nhỏ dễ bị cuốn theo. Ngày càng ít những bạn nhỏ, bạn trẻ chịu tìm hiểu, theo học, đam mê các nghệ thuật truyền thống nói chung, đờn ca tài tử nói riêng. Do đó, những bạn đến với lớp học được coi là những hạt mầm, vừa để nuôi dưỡng phát triển, vừa để lan tỏa đến cộng đồng, để phong trào đờn ca tài tử ngày càng mở rộng trong nhịp sống hiện đại.

Việc truyền nghề từ các lớp học đờn ca tài tử mang lại hiệu quả khá khả quan khi được lồng ghép vào các chương trình xúc tiến du lịch của thành phố. Tại các điểm du lịch trọng điểm như Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng… thường xuyên có các chương trình đờn ca tài tử, giao lưu cùng du khách vừa mang đến sự thú vị, mới mẻ cho du khách, vừa là cơ hội để các học viên trau dồi khả năng của mình. 

Em Nguyễn Ngọc Như Phúc, sống tại quận Ninh Kiều tham gia lớp học nói: "Con học cũng được 3 – 4 năm rồi, con thấy những âm điệu ở đây rất là du dương và con rất thích. Ngoài bài Oán thì con còn thích những bài lý, những bài vọng cổ, thường con hay đi giao lưu ở dưới bến Ninh Kiều hoặc là con tham gia văn nghệ trên lớp. Khi con ca xong, các bạn đều vỗ tay khiến con rất phấn khởi".

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được giảng viên sáng tạo, làm mới bằng tính “ngẫu hứng”, “biến hóa lòng bản” trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bài nhạc cổ cho 4 điệu (gồm 6 bài Bắc, 3 bài Nam và 4 bài Oán) ở cả ca từ lẫn cách truyền dạy và cách ứng dụng các nền tảng mạng xã hội, đã mang đến sự hứng khởi cho học viên, nhất là giới trẻ. Tin rằng, với tình yêu sẵn có, thông qua các lớp học, thế hệ trẻ sẽ tiếp nối hành trình bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử, đưa tiếng đờn – lời ca ngày một vang xa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người
Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người

VOV.VN - Phát triển văn hóa, đổi mới tư duy về văn hóa không phải ở đâu xa, mà bắt đầu trước hết từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội - thông qua việc tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.

Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người

Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người

VOV.VN - Phát triển văn hóa, đổi mới tư duy về văn hóa không phải ở đâu xa, mà bắt đầu trước hết từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội - thông qua việc tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.

Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch
Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch

VOV.VN - Từ ngày 28-30/10, nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước Lào sẽ diễn ra Boun Suanghuea – Lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho hàng loạt lễ hội khác sau 3 tháng mùa chay.

Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch

Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch

VOV.VN - Từ ngày 28-30/10, nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước Lào sẽ diễn ra Boun Suanghuea – Lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho hàng loạt lễ hội khác sau 3 tháng mùa chay.

Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài
Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài

VOV.VN - Thầy giáo, họa sĩ Trần Anh Tuấn vinh dự được tham gia Ngày Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới. Với anh đó chính là cơ hội để quảng bá, giới thiệu dòng tranh độc đáo của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Qua các tác phẩm nghệ thuật và trải nghiệm làm sơn mài, anh mong muốn đưa loại hình nghệ thuật này như một "nhịp cầu văn hóa" nối Việt Nam với bạn bè các nước.

Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài

Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài

VOV.VN - Thầy giáo, họa sĩ Trần Anh Tuấn vinh dự được tham gia Ngày Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới. Với anh đó chính là cơ hội để quảng bá, giới thiệu dòng tranh độc đáo của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Qua các tác phẩm nghệ thuật và trải nghiệm làm sơn mài, anh mong muốn đưa loại hình nghệ thuật này như một "nhịp cầu văn hóa" nối Việt Nam với bạn bè các nước.