Diễn viên Đức Khuê: Chất hài toát ra từ gương mặt “nhăn nhó, đau khổ“

VOV.VN - Đức Khuê sở hữu 1 gương mặt có phần “đau khổ” nhưng duyên nghề lại đưa đẩy anh đến với những vai diễn hài hước, lại là thứ hài hước rất ý nhị, sâu sắc.

Nhiều khán giả hẳn còn nhớ về một anh Hải (do Đức Khuê thủ vai) trong “Hoa đào ngày Tết” vì mải mê công việc nên có tuổi mà vẫn chưa lấy được vợ. Trước sự thúc giục của bố mẹ già ngày Tết đến, Hải đã thuê một cô gái "bán hoa" sống cùng khu tập thể giả làm bạn gái để đối phó. Phim có nhiều tình tiết gây cười nhưng mang một thông điệp đậm chất nhân văn khi mở ra một con đường hoàn lương cho một cô gái "bán hoa".

Diễn viên Đức Khuê trong "Hoa đào ngày Tết".

Với lối diễn không cầu kỳ, nặng nề, như thể anh chỉ cần xuất hiện là đã gây cười, Đức Khuê là gương mặt được yêu thích trong nhiều bộ phim Tết những năm trước đây. Anh coi đó là vinh dự, là một sự may mắn khi được đem đến niềm vui cho khán giả mỗi dịp xuân về.

Vắng mặt trong các bộ phim Tết năm nay nhưng Đức Khuê vẫn mang lại tiếng cười ý nghĩa cho khán giả theo những cách khác.

Gặp Đức Khuê vào những ngày cuối cùng của năm cũ Mậu Tuất tất bật, nam diễn viên vẫn không tiếc thời gian tiếp chuyện và chia sẻ với phóng viên VOV.VN những câu chuyện đời, chuyện nghề thú vị.

Cuộc tình tay 3 với cả sân khấu và điện ảnh

PV: Đã lâu khán giả không được xem phim, đặc biệt là phim Tết có sự tham gia diễn xuất của anh. Phải chăng thời gian vừa qua Đức Khuê đã ưu ái cho sân khấu hơn là điện ảnh?

Đức Khuê: Thực ra mình xuất thân là diễn viên kịch nhưng mình yêu sân khấu và điện ảnh như nhau. Đối với Đức Khuê, 2 tình yêu đó không cái nào quan trọng hơn cái nào bởi cả 2 đều đem lại cho mình những thành công nhất định.

Là người trong nghề, mình hiểu hơn ai hết những khó khăn của sân khấu bây giờ khi lượng khán giả đến với các sân khấu kịch ngày càng thưa thớt, có thể là vì lý do chủ quan, nhưng cũng có thể là vì lý do khách quan.

Nhưng dù vì lý do gì, các anh em nghệ sỹ một khi đã say nghề vẫn tiếp tục cố gắng. Như mới đây, Nhà hát Tuổi Trẻ dựng một tác phẩn của Chekhov có tên “Cậu Vanya” mà Đức Khuê được nhận vai chính. Khán giả vẫn đến xem, có những người đến xem 2 đến 3 lần. Đó là một tín hiệu rất vui với những người làm sân khấu, đó là việc mình vẫn còn những khán giả nhất định, dù không đông như ngày xưa nhưng đủ để duy trì nghiệp diễn và đam mê.

Đức Khuê trong "Cậu Vanya".

PV: Hai “tình yêu” của anh có bao giờ mâu thuẫn với nhau?

Đức Khuê: Làm sân khấu hay điện ảnh cũng đều là lao động nghệ thuật. Sân khấu như một thánh đường với người diễn viên. Nó có cái hay riêng bởi sự biến hóa và cũng có cái khó bởi không phải ai cũng đứng được 2 tiếng trên sân khấu. Thế nhưng sân khấu chỉ ở trong phạm vi nhỏ, không có sức lan tỏa như truyền hình.

Điện ảnh và truyền hình giúp người diễn viên tiếp cận với khán giả nhanh hơn, nhiều hơn, gần gũi hơn, bên cạnh đó, chúng tôi vẫn được làm việc, lao động sáng tạo trong môi trường diễn xuất rất là tốt.

Đặc biệt với các bạn diễn viên trẻ, điện ảnh là cơ hội để các bạn ấy được tiếp cận với khán giả, được thấy mình có giá trị hơn chứ không bị vùi ở sân khấu, mãi chẳng ai biết để rồi tài năng bị thui chột, ít người biết tới thì rất phí. Bởi tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời người chỉ có hạn mà các bạn ý lại không được bay nhảy thì thật đáng tiếc.

Vì thế, bất cứ diễn viên nào cũng không nên bị bó buộc với sân khấu. Ai có tài có thể nhảy sang điện ảnh, truyền hình.

Thuần Việt mới tạo nên giá trị khác biệt

PV: Dù trên sân khấu hay trong phim, điều khán giả nhớ nhất về anh là gương mặt và lối diễn bi mà hài, trông lúc nào cũng nhăn nhó, đau khổ nhưng lại khiến khán giả bật cười. Điều gì đã giúp anh xây dựng được một hình tượng Đức Khuê như thế?

Đức Khuê: Thật ra cũng một phần do may mắn khi trước đây Khuê được tham gia nhiều phim Tết mà đến bây giờ mọi người vẫn nhớ. Mà hài Tết thì rất dễ đi vào lòng người, dễ gây ấn tượng bởi trong cuộc sống, mọi người lúc nào cũng cần niềm vui, Ai cũng muốn được vui vẻ, khỏe mạnh, nhất là vào dịp Tết, giúp cho tinh thần phấn khích để bắt đầu một năm mới công việc ổn định hanh thông.

Anh em nghệ sỹ mình cũng vậy, đầu năm lúc nào cũng đem đến niềm vui, tiếng cười cho khán giả, vì thế anh chị em nghệ sỹ hay làm phim hài vào dịp Tết.

PV: Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng hài Tết bây giờ “thượng vàng, hạ cám” đủ cả, nhiều khi phá vỡ những thuần phong mỹ tục, không còn truyền tải những thông điệp nhân văn như “May ơi là may” hay “Hoa đào ngày Tết” của anh xưa kia. Anh nghĩ thế nào về ý kiến này?

Đức Khuê: Thật ra làm phim hài Tết thời nào cũng vậy, người nghệ sỹ đều muốn đưa vào đó giá trị nhân văn nhưng mỗi người có một cách nhìn và cách làm.

Người nghệ sỹ lúc nào cũng muốn làm ra một cái gì đó khác biệt, thể hiện sáng tạo riêng của mình. Nhưng nếu làm quá lên, để điều gì đó sa đà và vượt quá giới hạn cho phép, thì nó sẽ bị nhìn nhận ở một góc độ khác, lệch lạc.

Chẳng cứ phim hài mà bất cứ thể loại phim nào cũng vậy, nếu cứ bị lai căng, Tây hóa, không phù hợp với văn hóa và tâm hồn Việt Nam thì đều khiến người xem cảm thấy kệch cỡm.

PV: Vậy anh đề cao yếu tố nào trong làm phim?

Đức Khuê: Thuần Việt và Việt hóa càng nhiều càng tốt, đó là điều mà tôi thích.

Như hồi tham gia dự án phim “Em là bà nội của anh”, tôi có biết đó là bản remake đâu. Khi được mời, tôi phải thốt lên: “Ôi trời kịch bản nào mà hay thế”. Sau khi tham gia, Hồng Anh mới nói với tôi: “Ô anh Khuê không biết à, đây là bản remake, bản làm lại của nước ngoài, anh có cần coi bản gốc không”. Nhưng tôi bảo “Không, anh không cần, anh không coi đâu xong rồi lại bị ám ảnh”.

Đức Khuê và các diễn viên trong "Em là bà nội của anh".

Rồi tôi mới quay sang nói chuyện với đạo diễn nhưng bạn ấy nói rằng bản remake đó sẽ được Việt hóa rất nhiều, từ nhạc Trịnh Công Sơn đến các câu chuyện cuộc sống rất Việt Nam.

Đạo diễn lại hỏi tôi có muốn xem bản gốc không và tôi vẫn trả lời: “Không, anh không cần phải xem gì cả, anh chỉ cần cảm nhận câu chuyện kịch thôi”. Và đến giờ tôi vẫn chưa xem bản gốc “Em là bà nội của anh”.

Họ phải đàm phán rất nhiều với đối tác nước ngoài để đưa vào những yếu tố đó mà vẫn giữ nguyên cốt truyện. Y như rằng, Phan Gia Linh đã cho ra một bộ phim rất Việt Nam, khán giả xem rất thích.

Tết 4.0 và “thờ cúng online”

PV: Được biết dù không có phim Tết, anh vẫn đang tham gia vào các dự án phim hài. Anh có thể chia sẻ gì về những dự án này?

Đức Khuê: Thật ra năm qua mình chỉ có 2 dự án phim, trong đó có 1 dự án phim sitcom là “Gia đình 4.0” với nội dung về những mâu thuẫn trong đời sống gia đình.

Điều tôi thích khi tham gia dự án này vì nó là phim sitcom “Made in Việt Nam” hoàn toàn, có thể nói là thuần Việt. Nó đề cập những câu chuyện thực tế diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính những gia đình Việt hiện nay nhưng theo một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.

“Gia đình 4.0” sắp tới sẽ đưa thêm nhiều vấn đề công nghệ vào, những câu chuyện gắn liền với thời đại 4.0 như là “thờ cúng online” hay là chuyện các thành viên trong gia đình “nghiện” điện thoại mà quên mất giao tiếp hàng ngày với nhau, những câu chuyện rất gần gũi với mỗi người Việt Nam thời đại này.

PV: Gia đình anh liệu có 4.0 như vậy không?

Đức Khuê: Tất nhiên, mình làm sao mà thoát khỏi guồng quay đó (cười).

Đức Khuê dí dỏm chia sẻ về chuyện gia đình và công việc.

PV: Vậy gia đình anh có đón một cái tết 4.0 không, hay vẫn giữ được cái Tết truyền thống?

Đức Khuê: Cuộc sống hiện đại thực ra rất tiện lợi. Cái gì cũng có công nghệ hỗ trợ, từ mua sắm đến mọi thứ dịch vụ đều online nên mọi việc đều được giải quyết nhanh chóng. Hai vợ chồng mình vẫn đi làm và tranh thủ thời gian rảnh rỗi để đi mua sắm cho ngày Tết.

Thật ra xu hướng chung là Tết truyền thống đang bị mai một dần và không còn tạo cho các con cảm giác háo hức như mình ngày xưa. Ngày xưa, Tết mới là lúc được nghỉ, được chơi, được ăn nhiều món ngon, được mặc quần áo mới và nhiều thức khác. Nhưng bây giờ các con có vẻ đầy đủ hơn nên cũng không còn mong chờ cái Tết như ngày xưa, chính vì thế mà Tết cứ mai một dần. Đến cả những chuyến du xuân hay đi lễ chùa, đi chơi cùng gia đình thì hầu như bây giờ các con đều muốn tách ra.

Thực ra ở gia đình mình, mình cũng phải ép một chút để các con vẫn giữ truyền thống như đến chúc Tết ông bà, thăm họ hàng người thân. Mùng 1 cả nhà tôi thường đi thăm ông bà 2 bên nội ngoại rồi đi lễ chùa, sau đó đi ăn Tết ở các nhà họ hàng.

PV: Kỷ niệm anh nhớ nhất về Tết xưa là gì?

Đức Khuê: Tôi sinh ra vào những năm tháng chiến tranh ác liệt, năm 1968. Cả tuổi thơ tôi, đến tận năm 7 tuổi vẫn là chiến tranh, bố đi công tác, Tết nhất chỉ có mấy mẹ con ở nhà nên thèm một cái Tết đoàn viên.

Hòa bình lập lại, năm tôi 9 tuổi, bố tôi mới đi công tác trở về và cái Tết năm 1977 ấy là cái Tết đông đủ nhất, hạnh phúc nhất.

Tôi vẫn còn nhớ được bố chở đi mua sắm đồ Tết, xuống tận Bình Đà để mua bánh pháo. Thời ấy vẫn còn cho đốt pháo, mà những cậu bé con như tôi thời ấy cũng chỉ thích nhất là đốt pháo. Nhiều nhà lúc đó còn tự cuốn bánh pháo, có người đổ xi không cẩn thận mà bị mất cả tay. Sau này biết sợ pháo, biết pháo là nguy hiểm nhưng kỷ niệm là kỷ niệm, cảm giác lần đầu được bố đưa đi chơi và mua sắm Tết cứ in đậm mãi trong tâm trí tôi.

Cảm ơn anh về những chia sẻ hết sức thú vị với độc giả VOV.VN. Chúc anh và gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NSƯT Trần Lực dựng kịch phi lý để đo độ “nhiệt” của khán giả
NSƯT Trần Lực dựng kịch phi lý để đo độ “nhiệt” của khán giả

VOV.VN-Cho là thật phi lý khi than thở rằng, khán giả quay lưng với kịch khi không cho họ cái mới, Trần Lực “dũng cảm” dựng vở kịch phi lý đầu tiên ở Việt Nam.

NSƯT Trần Lực dựng kịch phi lý để đo độ “nhiệt” của khán giả

NSƯT Trần Lực dựng kịch phi lý để đo độ “nhiệt” của khán giả

VOV.VN-Cho là thật phi lý khi than thở rằng, khán giả quay lưng với kịch khi không cho họ cái mới, Trần Lực “dũng cảm” dựng vở kịch phi lý đầu tiên ở Việt Nam.

Đức Khuê tiết lộ bí quyết “trốn nhậu” cuối năm
Đức Khuê tiết lộ bí quyết “trốn nhậu” cuối năm

VOV.VN - Những bàn tiệc ngập bia rượu là nơi anh em, bạn bè tụ tập chào năm cũ, đón năm mới. Nghệ sĩ Đức Khuê làm cách nào để tránh tình trạng quá chén?

Đức Khuê tiết lộ bí quyết “trốn nhậu” cuối năm

Đức Khuê tiết lộ bí quyết “trốn nhậu” cuối năm

VOV.VN - Những bàn tiệc ngập bia rượu là nơi anh em, bạn bè tụ tập chào năm cũ, đón năm mới. Nghệ sĩ Đức Khuê làm cách nào để tránh tình trạng quá chén?

Quang Thắng, Đức Khuê, Minh Hoà trở thành “Những người nhiều chuyện“
Quang Thắng, Đức Khuê, Minh Hoà trở thành “Những người nhiều chuyện“

VOV.VN - Sau khi "Sống chung với mẹ chồng" kết thúc, bộ phim hài "Những người nhiều chuyện" sẽ ra mắt khán giả với những tình tiết nhẹ nhàng, duyên dáng.

Quang Thắng, Đức Khuê, Minh Hoà trở thành “Những người nhiều chuyện“

Quang Thắng, Đức Khuê, Minh Hoà trở thành “Những người nhiều chuyện“

VOV.VN - Sau khi "Sống chung với mẹ chồng" kết thúc, bộ phim hài "Những người nhiều chuyện" sẽ ra mắt khán giả với những tình tiết nhẹ nhàng, duyên dáng.

Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ được sử dụng Nhà hát VOV miễn phí
Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ được sử dụng Nhà hát VOV miễn phí

VOV.VN - Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ mong muốn chia sẻ khó khăn của các nghệ sỹ với tư cách là 1 hội viên và cũng là 1 đồng nghiệp.

Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ được sử dụng Nhà hát VOV miễn phí

Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ được sử dụng Nhà hát VOV miễn phí

VOV.VN - Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ mong muốn chia sẻ khó khăn của các nghệ sỹ với tư cách là 1 hội viên và cũng là 1 đồng nghiệp.

Phi lý tột độ khiến vở kịch Nữ ca sỹ hói đầu hấp dẫn từng khoảnh khắc
Phi lý tột độ khiến vở kịch Nữ ca sỹ hói đầu hấp dẫn từng khoảnh khắc

VOV.VN-Không cốt truyện, không cao trào, kịch phi lý “Nữ ca sỹ hói đầu” của tác giả người Pháp được NSƯT Trần Lực chấm phá những nét Việt vô cùng hấp dẫn.

Phi lý tột độ khiến vở kịch Nữ ca sỹ hói đầu hấp dẫn từng khoảnh khắc

Phi lý tột độ khiến vở kịch Nữ ca sỹ hói đầu hấp dẫn từng khoảnh khắc

VOV.VN-Không cốt truyện, không cao trào, kịch phi lý “Nữ ca sỹ hói đầu” của tác giả người Pháp được NSƯT Trần Lực chấm phá những nét Việt vô cùng hấp dẫn.