Mẹ đẻ 'Làng Vũ Đại ngày ấy' – Nhà văn Đoàn Lê từ giã cõi trần

VOV.VN - Nhà văn, nhà biên kịch, họa sỹ, diễn viên, đạo diễn Đoàn Lê đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 15h30 ngày 6/11 tại Hà Nội do bị đột quỵ và hôn mê sâu.

Nhà văn Đoàn Lê, tên thật là Đoàn Thị Lê, sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Năm 1962, tốt nghiệp lớp Diễn viên (khóa I) Trường Điện ảnh Việt Nam, bà về công tác tại Hãng phim Truyện và tham gia diễn xuất trong phim Quyển vở sang trang (1975) của đạo diễn Nguyễn Ngọc Chung.

Từ năm 1966 – 1977 bà công tác tại Xưởng Thiết kế Mỹ thuật của hãng phim Truyện. Thầy giáo của bà là hai danh họa nổi tiếng Dương Bích Liên và Bùi Xuân Phái. Những tác phẩm hội họa của bà sau đó đã được trưng bày cùng các họa sỹ tên tuổi tại các triển lãm trang trọng ở Hà Nội và Hải Phòng.

Văn sĩ Đoàn Lê

Sau đó, từ năm 1977, bà chuyển về làm công tác biên kịch. Bà từng giữ chức Trưởng phòng Biên kịch Hãng phim truyện Việt Nam. Đồng thời, Đoàn Lê cũng là tác giả của nhiều kịch bản phim Truyện nhựa Bình minh xôn xaoCha và conLàng Vũ Đại ngày ấyNgày về và 2 tập phim Truyện video Vua Minh MạngNgười cầu may.

Đoàn Lê là nghệ sĩ đa tài, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: văn chương, điện ảnh, hội họa. Bà là tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Cuốn gia phả để lại, đã nhận được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Một số tiểu thuyết nổi bật khác của bà như: Lão già tâm thần (1993), Người đẹp và đức vua (1991)... Loạt truyện ngắn: Trinh tiết xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Người đẹp xóm Chùa... cũng để lại nhiều dấu ấn.

Bà là nhân vật được nhắc đến trong bài hát Chị tôi được nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc, thơ của Đoàn Thị Thảo, em gái nhà văn Đoàn Lê kể về cuộc đời của bà. Nhà văn Đoàn Lê trải qua nhiều truân chuyên. Bà kết hôn hai lần nhưng đều đổ vỡ. Con trai bà mất sớm, để lại cho bà hai cháu nội. Bà sống cùng con gái ở Hà Nội.

Trong câu thơ có viết: “Ngày chị sinh trời cho làm thơ/ Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở/ Cho làm một câu hát cổ/ Để người lý lơi/ Vấn vương với sợi tơ trời/ Tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan". Nhà văn Hồ Anh Thái từng viết: "Hẳn là số phận mượn tay bút chị Tảo để viết những câu thơ như ám vào như vận vào đời chị Lê".

Tang lễ của nữ nhà văn Đoàn Lê tổ chức vào hồi 12h00 thứ sáu ngày 10/11/2017 tại nhà tang lễ Phùng Hưng, Hà Nội. Lễ viếng từ 12h00 đến 13h30. Lễ di quan lúc 13h30. An táng tại Đài Hóa thân hoàn vũ Văn Điển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cá kho làng Vũ Đại: 10.000 niêu vẫn lo cháy hàng
Cá kho làng Vũ Đại: 10.000 niêu vẫn lo cháy hàng

Sẽ có khoảng 10.000 niêu cá kho ở làng Vũ Đại được chuẩn bị cho dịp Tết năm nay, tăng 40% so với năm ngoái.

Cá kho làng Vũ Đại: 10.000 niêu vẫn lo cháy hàng

Cá kho làng Vũ Đại: 10.000 niêu vẫn lo cháy hàng

Sẽ có khoảng 10.000 niêu cá kho ở làng Vũ Đại được chuẩn bị cho dịp Tết năm nay, tăng 40% so với năm ngoái.

Cá kho Bá Kiến - đặc sản của Làng Vũ Đại dịp Tết cổ truyền
Cá kho Bá Kiến - đặc sản của Làng Vũ Đại dịp Tết cổ truyền

VOV.VN - Mỗi dịp Tết cổ truyền cận kề, Làng Vũ Đại lại nhộn nhịp với nghề làm cá kho, phục vụ thực khách cả nước.

Cá kho Bá Kiến - đặc sản của Làng Vũ Đại dịp Tết cổ truyền

Cá kho Bá Kiến - đặc sản của Làng Vũ Đại dịp Tết cổ truyền

VOV.VN - Mỗi dịp Tết cổ truyền cận kề, Làng Vũ Đại lại nhộn nhịp với nghề làm cá kho, phục vụ thực khách cả nước.

Gặp lại diễn viên đóng vai Thị Nở sau 35 năm công chiếu 'Làng Vũ Đại ngày ấy'
Gặp lại diễn viên đóng vai Thị Nở sau 35 năm công chiếu 'Làng Vũ Đại ngày ấy'

Diễn viên Đức Lưu – người thủ vai Thị Nở trong phim ‘Làng Vũ Đại ngày ấy’ ở tuổi 80 vẫn rất đẹp và phúc hậu.

Gặp lại diễn viên đóng vai Thị Nở sau 35 năm công chiếu 'Làng Vũ Đại ngày ấy'

Gặp lại diễn viên đóng vai Thị Nở sau 35 năm công chiếu 'Làng Vũ Đại ngày ấy'

Diễn viên Đức Lưu – người thủ vai Thị Nở trong phim ‘Làng Vũ Đại ngày ấy’ ở tuổi 80 vẫn rất đẹp và phúc hậu.