Họp báo Indonesia-Trung Quốc: ASEAN muốn đạt được COC hiệu quả, thực chất và khả thi

VOV.VN - Tình hình Myanmar và tăng cường các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là những vấn đề được đề cập trong cuộc họp báo chung giữa Ngoại trưởng Indonesia Retno Masurdi và người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương ở Jakarta (Indonesia). 

Đây là chuyến thăm đầu tiên tới khu vực của ông Tần Cương kể từ khi đảm nhận vị trí Ngoại trưởng Trung Quốc vào cuối năm 2022.

Phát biểu tại buổi họp báo, Ngoại trưởng Retno đánh giá cao sự ủng hộ của Trung Quốc đối với kế hoạch đồng thuận 5 điểm của ASEAN, cho rằng đây là tài liệu tham khảo chính cho ASEAN để giúp Myanmar thoát khỏi các cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

Các quốc gia Đông Nam Á hiện mong muốn có nhiều bước tiến hơn nữa trong việc thực hiện kế hoạch đồng thuận 5 điểm của ASEAN. Bà Retno cho biết, với tư cách chủ tịch ASEAN, Indonesia sẽ hợp tác với tất cả các bên ở Myanmar, hướng tới mục tiêu thúc đẩy một cuộc đối thoại quốc gia toàn diện tại Myanmar.

Với tư cách Chủ tịch ASEAN, Indonesia cũng sẽ tăng cường các cuộc đối thoại để sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông. Indonesia đang chuẩn bị tổ chức một vòng đàm phán về COC trong năm nay, với các cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra vào tháng 3 tới. Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh, ASEAN muốn đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông hiệu quả, thực chất và khả thi.

Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhấn mạnh: “Trung Quốc và Indonesia sẽ hợp tác với các nước ASEAN khác để thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đẩy nhanh tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Ngoại trưởng Tần Cương cũng cho rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới và cạnh tranh  giữa các cường quốc không nên xảy ra tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các nước trong khu vực cũng không nên bị buộc phải chọn bên. Indonesia và các quốc gia ASEAN khác sẽ đưa ra những đánh giá và lựa chọn độc lập, dựa trên lợi ích cơ bản là ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

Đây là chuyến thăm đầu tiên tới khu vực của ông Tần Cương kể từ khi đảm nhận vị trí Ngoại trưởng Trung Quốc vào cuối năm ngoái. Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết, cuộc họp lần thứ tư của Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương (JCBC) giữa Trung Quốc và Indonesia nằm trong chương trình nghị sự ưu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến Indonesia. Cuộc họp tập trung vào các nỗ lực chung nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Indonesia-Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực thương mại và đầu tư, cơ sở hạ tầng, hàng hải, y tế, kết nối và giao lưu nhân dân. Hai Bộ trưởng Ngoại giao dự kiến trao đổi về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines: Mỹ tiếp cận 4 căn cứ mới không làm gia tăng căng thẳng Biển Đông
Philippines: Mỹ tiếp cận 4 căn cứ mới không làm gia tăng căng thẳng Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Philippines Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr cho biết việc nước này cho phép quân đội Mỹ tiếp cận với 4 căn cứ mới theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) không phải là hành vi khiêu khích, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Philippines: Mỹ tiếp cận 4 căn cứ mới không làm gia tăng căng thẳng Biển Đông

Philippines: Mỹ tiếp cận 4 căn cứ mới không làm gia tăng căng thẳng Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Philippines Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr cho biết việc nước này cho phép quân đội Mỹ tiếp cận với 4 căn cứ mới theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) không phải là hành vi khiêu khích, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Australia - Pháp làm mới quan hệ, phản đối “bắt nạt và gây bất ổn” trên Biển Đông
Australia - Pháp làm mới quan hệ, phản đối “bắt nạt và gây bất ổn” trên Biển Đông

VOV.VN - Quan hệ giữa Australia và Pháp đã bước qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hợp tác mới trong lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao.

Australia - Pháp làm mới quan hệ, phản đối “bắt nạt và gây bất ổn” trên Biển Đông

Australia - Pháp làm mới quan hệ, phản đối “bắt nạt và gây bất ổn” trên Biển Đông

VOV.VN - Quan hệ giữa Australia và Pháp đã bước qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hợp tác mới trong lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao.

Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông
Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 4/11/2021, Cameron Aljilani - chỉ huy một tàu ngầm của hải quân Mỹ, cùng 2 người khác đã bị cách chức sau khi có cuộc điều tra về tai nạn tàu ngầm vào ngày 2/10.

Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông

Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 4/11/2021, Cameron Aljilani - chỉ huy một tàu ngầm của hải quân Mỹ, cùng 2 người khác đã bị cách chức sau khi có cuộc điều tra về tai nạn tàu ngầm vào ngày 2/10.

Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông
Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 24/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamal Harris nói rằng Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" và "hăm dọa" ở Biển Đông, đồng thời bà cam kết rằng Washington sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông

Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 24/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamal Harris nói rằng Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" và "hăm dọa" ở Biển Đông, đồng thời bà cam kết rằng Washington sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông
Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông

VOV.VN - Nhóm tàu tấn công của hàng không mẫu hạm Anh đã tới vùng biển châu Á. Lo ngại sự hiện diện của hải quân Anh ở Biển Đông, truyền thông Trung Quốc đã dùng lời lẽ nặng nề để đề cập sự triển khai này, coi đây là bằng chứng khẳng định vai trò của Anh làm "tay chân" cho Mỹ.

Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông

Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông

VOV.VN - Nhóm tàu tấn công của hàng không mẫu hạm Anh đã tới vùng biển châu Á. Lo ngại sự hiện diện của hải quân Anh ở Biển Đông, truyền thông Trung Quốc đã dùng lời lẽ nặng nề để đề cập sự triển khai này, coi đây là bằng chứng khẳng định vai trò của Anh làm "tay chân" cho Mỹ.